Ngân hàng cảnh báo chiêu lừa mùa World Cup
Các chuyên gia bảo mật và ngân hàng vừa cảnh báo người dùng về một số chiêu lừa mùa World Cup.
Điểm mặt các chiêu lừa mùa World Cup
Giả mạo trang web bán vé, giả mạo nhân viên ngân hàng… nhằm đánh cắp tài khoản ngân hàng, ví điện tử là những chiêu lừa thường gặp trong mùa World Cup năm nay.
Theo các chuyên gia, vé xem World Cup 2022 sẽ dao động trong khoảng từ 11-1.600 USD (tùy trận đấu). Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 6-2022, kẻ gian đã bắt đầu chiến dịch bán vé giả mạo qua email, và những tin nhắn này thực chất chỉ là lừa đảo.
Các ngân hàng cũng vừa cảnh báo về chiêu lừa giả mạo nhân viên bưu điện, thông báo có bưu phẩm và đề nghị bạn chuyển tiền để nhận hàng.
Ngân hàng cảnh báo các chiêu lừa mùa World Cup. Ảnh: TIỂU MINH
Giả mạo tổng đài liên hệ và đề nghị hỗ trợ chuyển SIM 3G lên 4G (hoặc 5G) qua điện thoại. Tuy nhiên, thực chất cú pháp này là để chuyển hướng cuộc gọi nhằm chiếm quyền kiểm soát SIM, sau đó kẻ gian sẽ truy cập vào tài khoản ngân hàng của bạn.
Video đang HOT
Ngoài ra còn có chiêu lừa thông báo nợ cước viễn thông, chưa thanh toán điện, nước và dọa cắt nếu bạn không làm theo hướng dẫn.
Làm thế nào để hạn chế bị lừa trong mùa World Cup?
Để hạn chế bị mất tiền ngân hàng, ví điện tử, người dùng không nên nhấp vào các liên kết trong tin nhắn, email, thậm chí kể cả khi chúng được gửi từ bạn bè (không loại trừ trường hợp tài khoản của họ đã bị hack).
Ngoài ra, bạn cũng cần phải trang bị một số kiến thức cơ bản để phân biệt email giả mạo và email thật, dựa vào lỗi chính tả, ngữ pháp, địa chỉ email.
Không đăng nhập vào các trang web lạ, kể cả khi nhận được tin nhắn “tài khoản của bạn đã bị hack, cần xác minh lại thông tin”, hay “tài khoản của bạn vừa đăng ký quảng cáo TikTok”…
Để tránh mất tiền trong mùa World Cup, người dùng không nên tham gia các trò cá độ trực tuyến trên mạng, cẩn trọng các trang web phát trực tiếp các trận đấu vì chúng thường được sử dụng để phát tán phần mềm độc hại.
Tuyệt đối không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu ngân hàng, mã OTP (mật khẩu một lần), số thẻ ngân hàng… thông qua tin nhắn, email, mạng xã hội hoặc điện thoại cho bất kỳ ai, kể cả khi người đó tự xưng là công an, nhân viên ngân hàng.
Đặt mật khẩu khó đoán và có tối thiểu 8 ký tự, bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và các ký tự đặc biệt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cài đặt thêm các biện pháp bảo mật trên điện thoại.
Xoá ngay ứng dụng này nếu không muốn tài khoản ngân hàng, Facebook bị chiếm đoạt
Nhiều người dùng đã bị chiếm đoạt tài khoản Facebook, thẻ ngân hàng sau khi tải về sử dụng một ứng dụng lừa đảo.
Mới đây, các chuyên gia an ninh mạng đã đưa ra cảnh báo với người dùng về việc cần kiểm tra và gỡ bỏ cài đặt càng sớm càng tốt một ứng dụng độc hại có khả năng đánh cắp tài khoản Facebook của người dùng.
Cụ thể, nguồn tin từ Business Insider cho biết, kho ứng dụng App Store đã để lọt một ứng dụng lừa đảo giúp tin tặc có thể chiếm đoạt tài khoản người dùng Facebook.
