Ngân hàng bước vào đợt giảm lãi suất mới
Nhiều ngân hàng vừa tuyên bố giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Đây có thể là làn sóng giảm lãi suất cho vay mới của các ngân hàng trong những tháng cuối năm.
Hoạt động nghiệp vụ tại VietcomBanhk, chi nhánh Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải
Giảm lãi suất cho vay để kích cầu tín dụng
Ngân hàng Agribank công bố gói 30.000 tỷ đồng cho vay DN vừa và nhỏ (SME) với lãi suất ngắn hạn 4,8%/năm và 7,5%/năm với khoản vay trung dài hạn. Tương tự, Ngân hàng Vietcombank cũng công bố gói cho vay khách hàng SME với lãi suất kinh doanh từ 5,9%/năm, áp dụng cho các khoản giải ngân mới từ ngày 13/10. Các khoản vay tiêu dùng cũng được ưu đãi cố định lãi suất trong 6 hoặc 12 tháng đầu tiên với lãi suất từ 6,79%/năm.
Không chỉ các ngân hàng quốc doanh, mà nhiều ngân hàng cổ phần cũng giảm sâu thêm lãi suất cho vay. Đơn cử như VPBank mới đây cũng công bố cho vay sản xuất, kinh doanh với lãi suất từ 5,99%/năm dành cho cá nhân, hộ gia đình với hạn mức lên đến 20 tỷ đồng, nhằm bổ sung vốn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh giai đoạn hậu Covid-19. MBBank áp dụng lãi suất cho vay kinh doanh từ 6,8%/năm với hạn mức 80% nhu cầu vốn trong thời hạn tối đa 180 tháng. Mới đây, SHB đã phối hợp với Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa (SMEDF) triển khai cho vay gián tiếp đối với các DN nằm trong chuỗi giá trị liên kết xuất khẩu với mức lãi suất ngắn hạn chỉ 4,16%/năm và trung dài hạn là 6%/năm.
Theo phân tích của Công ty chứng khoán SSI, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục giảm thêm 0,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND là cơ sở để các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay các kỳ ngắn hạn trong quý IV/2020; đặc biệt là các khoản vay đối với 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên. Dự báo của giới chuyên môn, làn sóng này sẽ ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn trong những tháng cuối năm nay. Hiện thanh khoản của hệ thống đang dư thừa khá lớn do tín dụng tăng trưởng chậm hơn nhiều so với nguồn vốn huy động. Cũng chính bởi vậy, ngân hàng giảm lãi suất để kích cầu tín dụng.
Doanh nghiệp mong giãn nợ
Video đang HOT
Khảo sát mới nhất của Vụ Dự báo thống kê (NHNN) bên cạnh kỳ vọng giảm lãi suất huy động, có hơn 50% tổ chức tín dụng cũng kỳ vọng nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ tăng trở lại, dù vẫn thấp hơn con số 59,2% theo khảo sát trong quý trước. NHNN dự kiến tăng trưởng tín dụng cả năm 2020 có thể đạt 8 – 10%, tương đương có khoảng 150.000 – 320.000 tỷ đồng tín dụng tăng thêm trong quý IV/2020, trong đó mức trên 9% là khả thi. Về lý thuyết, lãi suất giảm là cơ hội để DN khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh, kéo theo đó cầu tín dụng cũng tăng nhanh. Hơn thế, hiện mặt bằng lãi suất đang đứng ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây cũng sẽ là một yếu tố tích cực hỗ trợ cho tăng trưởng tín dụng.
Hiện lãi suất cho vay đã giảm rất sâu, song theo nhiều DN, mức này vẫn còn cao so với khả năng chống chịu của họ. “Lãi suất cho vay đã hạ nhiệt, song vẫn còn cao trong bối cảnh doanh thu của DN vận tải sụt giảm 50 – 80% như hiện nay. Vì vậy, chúng tôi hy vọng thời gian tới, các ngân hang tiếp tục giảm lãi suất cho vay với DN, đồng thời giải quyết nhanh các thủ tục vay vốn” – Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Nam Cường Nguyễn Thiện Thức bày tỏ.
Một số DN SME chia sẻ họ cần những khoản vay với lãi suất từ 0 – 3%/năm để vực dậy sản xuất kinh doanh. Nhiều hiệp hội đã kiến nghị giảm mạnh lãi suất cho vay. Hiệp hội DN trẻ Việt Nam đề nghị giảm lãi suất cho vay về 0 – 5%/năm. Đồng thời, các chính sách giãn, hoãn nợ cần kéo dài ít nhất đến hết năm 2020.
Có chính sách giảm thêm lãi vay Hiện mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm từ 2 – 4% so với năm ngoái. Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn với nhiều DN vẫn không phải dễ dàng. Điều DN cần lúc này là được hỗ trợ vốn để tồn tại, cùng với đó là phải có chính sách giảm thêm lãi suất vay, giảm thuế cho DN… Phó Tổng Giám đốc Vietravel Phan Phương Hòa Lãi suất huy động giảm còn chưa tới 3% Ghi nhận từ đầu tháng 10 đến nay, sau khi NHNN điều chỉnh giảm lãi suất lần thứ ba trong năm, lãi suất tiền gửi ở nhiều ngân hàng tiếp tục đi xuống, thấp hơn mức trần giới hạn 4%/năm, thậm chí có ngân hàng trả lãi chưa tới 3%/năm cho khoản tiền gửi ngắn hạn 1 – 2 tháng.
