Ngăn F0 tăng trong cộng đồng ở TP.HCM: Chú ý ‘vùng đỏ’ và không bỏ quên ‘vùng xanh’
PGS.TS Trần Đắc Phu – cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam – cho rằng để từng bước kiểm soát dịch tại TP.HCM, cần làm tốt đồng thời các nhiệm vụ bảo vệ, không nên chỉ chú ý vùng đỏ mà bỏ quên vùng xanh.
PGS.TS Trần Đắc Phu – nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Trao đổi với Tuổi Trẻ Onine trước thực tế số ca F0 trong cộng đồng ở TP.HCM có xu hướng tăng, ông nói: “TP.HCM đang giãn cách theo chỉ thị 16 nhưng F0 lại tăng ở cộng đồng, đây là diễn biến đáng lo ngại. Điều này có thể xuất phát từ việc tăng cường xét nghiệm mà ra hoặc do giãn cách chưa nghiêm, cần phân tích kỹ lưỡng để đánh giá nguy cơ và có đáp ứng hợp lý”.
Ưu tiên điều trị nhưng không quên bóc tách F0
* Hậu quả của việc này là như thế nào, thưa ông?
- Bên cạnh “vùng đỏ” đang thực hiện rất nghiêm các biện pháp phòng dịch, TP.HCM vẫn còn những “vùng vàng”, “da cam”, “vùng xanh”, có thể không siết chặt hơn nhưng tôi nghĩ phải giữ bằng được các vùng này.
Nếu không làm tốt nhiệm vụ bảo vệ, các “vùng xanh” sẽ nhanh chóng trở thành “vùng đỏ”; dập được chỗ này dịch lại bùng ở chỗ khác gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch.
Theo ông Phu, “vùng đỏ” phải ưu tiên công tác điều trị, giảm tử vong; “vùng xanh” phải ưu tiên cho việc không để dịch xâm nhập – Ảnh: QUANG ĐỊNH
* TP.HCM đặt mục tiêu từ nay đến 15-9 sẽ kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Mục tiêu này đặt trong bối cảnh các ca F0 tăng, theo ông liệu cần phải có giải pháp nào căn cơ?
Video đang HOT
- Không có gì khác, TP.HCM vẫn phải thực hiện giãn cách xã hội nghiêm và triệt để. Như thời gian qua TP.HCM có chỗ giãn cách chưa nghiêm, vẫn có nhiều người dân đi lại, điều này rất nguy hiểm. Bởi nguyên tắc của giãn cách là để cắt đứt người bệnh tiếp xúc người lành; cắt đứt các chuỗi lây nhiễm, đặc biệt là biến chủng Delta có tốc độ lây lan rất nhanh.
TP.HCM hiện có rất nhiều vùng với mức độ lây nhiễm khác nhau. Nhưng tôi vẫn phải nhắc lại một lần nữa là ngoài việc dập dịch quyết liệt ở “vùng đỏ”, cần phải bảo vệ được “vùng xanh”. Rồi “vùng vàng”, “vùng da cam” cũng phải trở về vùng “xanh”, phải có đáp ứng chống dịch phù hợp với từng vùng.
Ví dụ “vùng đỏ” phải ưu tiên công tác điều trị, giảm tử vong; “vùng xanh” phải ưu tiên cho việc không để dịch xâm nhập lây lan vào, hoặc có ca bệnh phải ngăn chặn không để bùng phát bằng việc xét nghiệm bóc tách F0…
Nếu chỉ chú ý “vùng đỏ” mà bỏ quên “vùng xanh” thì chẳng mấy chốc “vùng xanh” lại chuyển thành “vùng đỏ”. Và nếu việc này tiếp diễn sẽ không thể nào kiểm soát dịch toàn TP được.
Không nên “đánh dịch” theo địa giới hành chính
* Một trong các lý do mà TP.HCM đưa ra để lý giải số ca F0 trong cộng đồng tăng là do tập trung xét nghiệm bóc tách F0. Ý kiến của ông về điều này?
- Xét nghiệm bóc tách F0 là điều cần thiết, tuy nhiên phải phù hợp với từng vùng. Ví dụ những nơi “vùng đỏ”, có nhiều F0, các ca bệnh nặng… vấn đề cần phải quan tâm hàng đầu là điều trị giảm thiểu ca tử vong, phong tỏa chặt cách ly tại nhà.
