Ngăn chặn sách lậu, sách giả trên môi trường thương mại điện tử
Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ hiện đại khiến phương thức mua sách của người dân cũng thay đổi.
Thay vì ra cửa hàng, người dân có thể mua sách mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một vài thao tác đơn giản trên điện thoại/máy tính. Tuy nhiên, việc mua sách trên môi trường thương mại điện tử (TMĐT) cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Hoàn tất giao dịch chỉ qua vài cú nhấp chuột
Là người thường xuyên có thói quen mua sách trên Shopee, chị Nguyễn Nhật Hà (32 tuổi, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) cảm thấy phương thức này vô cùng tiện lợi, dễ dàng. Chị Hà chia sẻ: “Có những cuốn sách, tôi tìm khắp các cửa hàng sách ở gần nhà không có nhưng lên mạng tìm thì lại có ngay. Hơn nữa, việc ra cửa hàng rất mất công đi lại, tìm kiếm, trong khi thời gian đó tôi có thể làm được nhiều việc”.
Việc mua sách trên các sàn thương mại điện tử đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, việc mua sách trên mạng cũng không phải không có rủi ro. Anh Trần Đức Anh (26 tuổi, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, có những lần mua sách trên mạng anh đã mua vào những cuốn sách giả, sách lậu. “Vì không đến trực tiếp cửa hàng nên có thể họ quảng cáo trên mạng là sách thật nhưng rao đến nhà lại là sách giả. “Tiền mất tật mang” nên những lần sau khi nhận sách tôi phải kiểm tra rất kỹ, nếu vào cuốn sách giả, sách lậu, tôi nhất quyết không lấy. Tuy nhiên, khi bị phản ánh, một số sàn TMĐT phủ nhận trách nhiệm, cho rằng chỉ là đơn vị trung gian, cung cấp nơi bán hàng chứ không lưu trữ ấn phẩm. Chính điều này làm tôi cũng như nhiều người mất niềm tin vào việc mua sách trên mạng”, anh Đức Anh băn khoăn.
Là người có nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực TMĐT, ông Trần Đình Hoằng, Giám đốc Công ty sách đại học-dạy nghề (NXB Giáo dục Việt Nam) khẳng định, thị trường sách trên môi trường TMĐT đang hết sức sôi động. Không chỉ có sách giấy mà sách điện tử cũng đang được các đơn vị phát triển kinh doanh trên môi trường này.
Hiện nay có nhiều phương thức mua sách trên môi trường TMĐT, một là thông qua website, Facebook, TikTok… của NXB, hai là trên các sàn TMĐT, trong đó có sàn TMĐT Book365.vn của Bộ Thông tin và Truyền thông do NXB Thông tin và Truyền thông trực tiếp quản lý được đánh giá là hiệu quả và với chi phí rất hấp dẫn.
Hiện nay, ngoài 4 “đại gia” cung cấp sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo thì còn rất nhiều các sàn chuyên về sách. Là nhà cung cấp sách trên môi trường TMĐT hoạt động nhiều năm nay, bà Đỗ Thảo Ly, Giám đốc điều hành Skybooks Việt Nam cho biết, TMĐT là “sân chơi” tuyệt vời cho những đơn vị chưa có điều kiện mở những cửa hàng offline, góp phần mở rộng thêm thị trường người đọc sách, người bán sách và ngành sách nói chung. Tuy nhiên, trên môi trường TMĐT cũng bộc lộ nhiều hạn chế.
“Các sàn TMĐT bán trá hình dưới nhiều phương thức, đem tới trải nghiệm xấu cho cả khách hàng lẫn tác động tiêu cực tới thị trường “sách sạch” và các tác giả. Rõ ràng đây là vấn đề “lợi bất cập hại” nếu chúng ta không biết cách bảo vệ và có những thể chế phù hợp cho các đơn vị sách chính thống”, bà Đỗ Thảo Ly bày tỏ.
Video đang HOT
Cần những cái “bắt tay”
Một trong những đơn vị làm sách có tiếng nói mạnh mẽ trong việc chống sách lậu, sách giả là First News – Trí Việt. Theo ông Nguyễn Văn Phước, Giám đốc Công ty, thời gian qua, First News – Trí Việt đã ký kết hợp tác với một số sàn TMĐT để cùng hợp tác, bàn cách ngăn ngừa sách lậu, sách giả. First News – Trí Việt đã rà soát đầu sách vào sàn TMĐT bằng cách yêu cầu các nhà bán hàng cung cấp chứng từ hợp lệ trước khi được mở gian hàng trên sàn, gồm: Hợp đồng phân phối (thường các đơn vị uy tín, được NXB công nhận mới được cấp chứng từ này) hoặc giấy bảo lãnh, bản kê mua bán. Trong trường hợp phát hiện sách giả, sách lậu, sàn TMĐT sẽ lập tức tắt sản phẩm này, tắt gian hàng của nhà bán vĩnh viễn và yêu cầu nhà bán bồi thường thiệt hại tương ứng, đồng thời thực hiện đền bù cho khách hàng 111% giá trị sản phẩm, thu hồi sản phẩm và tiêu hủy ngay lập tức.
