Ngân hàng ‘chắc tay’, người dân khát vốn
Nhu cầu vay tiêu dùng cuối năm của người dân đang dần tăng cao, việc tiếp cận vốn tại các ngân hàng lại khó khăn, trong khi mạng lưới công ty tài chính tiêu dùng vẫn hẹp và thị phần quá nhỏ, nên khó có thể giải ‘cơn khát về vốn’ cho người dân.
Theo chuyên gia tài chính – ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, tình trạng tín dụng đen tồn tại nhiều năm chưa được xử lý dứt điểm là do hệ thống ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của người dân.
Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, cách tốt nhất để ngăn chặn tín dụng đen là phát triển thị trường tài chính tiêu dùng chính thức, nhất là phát triển mạnh mẽ các công ty tài chính tiêu dùng. Khi các công ty này phát triển sẽ mang lại cho người dân cơ hội tiếp cận vốn dễ dàng hơn, nhất là đối với nhóm khách hàng thu nhập thấp, “dưới chuẩn” của ngân hàng.
Nông thôn và vùng sâu, vùng xa vẫn “trắng” tín dụng tiêu dùng
Những năm gần đây, ngày càng nhiều công ty tài chính tiêu dùng gia nhập thị trường, góp phần ngăn chặn tín dụng đen, giải tỏa phần nào cơn khát vốn của khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, quy mô và thị phần tín dụng tiêu dùng nói chung cũng như của những công ty tài chính tiêu dùng nói riêng ở nước ta còn khá nhỏ.
Cụ thể, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tín dụng tiêu dùng mới chiếm tỷ trọng 8% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống. Trong đó, các ngân hàng chiếm tới 85% tổng dư nợ (chủ yếu cho vay mua nhà, sửa nhà, mua xe… có tài sản đảm bảo, nhắm vào các khách hàng đạt chuẩn). Các công ty tài chính tiêu dùng chỉ chiếm thị phần 4 – 5% trong tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng, chủ yếu nhắm vào khách hàng “dưới chuẩn”.
Điều này cho thấy, số lượng khách hàng dưới chuẩn không tiếp cận được vốn ở kênh chính thức còn lớn và đây là nguyên nhân khiến tín dụng đen có đất sống.
Video đang HOT
TS. Lưu Bích Hồ, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc ngày càng nhiều công ty tài chính tiêu dùng là tín hiệu tốt đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay, các công ty tài chính mới chỉ tập trung tại địa bàn thành thị, trong khi tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn “trắng” tín dụng tiêu dùng cho khách hàng dưới chuẩn.
“Các công ty tài chính nên mở rộng mạng lưới khách hàng, phục vụ cả các đối tượng ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa để người dân được tiếp cận kênh tín dụng chính thức. Nếu không, người dân vùng sâu, vùng xa sẽ tiếp tục mắc bẫy tín dụng đen. Dĩ nhiên, nhu cầu vay vốn tiêu dùng của người dân nông thôn là không nhiều, song nếu tín dụng tiêu dùng không đi trước, không đóng vai trò kích cầu tiêu dùng, thì sức mua của nền kinh tế sẽ tiếp tục ỳ ạch”, TS. Hồ khuyến cáo.
Đồng tình với ý kiến trên, TS. Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng, việc giúp các công ty tài chính đẩy mạnh mở rộng mạng lưới ở địa phương là yếu tố quan trọng trong quá trình ngăn tín dụng đen. “Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam có mức tăng trưởng bình quân 20%/năm, nhưng dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân mới xấp xỉ 1,5 triệu đồng/người. Con số này quá thấp so với thế giới, chứng tỏ cho vay tiêu dùng của Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển”, chuyên gia này nhấn mạnh.
Theo nhận định của TS. Lê Xuân Nghĩa, tín dụng tiêu dùng sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, để tín dụng tiêu dùng phát triển đúng hướng và đẩy lùi tín dụng đen, hành lang pháp lý cần phải hoàn chỉnh, khuyến khích các khoản vay nhỏ. Đồng thời, lãi suất tín dụng tín dụng cũng phải giảm thêm nữa để khuyến khích người dân vay vốn tiêu dùng.
Theo thống kê chưa đầy đủ, trung bình mỗi ngày có 4 vụ vỡ nợ vì tín dụng đen. Thống kê từ năm 2010 đến năm 2014, ở nước ta đã xảy ra hàng trăm vụ vỡ nợ lớn, với thiệt hại lên đến hàng ngàn tỷ đồng; trong đó, có 41 vụ giết người, 318 vụ cố ý gây thương tích, 558 vụ cướp tài sản, 1.089 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.707 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 2.496 vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, 104 vụ hủy hoại tài sản…
Theo Báo đầu tư
TS. Lê Xuân Nghĩa: Lãi suất vay tiêu dùng quá cao, hợp đồng 'đánh đố' người dân!