Còn những “vùng xanh” cần phải xét nghiệm diện rộng có chỉ định để tìm ra F0 và các ổ dịch mới. Nếu còn cơ hội, cần quyết liệt bóc tách F0 khỏi cộng đồng càng sớm càng tốt.
TP.HCM phải thực hiện nghiêm việc giãn cách, các F0 điều trị tại nhà cũng cần phải nghiêm túc tuân thủ phòng dịch tránh lây lan cộng đồng – Ảnh: QUANG ĐỊNH
* Có ý kiến cho rằng không phải địa phương nào cũng phức tạp như nhau. Do đó không nên “đánh dịch” theo địa giới hành chính mà cần có sự thay đổi chiến lược: “Đánh dịch theo các vùng nguy cơ”. Ý ông thế nào?
- Ý kiến này rất đúng. Dịch bệnh không liên quan đến địa giới hành chính, việc phân chia địa giới hành chính chỉ nhằm có các đáp ứng phù hợp trong chỉ đạo cũng như quản lý.
Thực tế trong cùng một quận chưa chắc tất cả đều có dịch, mà chỉ có ở một vài phường… Các quận, huyện khác cũng như thế. Do đó cần tính toán phân bổ lực lượng chống dịch sao cho phù hợp theo từng vùng, với các mức độ dịch tương ứng.
* Với cục diện như hiện nay, trong khoảng gần 1 tháng tới, theo ông TP.HCM có tận dụng được cơ hội để kiểm soát hoàn toàn dịch?
- Tôi cho rằng 1 tháng tới là cơ hội để TP.HCM thực hiện các giải pháp nhằm tiến tới dần kiểm soát được dịch, chứ chưa thể đưa dịch về số 0 hoặc trạng thái bình thường mới được. Để làm được điều này TP cần có nhiều thời gian. Như một số nước kéo dài cả 6 tháng – 1 năm…
Lắng nghe người dân hiến kế: Tìm cách hồi phục kinh tế hậu Covid-19
Chưa có kịch bản thật sự khả thi cho phục hồi kinh tế trong trung hạn bởi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, song có thể tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sống chung với dịch và kinh doanh an toàn .
Việt Nam đã kiểm soát khá thành công 3 làn sóng bùng phát của đại dịch Covid-19 trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 bằng các biện pháp như truy vết, khoanh vùng, dập dịch, thực hiện 5K nghiêm ngặt. Nhưng đến giai đoạn thứ 4, với tính chất khó lường của biến chủng Delta, số ca bệnh tăng vọt, nền kinh tế mà nòng cốt là hoạt động của doanh nghiệp (DN) tư nhân bị tác động nặng nề.
Cần giải pháp phù hợp
Cho đến nay, không ít phương án đã được đưa ra, sửa đổi để vừa đạt được mục tiêu chống dịch vừa bảo đảm duy trì sản xuất ở mức tối thiểu nhằm cung cấp đủ hàng hóa cho nhu cầu thiết yếu của người dân. Tuy vậy, vẫn cần có giải pháp phù hợp hơn nữa dựa trên cơ sở rút kinh nghiệm từ những bất cập, tồn tại phát sinh trong thực tế.
Hiện vẫn chưa có kịch bản thật sự khả thi cho mục tiêu phục hồi kinh tế Việt Nam bởi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường cả ở trong nước và trên thế giới. Điều duy nhất chúng ta có thể làm được hiện nay là tiếp tục dồn mọi nguồn lực vào việc tiếp cận vắc-xin theo mọi kênh để nhanh chóng phủ vắc-xin cho toàn dân, tiến tới miễn dịch cộng đồng và dần mở cửa nền kinh tế.
Trong khi chưa đạt được trạng thái này, việc hỗ trợ DN những kỹ năng sống chung với dịch và kinh doanh an toàn là giải pháp cần thiết, phù hợp nhất. Theo đó, chỉ nên đề ra những tiêu chuẩn, quy trình khung và buộc DN tuân thủ. Còn cách thức tuân thủ cụ thể, mô hình riêng ra sao phải do DN tự quyết định dựa trên điều kiện, tình hình thực tế của họ.