Trao đổi với PV Báo CAND, ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam cho rằng, các vi phạm về bản quyền số ngày một nhiều, đa dạng và khó kiểm soát.
Tác giả và các đơn vị xuất bản Việt Nam dù đã chủ động triển khai một số giải pháp nhưng do chưa có tính đồng bộ nên kết quả thu được rất hạn chế. Cùng với đó, một bộ phận người dân vẫn chưa có thói quen nói không với việc sử dụng sản phẩm sách vi phạm bản quyền.
“Để cuộc chiến chống lại vấn nạn sách giả, sách lậu thực sự lan rộng, có tác động mạnh mẽ đến toàn xã hội, cần có sự chung tay của các cá nhân, đơn vị hoạt động trong ngành sách. Đặc biệt, chúng tôi đang tăng cường ký kết với các đơn vị, nền tảng xuyên biên giới để yêu cầu cam kết không trưng bày các loại sách vi phạm bản quyền”, ông Nguyễn Nguyên nhấn mạnh.
Mới đây, tại Hà Nội, Hội Xuất bản Việt Nam và TikTok Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2023-2025. Để ngăn chặn các hoạt động vi phạm bản quyền trên nền tảng mạng xã hội, hai đơn vị đã xây dựng cơ chế hợp tác chặt chẽ mua bán sách giả, sách lậu trên nền tảng, hướng tới mục tiêu các cửa hàng bán sách giả, sách lậu sẽ bị xóa trong vòng 48h kể từ khi nhận thông tin từ Hội Xuất bản Việt Nam.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Nguyên cho biết, Hội Xuất bản Việt Nam sẽ hướng tới thành lập trung tâm bản quyền mà một trong những hoạt động đầu tiên là làm đầu mối kết nối các NXB, đơn vị làm sách với TikTok. Trên cơ sở phản hồi thông tin, các trang, gian hàng, các tổ chức, cá nhân bán, giới thiệu sách vi phạm bản quyền, TikTok sẽ đồng hành cùng Hội xử lý một cách kịp thời.
“Việc ký kết này đã là bước tiến để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán sách lậu, sách giả trên môi trường TMĐT, nhất là khi TikTok có khoảng 50 triệu người dùng ở Việt Nam”, ông Nguyễn Nguyên khẳng định.
Mất cả tỉ đồng vì bẫy nhận quà trúng thưởng
Tin vào các cuộc gọi thông báo trúng thưởng, nhận quà mà nhiều người trở thành nạn nhân, bị lừa mất hơn tỉ đồng.
Phản ánh đến Pháp Luật TP.HCM, một số bạn đọc thông tin về việc đã bị một số đối tượng lừa đảo mạo danh là nhân viên của các sàn thương mại điện tử lớn gọi điện thoại thông báo trúng thưởng từ các chương trình tri ân, khuyến mãi..., sau đó chiếm đoạt hàng tỉ đồng.
Cụ thể, ban đầu các đối tượng này đã tặng vài món quà thật, có giá trị nhỏ để tạo lòng tin, sau đó tiếp tục thực hiện từng bước tinh vi để đưa nạn nhân vào bẫy.
Có quà thật nên mới tin...
Chị NCD (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết vào tháng 5-2023 có một người tự xưng tên Hà, là nhân viên của Shopee gọi điện thoại cho chị thông báo đã trúng một phần quà tri ân khách hàng của Shopee. Do cũng là thành viên kim cương của Shopee nên chị D đã tin và cung cấp thông tin cho người này. Người này gửi cho chị danh sách phần quà để người trúng thưởng chọn và chị đã chọn một bình siêu tốc. Vài hôm sau, chị D nhận được một bình siêu tốc thật.
Tiếp đó, họ lại liên hệ kêu chị tham gia một nhóm trên Telegram để làm nhiệm vụ điểm danh. Mỗi lần điểm danh chị nhận được 30.000 đồng, nhận được năm lần thì họ kêu chị làm nhiệm vụ chuyển khoản tiền nhận quà. Khi chuyển tiền vào tài khoản họ chỉ định, chỉ ngay trong ngày chị nhận lại được số tiền đã chuyển cùng tiền lãi.
