Ngân hàng 100% vốn ngoại phải có vốn pháp định 3.000 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Nghị định quy định về mức vốn pháp định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thay thế Nghị định số 141/2006/NĐ-CP về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng.
Theo đó, tại dự thảo Nghị định về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất Danh mục mức vốn pháp định đối với các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động tại Việt Nam như sau:
Theo danh mục này, các ngân hàng thương mại nhà nước và thương mại cổ phần phải có vốn pháp định tối thiểu 3.000 tỷ đồng.
Các ngân hàng 100% vốn nước ngoài có vốn pháp định 3.000 tỷ đồng. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có vốn pháp định 15 triệu USD, tương đương khoảng 345 tỷ đồng.
Các công ty cho thuê tài chính cần đảm bảo vốn pháp định 150 tỷ đồng, còn công ty tài chính có vốn pháp định 500 tỷ đồng…
Video đang HOT
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết Nghị định số 141/2006/NĐ-CP là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, góp phần tạo cơ sở pháp lý về mức vốn pháp định đối với các tổ chức tín dụng cũng như là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước xem xét, cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Sau gần 12 năm áp dụng kể từ ngày có hiệu lực thi hành (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011), Nghị định số 141 bộc lộc một số vấn đề chưa phù hợp thực tiễn. Nghị định này được ban hành trên cơ sở Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997, do đó các loại hình tổ chức tín dụng quy định tại Nghị định số 141 không còn phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng 2010. Cụ thể, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng đầu tư không còn được quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010.
Nghị định số 10 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 141 tuy đã được xây dựng trên cơ sở Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 nhưng chưa bổ sung nội dung vốn pháp định đối với tổ chức tài chính vi mô (loại hình được xem là tổ chức tín dụng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010). Mặt khác, lộ trình quy định vốn pháp định (2005, 2010 và 2011) tại Nghị định số 141 và Nghị định số 10 đã qua từ lâu.
Do đó cần sửa đổi, bổ sung và ban hành một Nghị định mới quy định về mức vốn pháp định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thay thế Nghị định số 141.
Đăng Nguyễn
Theo thuonggiaonline.vn
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm ròng, lãi suất liên ngân hàng chững lại
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đưa ra lượng tiền lớn, lãi suất VND trên liên ngân hàng đã chững lại...
Trong ngày 12/11, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 4.000 tỷ đồng ra thị trường, đưa khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố tăng lên mức 56.658 tỷ đồng - Ảnh: Quang Phúc.
Trong phiên giao dịch đầu tuần này (12/11), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm ròng vốn để điều tiết hệ thống - xu hướng đã thể hiện rõ từ cuối tháng 10/2018 đến nay.
Cụ thể, trong phiên 12/11, Ngân hàng Nhà nước chào thầu với quy mô khá lớn trên kênh cầm cố, 17.000 tỷ đồng với kỳ hạn 7 ngày lãi suất 4,75%. Các tổ chức tín dụng hấp thu được toàn bộ khối lượng này.
Khối lượng trên đưa ra khá lớn, một phần cân đối với 13.000 tỷ đồng đáo hạn trên kênh này trong ngày.
Như vậy, trong ngày 12/11, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 4.000 tỷ đồng ra thị trường, đưa khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố tăng lên mức 56.658 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, hôm qua tiếp tục ghi nhận Ngân hàng Nhà nước không chào thầu tín phiếu để hút tiền về, phiên hôm qua cũng không có tín phiếu đáo hạn. Theo đó, khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường giữ ở mức 28.960 tỷ đồng.
Trên thị trường liên ngân hàng, sau khi tăng từ cuối tháng 10 và duy trì mức cao đến cuối tuần qua, đầu tuần này lãi suất chào bình quân VND đã chững lại, không thay đổi ở tất cả các kỳ hạn.
Cụ thể, lãi suất chào bình quân VND qua đêm ở 4,79%/năm; 1 tuần 4,82%; 2 tuần 4,83% và 1 tháng 4,87%.
Lãi suất chào bình quân liên ngân hàng USD cũng giữ nguyên ở kỳ hạn qua đêm trong khi tăng 0,01 - 0,02 điểm phần trăm ở các kỳ hạn dài hơn trong phiên hôm qua; giao dịch ở mức qua đêm 2,30%; 1 tuần 2,39%; 2 tuần 2,49%, 1 tháng 2,65%.
HOÀNG VŨ
Theo vneconomy.vn
Chứng khoán chuyển biến khó hiểu Giá trị giao dịch bình quân trên sàn Hose trong tháng 10-2018, theo thống kê của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đạt 4.500 tỉ đồng/phiên. Với 23 phiên giao dịch, tổng giá trị mua bán tháng 10 trên Hose lên tới 1,035 triệu tỉ đồng. Quy mô như vậy rõ ràng không hề nhỏ, nhất là tháng vừa qua VN-Index sụt...