Bên cạnh đó, các giải pháp mới để hỗ trợ DN hồi phục sản xuất sau dịch phải được xây dựng dựa trên những bài học kinh nghiệm từ các làn sóng dịch bệnh trước đây. Thực tế, các gói kích thích kinh tế, "giải cứu" DN đã bước đầu phát huy tác dụng, giúp giảm bớt khó khăn, hỗ trợ cho không ít DN trụ vững. Tuy vậy, còn nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm như: thủ tục tiếp cận các gói hỗ trợ, đặc biệt là gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỉ đồng, còn phiền hà. Có tình trạng giải quyết còn chậm trễ các thủ tục để DN mất cơ hội chen chân vào các thị trường ngách quý giá trong đại dịch. Bên cạnh đó, giải pháp tăng cường tiếp cận vắc-xin để tiêm chủng cho toàn dân tổ chức thực hiện chưa thực sự quyết liệt, đồng bộ và xứng tầm của một giải pháp sống còn.
Tiêm vắc-xin cho công nhân nhằm bảo đảm duy trì liên tục hoạt động sản xuất - kinh doanh . Ảnh: Hoàng Triều
Thời điểm vàng để tung gói hỗ trợ
Lúc này là thời điểm vàng để hỗ trợ DN duy trì sản xuất - kinh doanh, từ đó giữ vững được hoạt động và có sức bật trong giai đoạn "hậu Covid-19". Không thể đợi "đỉnh" dịch đã qua, DN đã "tan tác" gần hết thì mới bàn đến giải pháp hồi phục bởi lúc đó sẽ không còn "hạt nhân" để vực dậy nền kinh tế. Lúc này, đưa ra gói hỗ trợ mới, nới rộng các gói hỗ trợ cũ là giải pháp cấp thiết.
Thời gian qua, Chính phủ đã rất nỗ lực khi dành nhiều gói hỗ trợ tài khóa tiền tệ, giảm phí, lệ phí, giá... cho cộng đồng DN trong bối cảnh ngân sách nhà nước rất khó khăn. Tuy nhiên, cần xem xét tăng thêm quy mô, mở rộng thêm phạm vi bao phủ của các chính sách hỗ trợ. Ví dụ, bên cạnh việc giảm thuế thu nhập DN, có thể mở rộng phạm vi giảm thuế GTGT để trợ giúp người tiêu dùng, từ đó kích cầu cho sản xuất.
Một số loại phí, lệ phí và giá cả đầu vào khác cũng nên được điều chỉnh theo hướng giảm mạnh hơn. Đồng thời, mở rộng thêm "room" tín dụng cho các hoạt động cho vay. Chính phủ cũng cần tính đến cấp bù lãi suất để hỗ trợ ngân hàng cho vay bên cạnh việc đề nghị họ giảm lãi suất.
Ngoài những giải pháp tài khóa tiền tệ mang tính giải cứu DN trong bối cảnh khó khăn, Chính phủ và hệ thống ngân hàng thương mại nên bố trí các gói kích thích kinh tế theo hướng thúc đẩy đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng để tạo ra những động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế, chẳng hạn lĩnh vực thiết bị phụ tùng y tế, vắc-xin, đầu tư cho đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ...
Cải cách thể chế và thủ tục hành chính cũng cần đẩy mạnh trong bối cảnh khó khăn này để trợ giúp DN vì tiết kiệm được thời gian sẽ chớp được cơ hội thị trường, giảm được chi phí và "đẻ" ra tiền bạc. Cải cách thể chế, cắt giảm thủ tục hành chính cũng phải làm với tinh thần khẩn trương, quyết liệt.
Hiện Chính phủ đã thành lập các tổ công tác đặc biệt giải tỏa những khó khăn, giúp thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, đặc biệt là các dự án kinh doanh quy mô lớn có khả năng lan tỏa. Vì vậy, địa phương các cấp cũng nên thành lập tổ công tác này để có thể thực sự đồng hành với DN bởi địa phương mới là nơi gần DN nhất, nắm bắt rõ nhất những vướng mắc của DN.
Chính phủ ra mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế cần phải có thước đo "kép", tiêu chí "kép" để đánh giá công việc của các cấp chính quyền, để khen - chê, thưởng - phạt công minh.
TP.HCM: F0 trong cộng đồng tăng, vượt F0 trong khu phong tỏa Những ngày qua, tỉ lệ ca F0 mới trong cộng đồng tại TP.HCM đang tăng, chiếm 53% so với tổng số ca mắc, trong khi đó tỉ lệ F0 trong khu phong tỏa chiếm 41%. Những ngày qua, tỉ lệ F0 trong cộng đồng tại TP.HCM đang tăng, chiếm 53% so với tổng số ca mắc - Ảnh: NHẬT THỊNH Chiều 16-8, Chủ...