Ngăn chặn tiêu cực từ khâu sơ tuyển và đăng ký dự thi
Cục Nhà trường – Bộ Quốc phòng cho biết, năm 2013 sẽ tổ chức chặt chẽ việc sơ tuyển và đăng ký dự thi (ĐKDT) ở các đơn vị, địa phương, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh ĐKDT, không ngừng nâng cao chất lượng và số lượng nguồn ĐKDT.
Lãnh đạo Cục Nhà trường nhấn mạnh: “Năm 2013 sẽ tổ chức khám sức khỏe, xác minh chính trị, lập hồ sơ ĐKDT cho thí sinh đúng thời gian và bảo đảm chất lượng hồ sơ, hạn chế thấp nhất việc thải loại thí sinh sau khi ĐKDT và sau khi trúng tuyển nhập học”.
Giám sắt chặt chẽ khâu sơ tuyển và đăng ký dự thi vào khối trường quân đội.
Thông tin từ Cục nhà trường cho hay, trong năm 2012 vẫn còn những trường hợp đang tiếc đó là sau khi trúng tuyển nhưng không được nhập học bởi khi trường kiểm tra lại sức khỏe lại không đảm bảo yêu cầu.
Để làm tốt công tác này, Cục nhà trường đã có yêu cầu đối với Ban tuyển sinh quân sự các cấp phải kiên quyết ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực có thể xảy ra trong khâu sơ tuyển và lập hồ sơ ĐKDT. Cụ thể, thí sinh phải trực tiếp đến Ban tuyển sinh quân sự cấp huyện (đối với thanh niên ngoài quân đội), đơn vị cấp trung đoàn hoặc tương đương (đối với quân nhân đang nhập ngũ) đăng ký, tự mình viết kê khai các mẫu biểu, hồ sơ tuyển sinh; trực tiếp nộp hồ sơ ĐKDT theo đúng thời gian quy định.
Video đang HOT
Ban TSQS cấp huyện và đơn đơn vị cấp trung đoàn nếu có điều kiện thuận lợi thì tổ chức chụp ảnh tập trung tại nơi tiếp nhận hồ sơ ĐKDT; những nơi không chụp ảnh tập trung, thí sinh phải trực tiếp nộp ảnh cùng với hồ sơ ĐKDT; cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải đối chiếu ảnh người thật, chỉ ký vào vị trí người thu hồ sơ quy định trên phiếu ĐKDT khi ảnh của thí sinh là đúng. Ảnh chụp đúng quy định theo kiểu chứng minh thư (phải rõ, không chỉ sửa), tuyệt đối không nhận ảnh đã qua xử lý kỹ thuật số bằng phần mềm Photoshop hoặc các phần mềm khác, ảnh có biểu hiện nghi vấn không đúng với thí sinh.
Năm 2013, Trưởng ban TSQS các cấp huyện và đơn vị cấp trung đoàn trở lên ký xác nhận và đóng dấu trên phiếu ĐKDT; đóng dấu trùm lên góc phải phía dưới ảnh trên mẫu quy định.
Quy định dán ảnh thí sinh ở Bản xác minh chính trị, để cán bộ đi xác minh chính trị (trường hợp đúng địa bàn cư trú của thí sinh) cấp ủy, chi bộ hoặc người cung cấp lai lịch chính trị tại địa phương xác định người trong ảnh phải đúng là thí sinh được xác minh.
Năm nay Bộ quốc phòng quy định trách nhiệm với người đứng đầu Ban TSQS huyện (quận, thị xã), đơn vị và cán bộ trực tiếp làm công tác tuyển sinh nếu làm thủ tục ĐKDT cho thí sinh không đủ tiêu chuẩn, hoặc để cho gia đình thí sinh và thí sinh lợi dụng làm sai lệch hồ sơ nhằm mục đích cho người khác thi hộ thi kèm hoặc các hiện tượng tiêu cực khác có xuất phát từ việc làm sai lệch hồ sơ nơi ĐKDT.
Bên cạnh đó các trường tổ chức xét duyệt hồ sơ nghiêm túc, đúng quy định, thành phần tổ xét duyệt phải có cán bộ chuyên trách ngành bảo vệ, thanh tra…có nghiệp vụ để kịp thời phát hiện những hồ sơ có nghi vấn gian lận để tổ chức kiểm tra, xác minh ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra.
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Bộ GD-ĐT phản hồi sau "Thư gửi bộ trưởng Phạm Vũ Luận"
Sau khi nhận phản ánh về việc do chưa có thông tư liên tịch hướng dẫn về chi hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em vùng khó nên địa phương gặp khó khăn khi thực hiện, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các Vụ, Cục liên quan khẩn trương rà soát để sớm ban hành.
Trao đổi vớiphóng viên Dân trí chiều 27/2, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho hay: "Việc soạn thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định 60 của TTCP đến nay cơ bản đã hoàn tất theo quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ trưởng, các Cục, Vụ chức năng thuộc Bộ GD-ĐT đã phối hợp với các Bộ/Ngành liên quan khẩn trương rà soát lại các nội dung, chủ yếu là các vấn đề về mặt kỹ thuật để thông tư hướng dẫn được ban hành trong thời gian sớm nhất, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các cháu".
Bộ GD-ĐT đang khẩn trương rà soát để sớm ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn về chi hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ vùng khó.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 60/2011/QĐ-TTg quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non. Trong Quyết định này quy định chính sách đối với trẻ em và giáo viên.
Cụ thể, đối với trẻ em: Trẻ em mẫu giáo 5 tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9 tháng 2 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015; Trẻ em mẫu giáo dân tộc rất ít người được hưởng chính sách theo quy định tại Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015.
Trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo, các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn, hoặc cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định hoặc mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, được ngân sách nhà nước hỗ trợ 120.000 đồng/tháng và được hưởng theo thời gian học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học để duy trì bữa ăn trưa tại trường.
Đối với giáo viên: Giáo viên (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, dân lập được Nhà nước hỗ trợ ngân sách để các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện trả lương theo thang bảng lương giáo viên mầm non, được nâng lương theo định kỳ, được tham gia đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác như giáo viên có cùng trình độ đào tạo đang hợp đồng làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Giáo viên mầm non công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non tư thục được Nhà nước hỗ trợ chi phí bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Ngay sau khi có Quyết định, Bộ GD-ĐT đã khẩn trương chủ trì phối hợp với các Bộ/Ngành liên quan soạn thảo thông tư hướng dẫn và ngày 13/6/2012 bản dự thảo đã được đưa lên mạng lấy ý kiến đóng góp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do vướng mắc một số khâu "kỹ thuật" nên cho đến nay thông tư này vẫn chưa được ban hành chính thức.
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Nhập học khi có giấy báo nhập ngũ - Liệu có kẽ hở? Sau khi đăng bài "Trúng tuyển ĐH vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự", Dân trí đã nhận được hàng nghìn ý kiến của độc giả đồng tình. Tuy nhiên, có không ít ý kiến bày tỏ sự lo lắng tình trạng lợi dụng kẽ hở để không chấp hành. Thanh niên Thủ đô phấn khởi thực hiện nghĩa vụ quân sự....