Biên lãi ròng của ngân hàng thu hẹp dần
Mặt bằng lãi suất huy động trong xu hướng giảm, nên lãi suất cho vay cũng giảm theo. Vì thế, biên lãi ròng (NIM) giữa huy động và cho vay của ngân hàng giảm dần.
Báo cáo bán niên của Vietcombank thể hiện, đây là nhà băng ghi nhận dòng tiền thu nhập lãi thuần lớn nhất với 18.966 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay. Kế sau đó là BIDV với 16.704 tỷ đồng, VietinBank là 14.713 tỷ đồng...
Điều này cho thấy, với những ngân hàng quy mô có nguồn vốn đầu vào giá rẻ, biên lợi nhuận sẽ cao.
Trong khi đó, với một số ngân hàng nhỏ như Vietbank, thu nhập lãi thuần âm 13 tỷ đồng tính đến cuối tháng 6/2020 do chi phí lãi lớn hơn thu nhập lãi.
Lãnh đạo một nhà băng cho rằng, trong bối cảnh dịch Covid-19 còn tác động lên hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngân hàng khó kỳ vọng biên lãi ròng cao. Bởi lãi suất cho vay khó áp ở mức cao khi mặt bằng lãi suất huy đồng trong xu thế giảm.
Thậm chí, với các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, lãi suất cho vay được ngân hàng áp dụng còn thấp hơn cả so với huy động tiết kiệm dài ngày trên 12 tháng.
Cụ thể, lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên hiện nay tối đa 5%/năm, trong khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 7 tháng là 6%/năm và trên 12 tháng là hơn 7%/năm.
Tổng giám đốc OCB - ông Nguyễn Đình Tùng cho rằng, ngân hàng khó kỳ vọng mức lợi nhuận cao trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Thêm vào đó, các nhà băng còn phải nỗ lực tái cơ cấu, chia khó cùng khách hàng.
Hiện các ngân hàng đang tập trung tái cơ cấu vốn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19 nên vẫn chưa được thu lãi dự thu đến tháng 9/2020 và khả năng sẽ còn kéo dài theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN.
Dẫu vậy, Tổng giám đốc OCB cho rằng, trong lúc này, việc chia sẻ khó khăn với khách hàng cũng là cách để ngân hàng ngăn chặn rủi ro nợ xấu tăng. Thực tế, nợ xấu của ngân hàng đã tăng trong 6 tháng đầu năm nay.
Tổng giám đốc Sacombank bà Nguyễn Đức Thạch Diễm cũng cho hay, việc ngân hàng giảm lợi nhuận để chia sẻ khó khăn cho khách hàng trong bối cảnh dịch bệnh là khó tránh khỏi.
Nhưng muốn đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh hiện nay cũng không hẳn dễ dàng khi cầu vốn của doanh nghiệp khó tăng, cho dù ngân hàng đã giảm lãi suất xuống kịch sàn để hỗ trợ khách hàng.
Kết quả điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD) tháng 6/2020 do Vụ Dự báo - Thống kê (NHNN) công bố cho biết, các TCTD vẫn đánh giá nhu cầu tín dụng "tăng" trong 6 tháng đầu năm 2020, nhưng đã điều chỉnh giảm từ mức 91% TCTD kỳ vọng "tăng" ghi nhận tại kỳ điều tra tháng 12/2019 xuống còn 64% tại cuộc điều tra này, đặc biệt là điều chỉnh kỳ vọng đối với nhu cầu vay đầu tư công nghiệp hỗ trợ, xuất nhập khẩu, mua nhà để ở, đầu tư và kinh doanh du lịch.
Nguyên nhân chủ yếu là do diễn biến tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi nhu cầu đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, tiêu dùng, cơ hội đầu tư xuất nhập khẩu, thị trường bất động sản chịu tác động bất lợi của dịch Covid-19.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, các TCTD kỳ vọng sự "cải thiện" đáng kể nhu cầu tín dụng của khách hàng trong 6 tháng cuối năm 2020 trên cơ sở dự báo về sự phục hồi tăng trưởng kinh tế, cơ hội, nhu cầu đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, xuất nhập khẩu.
Nhìn nhận mức độ rủi ro tín dụng trong 6 tháng cuối năm, các TCTD cho rằng sẽ tăng ít hơn so với 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, tính chung cả năm nay, các TCTD nhận định mặt bằng rủi ro tín dụng chủ yếu "tăng" lên so với năm 2019.
Tại cuộc điều tra, các TCTD cho biết đã cắt giảm lãi suất biên và các phí phi lãi suất trong 6 tháng đầu năm 2020 để hỗ trợ cũng như tăng khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng.
Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hôm nay 6/5? Lãi suất ngân hàng hôm nay 6/5 cao nhất đối với kỳ hạn 03 tháng, gửi online là 5,00% mỗi năm tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank). Nếu gửi tại quầy, lãi suất cao nhất là 4,75% tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank). Theo cập nhật mới nhất, lãi suất ngân hàng hôm nay 6/5 cho khách hàng cá...