"Lúc đầu, họ yêu cầu tôi chuyển chỉ vài trăm ngàn đồng rồi tăng lên vài triệu đồng, đến khi tôi chuyển số tiền đến 400 triệu đồng thì họ không chuyển lại. Họ yêu cầu tôi chuyển thêm để nâng cấp lên tài khoản VIP mới nhận lại được tiền. Do muốn lấy lại tiền nên tôi chuyển thêm nhưng họ lại viện ra nhiều lý do để kêu tôi chuyển tiền tiếp. Tổng cộng số tiền tôi đã chuyển hơn 1 tỉ đồng. Đến lúc này tôi không chuyển tiếp, mà yêu cầu trả lại hết tiền gốc thì họ chặn liên lạc của tôi luôn... Qua sự việc của mình, tôi hy vọng mọi người cảnh tỉnh trước chiêu trò này" - chị D nói.
Tương tự, chị TTXM (quận Tân Bình) vừa qua cũng bị lừa mất số tiền hơn 1,3 tỉ đồng với chiêu trò trúng thưởng. Chị M cho biết một người tự xưng là nhân viên của một sàn giao dịch thương mại điện tử lớn gọi điện thoại thông báo chị trúng thưởng từ một chương trình khuyến mãi của sàn, rồi yêu cầu chị kết bạn Zalo để chọn phần thưởng.
Mất số tiền 1,3 tỉ đồng khiến cuộc sống của chị TTXM gặp nhiều khó khăn. Ảnh: NVCC
"Tôi chọn một nồi cơm điện và họ đã gửi thật, tôi cũng không mất khoản phí nào. Sau đó, họ lại gọi nói tôi trúng một cái tivi, để nhận tivi tôi phải tham gia vào nhóm Telegram để thực hiện nhiệm vụ chuyển khoản có lãi. Lần đầu tôi chuyển 360.000 đồng thì nhận lại được 500.000 đồng, lần sau tôi chuyển 2 triệu đồng... cứ như thế mà chuyển và nhận tiền lãi.
Tiếp đó, họ nói tôi chuyển 80 triệu đồng nữa sẽ nhận được xe SH và nhiều phúc lợi khác. Với những lời dụ dỗ ngon ngọt, tôi đã chuyển thêm và nhận thêm một số món quà giá trị thấp. Đến khi số tiền chuyển hơn 1 tỉ đồng thì tôi báo không làm nữa, muốn nhận lại tiền gốc thì họ không cho nhận, chặn liên lạc của tôi luôn..." - chị M chia sẻ.
Không có việc trúng thưởng, tặng quà tri ân
Trao đổi với PV, đại diện Shopee Việt Nam khẳng định các thông tin thông báo trúng thưởng hoặc tuyển dụng được gửi qua tin nhắn, cuộc gọi cũng như các nội dung quảng cáo về việc tuyển dụng cộng tác viên tăng đơn hàng đều không phải là thông tin từ Shopee Việt Nam.
"Shopee Việt Nam không để nhân viên dùng số cá nhân để gọi điện thoại cho khách hàng. Đồng thời, từ trước đến nay Shopee Việt Nam cũng không diễn ra hình thức trúng thưởng, tặng quà tri ân khách hàng. Càng không có chuyện mời gọi tham gia nhóm để làm nhiệm vụ chuyển khoản" - vị đại diện này thông tin.
Cũng theo vị này, tất cả thông tin tuyển dụng chính thống của Shopee chỉ được đăng tải tại trang thông tin việc làm careers.shopee.vn, tài khoản Facebook chính thức Shopee Careers có tick xanh, tài khoản LinkedIn chính thức của Shopee và tại các trang tin tuyển dụng uy tín hiện đang là đối tác của Shopee.
"Khi chúng tôi được cảnh báo về bất kỳ hoạt động gian lận nào, Shopee sẽ tiến hành điều tra kỹ lưỡng và thực hiện các hành động nhanh chóng, bao gồm thông báo ngay lập tức cho tất cả các bên bị ảnh hưởng. Chúng tôi cũng khuyến cáo người dùng tỉnh táo trước những thông tin không có độ tin cậy, phải nhanh chóng báo cáo với Shopee khi nhận thấy hoạt động nào mà họ cho là đáng ngờ. Để biết thêm thông tin về các hành vi gian lận và các biện pháp phòng ngừa cần thiết, người dùng có thể truy cập trang Shopee hỗ trợ hoặc liên hệ ngay với tổng đài chăm sóc khách hàng của Shopee tại hotline 19001221 để được hỗ trợ sớm nhất" - vị này chia sẻ thêm.
Lừa đảo để chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù chung thân
Theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021, phạt tiền 2-3 triệu đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản...
Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người có hành vi chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù 12-20 năm hoặc tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 10-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Luật sư HOÀNG ANH SƠN, Đoàn Luật sư TP.HCM
Bán hàng online doanh thu hàng trăm tỷ nhưng không kê khai thuế Kết quả kiểm tra cho thấy, tổng doanh thu bán hàng của 6 cơ sở này tính đến nay đã lên tới hơn 200 tỷ đồng nhưng không khai báo thuế. Bên cạnh đó, một số cơ sở còn có dấu hiệu kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Chiều 28/6, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng...