Ngăn chặn bạo lực học đường: Định vị lại vai trò người thầy
Sự việc 5 học sinh đánh bạn cùng lớp vừa xảy ra tại Trường THCS Phù Ủng (tỉnh Hưng Yên) là bài học cảnh tỉnh chung cho cả ngành giáo dục. Câu hỏi được đặt ra là làm sao để không có những sự việc đau lòng tương tự, giải pháp nào để trường học thật sự an toàn đối với học sinh?
Hoàn cảnh xã hội buộc giáo viên phải thay đổi
Theo Th.S Nguyễn Thị Tuấn Anh, giảng viên Trường Đại học Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), vài năm trở lại đây, xu hướng giáo dục trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều chú trọng đánh giá người học lẫn người dạy ở khía cạnh năng lực, tức là sự tổng hòa của các yếu tố gồm hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm, tình cảm, thái độ, động cơ của cá nhân để giải quyết nhiệm vụ gắn liền với một bối cảnh xã hội nhất định.
Điều này thúc đẩy người giáo viên không ngừng hoàn thiện các kỹ năng đáp ứng yêu cầu đổi mới liên tục của nền giáo dục.
Để nâng cao chất lượng giáo dục cần quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa nguồn lực giáo viên.
Giáo viên Nguyễn Viết Chì, Trường THPT Châu Thành 1 (tỉnh Đồng Tháp), khẳng định “trồng người” phải có sự chung tay của các lực lượng xã hội, trong đó quan trọng nhất là sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, trước những thay đổi của đời sống xã hội, các bậc cha mẹ đôi khi cũng bế tắc trong việc giáo dục con cái.
Ở một số gia đình không có sự thông hiểu lẫn nhau giữa con cái và cha mẹ, người lớn do áp lực với cơm áo gạo tiền không còn thời gian quan tâm con cái. Ngoài ra, còn trăm ngàn tình huống người giáo viên chủ nhiệm phải đối diện khi quản lý lớp học như học sinh bị thầy cô giáo bộ môn ép đi học thêm, thầy cô đối xử bất công hay hiểu lầm, bị thất tình, mâu thuẫn với bạn bè dẫn đến xô xát, muốn nghỉ học vì chán nản chuyện gia đình, hoàn cảnh khó khăn…
Đặc biệt, ở tuổi mới lớn, vì luôn muốn được quan tâm nên đôi khi các em “thổi phồng” vấn đề của mình lên quá mức, khiến việc nhỏ trở nên trầm trọng. Nếu không được giáo viên kịp thời giúp đỡ, học sinh thường có khuynh hướng tự giải quyết vấn đề theo hướng tiêu cực, đôi khi gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Đồng quan điểm, Th.S Nguyễn Kim Chuyên, giảng viên Trường Đại học Đồng Tháp, phân tích ở độ tuổi học sinh trung học, các em chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con, khả năng nhận thức chưa chín chắn và có thể sai lệch nếu không được định hướng phù hợp. Đây cũng là lứa tuổi đối mặt với rất nhiều áp lực: Trong gia đình là những yêu cầu, kỳ vọng của cha mẹ, ông bà; ở trường là áp lực về học tập, quan hệ với thầy cô, bạn bè; ngoài xã hội, các em phải đối mặt với những cám dỗ của các trò chơi, mạng xã hội.
Video đang HOT
Chưa kể bản thân các em cũng lúng túng trước những vấn để mới nảy sinh như thay đổi về tâm sinh lý, tình yêu tuổi học trò, lựa chọn nghề nghiệp, thậm chí một số vấn đề nghiêm trọng hơn như lệch lạc giới tính, bạo hành gia đình, tệ nạn xã hội…
Kiến nghị thêm nhiều chính sách cho giáo viên
Mới đây, trong bài nghiên cứu “Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới”, PGS-TS Hà Thanh Việt, Trường Cán bộ quản lý giáo dục TPHCM, cho biết hiện nay Bộ GD-ĐT chưa có quy định, văn bản hướng dẫn cụ thể nào dành riêng cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
Theo đó, vị trí, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm chỉ được nêu một cách ngắn gọn tại khoản 4 Điều 10 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, và được diễn giải cụ thể hơn trong Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học. Tuy nhiên, do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, dẫn đến cách hiểu, vận dụng không giống nhau giữa các địa phương, cơ sở giáo dục.