'Tín dụng đen là hoạt động phi pháp, tồn tại được là do pháp luật của chúng ta không nghiêm, vẫn đặt ngoài vòng pháp luật', chuyên gia tài chính ngân hàng Lê Xuân Nghĩa cho biết tại một cuộc tọa đàm tổ chức ngày 20/10 tại TP.HCM.
TS Lê Xuân Nghĩa.
Tồn tại tín dụng đen do luật pháp yếu kém!
Theo ông Nghĩa, hiện Việt Nam tồn tại rất nhiều quỹ của các hiệp hội, các hụi họ... len lỏi tuy nhiên người dân vẫn "khát tiền". Điều này cho thấy một nền kinh tế có nhiều cơ hội làm ăn, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro về tài chính.
Chuyên gia này cho rằng tín dụng đen là hoạt động phi pháp, tồn tại được là do pháp luật không nghiêm, vẫn đặt ngoài vòng pháp luật. Có những trường hợp chuyên làm tín dụng đen mà quy mô lên tới vài trăm tỷ đồng.
"Quy mô cả nước phải lên tới hàng chục triệu USD. Chế tài về luật lệ quá yếu kém nên tín dụng đen không những hoạt động ngoài vòng pháp luật mà còn có một bộ máy khủng khiếp. Nó đang là gánh nặng về mặt xã hội ghê gớm. Làm hoảng loạn dòng họ, dao búa đè cổ bất cứ lúc nào... Chúng ta cho rằng xã hội văn minh mà hành lại xử như vậy là không được", ông Nghĩa nhận định.
Ông Nghĩa khẳng định, tín dụng đen là u nhọt của tài chính Việt Nam, phản ánh sự yếu kém về hệ thống pháp luật trong việc xử lý vi phạm tài chính.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, đã đến lúc phải dẹp bỏ tín dụng đen và chúng ta có đủ khả năng làm. Bằng cách cấp phép cho các công ty tài chính nhưng có giám sát chặt chẽ của ngân hàng trung ương.
Ông Nghĩa cho rằng cần tạo điều kiện cho các công ty tài chính hoạt động minh bạch, chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Các cơ quan khác như luật pháp, bảo vệ người tiêu dùng cũng vậy.
Hợp đồng vay tín dụng tiêu dùng "đánh đố" người dân
Một vấn đề khác được chuyên gia tài chính ngân hàng này đề cập đó là hợp đồng vay tín dụng tiêu dùng.
"Tôi đã xem qua vài hợp đồng. Có vẻ một số công ty tài chính cố tình làm hợp đồng phức tạp. Hợp đồng sử dụng thuật ngữ tài chính cao cấp, ngay bản thân tôi loay hoay mãi mới hiểu được vấn đề", ông Nghĩa chia sẻ.
Ông Nghĩa cho rằng khi soạn thảo hợp đồng thì phải tương thích với trình độ hiểu biết của dân chúng. Ở những vùng quê mà hợp đồng người dân mang đi tìm cả xã cũng không có người hiểu.
Lãi suất cho vay tiêu dùng hiện nay quá cao, lên tới 49% cũng là điều khiến ông Nghĩa băn khoăn. Theo đó, nợ xấu tín dụng tiêu dùng khoảng 5% mà lãi suất lên tới 49% là hơi cao. Bởi bình quân ở mức 40% thì sau khoảng 18 tháng tài sản sẽ tăng lên gấp đôi.
Theo ông Nghĩa, nếu có nhiều công ty tài chính cùng tham gia thị trường này thì lãi suất sẽ hạ thấp. Chẳng hạn mỗi tỉnh thành có một hoặc nhiều công ty tài chính, có sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước thì sẽ làm cho hoạt động minh bạch, hiệu quả hơn.
Theo Bizlive
Giải mã chênh lệch lãi suất vay tiêu dùng Với ưu thế giải ngân nhanh chóng và không cần tài sản thế chấp, vay tiêu dùng đang là lựa chọn của nhiều khách hàng. Tuy nhiên, sự chênh lệch lãi suất giữa các khoản vay tiêu dùng đang đặt ra những thắc mắc cho người tiêu dùng. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Hầu hết các công ty tài...