Ngăn chặn học sinh bỏ học vào quán Internet
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa yêu cầu các trường học kiểm soát chặt chẽ việc khai thác và sử dụng Internet trong giảng dạy và học tập.
Số học sinh chơi game ngày càng tăng.
Bà Phạm Thị Hồng Nga, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: “Những năm qua, Internet cùng với hệ thống công nghệ thông tin của thành phố Hà Nội đã hỗ trợ hiệu quả trong giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng Internet còn bộc lộ nhiều bất cập ảnh hưởng đến phẩm chất, tư duy và đạo đức của học sinh hiện nay. Do vậy, Sở yêu cầu các đơn vị trường học tăng cường phổ biến, hướng dẫn khai thác và sử dụng dịch vụ Internet đúng qui định cho học sinh trong trường học cũng như nơi công cộng”.
Theo đó, bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ việc khai thác và sử dụng Internet trong giảng dạy và học tập, kết hợp với chính quyền địa phương, với các đơn vị liên quan trong việc quản lý và ngăn chặn học sinh bỏ học vào quán Internet.Nhà trường cũng cần phối hợp với gia đình quản lý tốt việc truy cập và sử dụng Internet tại nhà và các điểm công cộng trên địa bàn thành phố.
Video đang HOT
Theo Dân Trí
Kinh hoàng với biệt danh thầy cô
Ngoài thầy T. "sầu đời", cô H. "cục bột", trường học của em tôi còn có thầy T. "gù", thầy H. "đầu súp lơ", cô L. "mũi hếch", cô V. "lùn", thầy C."35"... và vô số những biệt danh "khủng" khác.
Chuyện học trò đặt biệt danh cho thầy cô giáo thì thời nào cũng có.
Có lần, khi đi ngang qua phòng cậu em trai (đang học lớp 10 một trường ở Đồng Nai), tôi vô cùng ngạc nhiên khi tình cờ nghe được đoạn đối thoại của nó với bạn học: "Ê mày! môn của thầy T. "sầu đời" có bài tập không?..hả?...năm bài lận hả?..đúng là ông T. "sầu đời" ác ghê. Thế còn môn của cô H. "cục bột" thì sao?...".
Chờ khi chấm dứt câu chuyện, tôi bước vào và vặn hỏi ngay: "Sao em lại gọi thầy cô bằng những biệt danh vô lễ như thế?". Cu cậu giải thích: "Đấy đều là những biệt danh mà những lớp khác đã đặt, tụi em chỉ học theo thôi"...
Thì ra, không chỉ có thầy T. và cô H. bị đặt biệt danh, mà còn rất nhiều thầy cô khác cũng không "thoát" khỏi. Em tôi hồn nhiên kể, trường học của nó còn có thầy T. "gù"; thầy H. "đầu súp lơ"; cô L. "mũi hếch"; cô V. "lùn"; thầy C."35"... và vô số những biệt danh "khủng" khác.
Chưa hết, trong một lần đi xe khách về quê, tôi ngạc nhiên khi nghe hai cô nữ sinh (lớp 10 ở TP. HCM) bàn tán về thầy cô: "Mày nghe chuyện thầy "Dương Quá" thích "Cô Long" chưa? Chuyện tình đẹp như trong phim vậy...nhưng mà nghe đồn bà "Cầu Thiên Xích" ra sức ngăn cản đó"...
Tôi hỏi: "Sao tụi em đặt biệt danh cho thầy cô trùng hợp quá vậy?", hai cô bé trả lời: "Dương Quá" là biệt danh của thầy Dương, "Cô Long" thì là tên thật, còn "Cầu Thiên Xích" là tên của cô Thiên... ai ngờ trùng hợp với chuyện tình của các nhân vật trong phim "Thần điêu đại hiệp" nên bọn em đặt biệt danh như vậy...
Có rất nhiều cách mà học trò ngày nay đặt biệt danh cho thầy cô: có thể là dựa vào tính cách, vóc dáng, của thầy cô; có thể biến tấu từ tên thật; cũng có khi chỉ vì không thích thầy cô đó mà đám học sinh không ngần ngại đặt ngay một biệt danh ác ý...
Ngày còn đi học, chúng tôi cũng thường đặt biệt danh cho thầy cô. Nhưng đó chỉ là những biệt danh rất dễ thương và gần gũi như: thầy P. "bác học" (vì thầy có vầng trán rộng và cặp kính dày); cô P. Kathy (vì cô rất ít khi cười)...
Những biệt danh như thế tạo cho thầy cô cảm giác vui vẻ vì được học sinh yêu mến, quan tâm, kính trọng.
Tôi nghĩ, việc đặt biệt danh cho thầy cô không xấu, trong một số trường hợp còn làm cho mối quan hệ giữa thầy và trò trở nên thân thiết, gắn bó hơn. Trái lại, những biệt danh ác ý, vô lễ ngoài việc làm tổn thương thầy cô còn làm "ô nhiễm" môi trường học đường.
Theo Vietnamnet
"Họp chợ" cuối năm "Chợ phiên" trong lớp học Cảnh "vui vẻ" đó xuất hiện ở nhiều lớp học vào những ngày cuối năm. "Ở lớp tớ, mấy ngày nay, cứ đến giờ chơi là nhóm con trai leo lên bàn ngồi đánh bài, đám con gái thì xúm lại bàn chỗ mua quần áo giảm giá, tinh thần học tập hình như... biến đâu mất tiêu",...