Cụ thể, ở nhiều trường học, giáo viên chủ nhiệm được giao thực hiện nhiều nhiệm vụ ngoài quy định, tạo ra áp lực và tình trạng quá tải cho giáo viên. Trong khi đó, chính sách đãi ngộ dành cho lực lượng này hiện nay chưa tương xứng. Từ thực tế đó, nhà nghiên cứu này kiến nghị cần phải coi giáo viên chủ nhiệm là một chức danh quản lý trong nhà trường phổ thông, song song với việc xây dựng, ban hành quy định, văn bản hướng dẫn riêng về công tác chủ nhiệm.
Ngoài ra, theo bà Thi Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND TPHCM, ngoài sự chăm lo về vật chất, giáo viên hiện nay cần được quan tâm về sức khỏe tinh thần, bởi áp lực nghề đặt ra quá lớn. Hiện nay, ở một số đơn vị ngoài công lập đã có thêm quy định lương phụ cấp trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên, về lâu dài vẫn cần sự quan tâm căn cơ hơn từ phía cơ quan quản lý, giúp người thầy được chắp thêm đôi cánh trong hành trình đổi mới giáo dục.
Liên quan đến vụ cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền, giáo viên dạy Toán kiêm giáo viên chủ nhiệm lớp 8A1 Trường THCS Long Toàn (Bà Rịa – Vũng Tàu) dùng thước đánh vào chân 22 học sinh lớp 8A1 do các em mất trật tự, Hội đồng kỷ luật nhà trường đã họp và thông qua quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cô Huyền trong 15 ngày. Theo Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ngoài việc tạm đình chỉ giáo viên đánh học sinh, Hiệu trưởng nhà trường cũng bị xem xét xử lý tránh nhiệm quản lý nhà trường theo quy định của pháp luật.
Về vụ một nhóm học sinh Trường THCS Diễn Hùng và THCS Diễn Kim (huyện Diễn Châu, Nghệ An) đánh bạn, quay clip tung lên mạng vì cho rằng bị tố mang bầu, Hội đồng kỷ luật 2 trường đã quyết định đuổi học 1 tuần đối với em Trần Thị Huyền Tr. cùng nhóm 3 học sinh khác trực tiếp đánh bạn; khiển trách em Hồ Thị Phương Th. vì nói bạn có bầu cùng 1 học sinh khác cùng tham gia vụ việc.
MINH QUÂN
Theo SGGP
Từ vụ nữ sinh bị đánh hội đồng: Giáo dục đạo đức bị xem nhẹ
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, TS Vũ Thu Hương - chuyên gia giáo dục cho biết, khi xem clip 5 nữ sinh đánh hội đồng một học sinh lớp 9 tại Hưng Yên, bà đã sốc.
TS Vũ Thu Hương - chuyên gia giáo dục.
Đồng thời cho rằng ngày xưa việc đánh giá hạnh kiểm cho học sinh rất chặt chẽ và nghiêm túc, soi xét từng hành vi của đứa trẻ, tuy nhiên ngày nay, các em lại dễ dàng có được hạnh kiểm tốt và không phán xét khi có hành vi đáng báo động.
TS Vũ Thu Hương chia sẻ: "Điều tôi sốc nhất chính là những đứa trẻ đã có hành vi không nhân tính và sỉ nhục người khác quá nặng nề. Tôi cũng lo lắng không chỉ cho em bị bạo lực học đường mà cả những đứa trẻ đã hành hạ bạn và các em khác chứng kiến". Cũng theo TS Vũ Thu Hương, qua sự việc này cũng cho thấy sự xuống cấp về đạo đức của học sinh. Vì vậy, cần phải xem lại hệ thống giáo dục quá thiên về trang bị kiến thức mà bỏ qua giáo dục đạo đức vốn rất quan trọng.
Theo bà, giáo viên chủ nhiệm, nhà trường có trách nhiệm gì khi để xảy ra sự việc?
