Ngăn chặn du lịch ‘chặt chém’ bằng công nghệ
Thời gian qua xảy ra nhiều vụ việc gây bức xúc ngành du lịch như tình trạng nâng ép giá du khách; chặt chém khách nước ngoài; vứt rác bừa bãi ra phố, sông…
Tuy vậy, các cơ quan chức năng không thể có mặt ở khắp mọi nơi để nhận diện, tiếp nhận, xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật. Thường thấy, các thông tin như trên sẽ được người dân tại hiện trường đăng tải trên các mạng xã hội, trong đó phổ biến nhất là Facebook.
Nhưng Facebook lại là một trang mạng cộng đồng chung, do vậy không tránh khỏi những hạn chế như tin giả, trôi tin, tin chất lượng thấp khiến thông tin nóng tiếp cận các cơ quan chức năng chậm hơn.
Ở tỉnh Thừa Thiên – Huế để giúp người dân gửi những vấn đề cần phản ánh đã có hàng loạt kênh thông tin như Cổng thông tin tương tác (https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn); facebook, zalo, thư điện tử, tổng đài… và đặc biệt là ứng dụng miễn phí trên điện thoại di động Hue-S được Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên – Huế triển khai từ đầu tháng 6/2019.
Những phản ánh của người dân về các lĩnh vực như trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường, hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị; các vấn đề liên quan đến an toàn, trật tự xã hội và chất lượng dịch vụ du lịch cũng như các hành vi chậm trễ, gây phiền hà; hoặc thực hiện không đúng quy định của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính.. thông qua ứng dụng Hue-S sẽ được chuyển đến cơ quan chức năng nhanh nhất.
Video đang HOT
Hình minh họa
Đơn cử, có hiện tượng chèo kéo khách, đặt bảng chỉ dẫn lấn chiếm đường đi của khu du lịch Suối Voi được người dân phản ánh ngày 18/7/2019, thông tin và hình ảnh đã ngay lập tức được chuyển tải tới Trung tâm, cơ quan chức năng thuộc huyện Phú Lộc đã có thể vào cuộc, xác minh hiện trạng và xử lý. Quá trình tiếp nhận, xử lý và kết quả đều được đăng tải công khai để người dân có thể giám sát quá trình đến khi có kết quả cuối cùng.
Bên cạnh gửi phản ánh hiện trường, ứng dụng Hue-S cũng gửi những cảnh báo nhanh của chính quyền tới người dân, du khách; đồng thời tạo nền tảng mạng lưới hỗ trợ người dùng gửi các cảnh báo đến Trung tâm xác minh, từ đó có thể cảnh báo nhanh trên diện rộng, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Quả thực đây là một trong những nỗ lực gắn kết chính quyền và người dân cùng tương tác, cùng chung tay xây dựng tỉnh nhà trở thành đô thị hiện đại, văn minh xanh – sạch – đẹp và đáng sống. Với những gì mà Huế đã làm được, địa phương này đã và đang tạo ra niềm cảm hứng lớn cho các địa phương khác trên cả nước về đô thị thông minh, chính quyền 4.0.
Theo Nghe Nhìn VN
AI có thể bắt kịp bộ não của con người trong kỷ nguyên 6G
Vào tháng 3 năm nay, Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) đã bỏ phiếu đồng thuận mở băng tần 95GHz đến 3THz cho 6G, 7G hoặc bất kỳ công nghệ thế hệ tiếp theo nào. Nhờ tốc độ truyền dữ liệu cực nhanh AI có thể ngang tầm với bộ não con người.
Tiến sĩ Ted Rappaport và các đồng nghiệp tiên phong trong nghiên cứu không dây của Đại học New York đã xuất bản một bài báo mới về IEEE, tin rằng phổ không dây sẽ còn tăng hơn nữa trong kỷ nguyên 6G. Theo họ, có thể tăng từ 5G lý thuyết 100GHz (gigahertz) lên 3THz (terahertz). Việc mở tần số THz sẽ cung cấp một thị trường khổng lồ cho các ứng dụng không dây. Băng thông mới giúp truyền dữ liệu thực sự lớn trong chưa đầy 1 giây. Điều tuyệt vời hơn nữa là lượng dữ liệu được truyền sẽ tương đương với bộ não con người.
Ví dụ, máy bay tấn công không người lái hiện tại có sức mạnh tính toán hạn chế của thiết bị trên máy bay do giới hạn kích thước của nó. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên 6G trong tương lai, với sự dẫn đường từ xa của thiết bị AI, hiệu suất chiến đấu của nó sẽ tương đương với một phi công xuất sắc. Người dùng cuối cũng dễ dàng mua một thiết bị đầu cuối có sức mạnh tính toán ở cấp độ não người và giá sẽ khoảng 1.000 USD.
Nhóm của Tiến sĩ Rappaport cũng hy vọng rằng sẽ có nhiều thiết bị sẽ được hưởng lợi, ví dụ như máy ảnh sóng milimet chụp đêm, radar độ phân giải cao và quét an toàn cơ thể người. Băng thông lớn đến mức khó tin cũng sẽ cho phép chuyển đổi từ mạng cáp quang không dây, dựa trên cơ sở hạ tầng cáp quang sang kết nối mạng và trung tâm dữ liệu.
Có rất nhiều lợi ích cho 6G, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Ví dụ, việc thu nhỏ các công nghệ cốt lõi và tác động của quang phổ đến sức khỏe con người. Ngoài ra, sóng 6G sẽ yêu cầu antenna định hướng cao, một phần vì chúng rất dễ bị nhiễu trong khí quyển, đặc biệt là antenna trên 800 GHz.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, giống như những thách thức kỹ thuật trong quá khứ, nhiều khó khăn của 6G sẽ được giải quyết từng cái một trong tương lai. Ví dụ, năng lượng tiêu thụ khi truyền dữ liệu sẽ giảm hơn nữa và antenna có mức tăng cực cao sẽ có kích thước nhỏ hơn, điều này sẽ cho phép tích hợp 6G lên các thiết bị di động.
Theo FPT Shop
Căng thẳng với Mỹ chưa ngã ngũ, Huawei chuyển hướng sang 'gắn bó' với Nga Giữa bối cảnh căng thẳng, tập đoàn viễn thông khổng lồ của Trung Quốc đang từng bước giảm sự phụ thuộc với Mỹ để chuyển sang hợp tác công nghệ với Nga. Gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei đã liên hệ với một số công ty công nghệ Nga để tạo ra các liên doanh công nghệ. Cùng với đó, Huawei...