Nhiều người dùng đã bị chiếm đoạt tài khoản Facebook sau khi tải về sử dụng một ứng dụng lừa đảo trên App Store (Ảnh: Adobe Stock)
Với tên gọi "Pages Manager Suite", ứng dụng này được quảng cáo là có khả năng giúp người dùng quản lý quảng cáo Facebook. Trước khi bị gỡ bỏ khỏi App Store, ứng dụng đã hiển thị ở vị trí hàng đầu khi người dùng tìm kiếm "ứng dụng quản lý quảng cáo Facebook".
Theo nguồn tin của Business Insider, một số người chạy quảng cáo qua Facebook đã bị chiếm tài khoản sau khi sử dụng ứng dụng này. Tin tặc sau khi chiếm đoạt tài khoản sẽ chạy quảng cáo bằng tiền của chính nạn nhân.
Một nạn nhân là lãnh đạo công ty quảng cáo độc lập cho biết, họ đã tải ứng dụng này cách đây hai tuần vì nghĩ rằng nó sẽ giúp họ chạy quảng cáo Facebook từ điện thoại của mình. Chỉ sau 10 phút, người này đã mất tất cả quyền truy cập vào tài khoản Facebook cá nhân và một số tài khoản mà họ điều hành cho khách.
Nhà phát triển của ứng dụng này được liệt kê là Bronzelab SG Ltd, không có trang web chính thức cùng nhà cung cấp ứng dụng là công ty VI DO.
Vào giữa tháng 7, Meta (công ty mẹ của Facebook) báo cáo ứng dụng cho Apple, đồng thời hướng người dùng đến trung tâm trợ giúp trực tuyến của hãng. Danh sách các bước cần thực hiện sau khi tài khoản bị tấn công đã được gửi đến người dùng, cùng đường dây nóng hoặc bộ phận hỗ trợ trực tiếp.
Ứng dụng lừa đảo vẫn xuất hiện trên App Store mặc cho Apple "đánh giá nghiêm ngặt"
Dù Apple tuyên bố là có quy trình đánh giá ứng dụng nghiêm ngặt trước khi đưa lên App Store, nhưng kho ứng dụng của công ty vẫn xuất hiện những ứng dụng lừa đảo. Một phân tích vào năm ngoái của The Washington Post ước tính rằng có tới 2% các ứng dụng phổ biến nhất trên App Store liên quan tới các vụ lừa đảo.
Mặc cho Apple "đánh giá nghiêm ngặt", ứng dụng lừa đảo vẫn xuất hiện trên App Store (Ảnh: REUTERS)
Với trường hợp mới đây, người phát ngôn của công ty cho biết ứng dụng lừa đảo đó ban đầu được đưa lên như một trình quản lý tài liệu đơn giản, không có chức năng quản lý quảng cáocủa Facebook. Chức năng này đã được thay đổi sau khi được xét duyệt vào cửa hàng ứng dụng. Apple hiện đã xóa nó khỏi kho ứng dụng App Store.
Theo Business Insider, trong những tháng gần đây trang Reddit dành cho quảng cáo Facebook xuất hiện rất nhiều bài đăng từ các nhà chạy quảng cáo cho biết họ đã bị tấn công và nhận được rất ít hoặc không nhận được sự hỗ trợ từ nền tảng này.
Điều này khiến Giám đốc điều hành của Meta, Mark Zuckerberg, đề cập đến sự cần thiết phải đầu tư "vào việc xây dựng dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt hơn cho các sản phẩm của chúng tôi".
Các cầu thủ thi đấu tại World Cup sẽ có ứng dụng phân tích dữ liệu sức khỏe Các cầu thủ thi đấu World Cup sẽ có một ứng dụng riêng để theo dõi dữ liệu sức khỏe và thi đấu. FIFA đảm bảo tất cả các đội tham gia World Cup đều có thể truy cập cơ sở dữ liệu. Ảnh chụp màn hình FIFA cho biết, hôm 23.9, tất cả các cầu thủ tại vòng chung kết World Cup...