- Nhà trường đã bị biến thành công sở giáo dục và giáo viên giống như công nhân giáo dục, lên lớp giảng bài, chấm điểm mà không quan tâm đến kỹ năng, tính cách của học sinh phát triển lệch lạc. Nhiều năm đi dạy học, khi nhìn thấy hành vi hơi lệch lạc của học sinh, tôi rất lo lắng và lập tức kéo các em trở về chuẩn mực đạo đức hoặc trao đổi với phụ huynh để cùng giải quyết.
Tôi không hiểu tại sao những người làm giáo dục ở môi trường đó (trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, Hưng Yên - PV) bỏ qua chuyện này. Họ coi mọi chuyện rất đơn giản, giải thích với gia đình nạn nhân là đánh nhẹ nhàng thôi, sơ sơ thôi, trong khi nạn nhân bị hành hạ quá dã man thì không thể chấp nhận được. Rõ ràng chuẩn mực đạo đức của chính những người thầy này đáng báo động.
Nguyễn Thị H.Y (học sinh lớp 9A, trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, Hưng Yên) điều trị tại bệnh viện.
Bà có thể nói về trách nhiệm của các gia đình khi con có hành vi bắt nạt người khác vô nhân tính?
- Nhiều gia đình không chú ý dạy con cách ứng xử. Chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh những đứa trẻ nói trống không rất nhiều. Rồi nhiều trẻ đến nhà người khác giật đồ, lục tìm thứ nọ kia khi chưa được phép gia chủ hay trẻ em đi trên đường phố rất ngông nghênh, va chạm với người khác nhưng không xin lỗi... Ngay cách hành xử của người lớn cũng rất coi thường pháp luật như vượt đèn đỏ, lấy trộm đồ của người khác...
Ở sự việc này, cách xử lý của Bộ GD&ĐT đã thỏa đáng chưa, thưa bà?
- Bộ GD&ĐT đã phản ứng nhanh hơn và quyết liệt hơn các vụ trước khi Bộ trưởng đích thân xuống trường làm việc trực tiếp với Ban giám hiệu. Tuy nhiên, tôi nghĩ Bộ GD&ĐT phải làm việc quyết liệt hơn, không chỉ cách chức hiệu trưởng, đình chỉ giáo viên. Những người không làm đúng chức trách nhiệm vụ phải bị đưa ra khỏi ngành để làm trong sạch đội ngũ và răn đe các giáo viên khác.
Nhưng cách xử lý của Bộ GD&ĐT vẫn chỉ là chạy theo?
- Theo tôi, giáo dục phải là phòng tất cả mọi tình huống chứ không phải đi xử lý sự việc xảy ra. Giáo dục phải định hướng cho học sinh hành động, thậm chí xử lý bức xúc của các em từ trong trứng nước để không bùng phát trở thành hiểm họa gây nguy hiểm cho tất cả mọi người và xã hội.
Xin cảm ơn bà!
Thêm một nữ sinh bị bạo hành tập thể
Vụ việc xảy ra vào khoảng 17 giờ chiều 31/3. Nhóm gồm 5 nữ sinh của trường THCS Diễn Hùng và 2 nữ sinh của trường THCS Diễn Kim, huyện Diễn Châu, Nghệ An (đang học lớp 7 và lớp 8) đưa 1 nữ sinh lớp 7 trường THCS Diễn Hùng ra bãi biển, bắt bạn quỳ xin lỗi rồi đánh bằng cách tát vào mặt.
Phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu đã yêu cầu các nhà trường buộc các học sinh đánh bạn phải viết bản tự kiểm điểm, trường phải họp hội đồng giáo viên để thông báo tình hình, kiểm điểm lại việc quản lý học sinh.
Theo kinhtedothi
Cách triệt tiêu bạo lực của ngôi trường ở Lâm Đồng 7 năm trước, đánh nhau là chuyện 'thường ngày' ở trường THPT Lộc Phát. Thầy hiệu trưởng đã có nhiều biện pháp làm thay đổi tình hình. Thầy Nguyễn Hoàng Chương, Hiệu trưởng trường THPT Lộc Phát (Bảo Lộc, Lâm Đồng) chia sẻ cách loại bỏ bạo lực học đường. Giờ chào cờ sáng 1/4, sau phần tổng kết thi đua trong tháng...