Ngắm toàn cảnh trường Đại học FPT tại khu CNC Hòa Lạc

Theo dõi VGT trên

Là trường đại học đầu tiên xây dựng cơ sở khang trang tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, Trường Đại học FPT gây ấn tượng bởi nhiều điểm độc đáo và hợp lý trong thiết kế cũng như sự hiện đại và tiện dụng của cơ sở vật chất.

Ngắm toàn cảnh trường Đại học FPT tại khu CNC Hòa Lạc - Hình 1

Cơ sở chính của Trường Đại học FPT nằm tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, cách trung tâm Hà Nội 30km. Đây là điều kiện thuận lợi để có thể xây dựng một trường đại học với quy mô lớn, như một đô thị thu nhỏ, giúp sinh viên có thể tập trung cho hoạt động học tập, cũng như có nhiều trải nghiệm với cuộc sống tập thể, tự lập.

Ngắm toàn cảnh trường Đại học FPT tại khu CNC Hòa Lạc - Hình 2

Hiện nay, Trường Đại học FPT đã hoàn thiện giai đoạn 1 trên diện tích 9,1ha. Tận dụng lợi thế có sẵn với môi trường tự nhiên, các hồ nước tại đây vừa giúp điều hòa không khí trong trường, vừa là điểm nhấn lãng mạn của sinh viên.

Các khối nhà kí túc xá của sinh viên nằm xen kẽ giữa các bãi cỏ, tạo nên cảnh quan hài hòa, trong lành cho sinh viên.

Ngắm toàn cảnh trường Đại học FPT tại khu CNC Hòa Lạc - Hình 3

Bước vào khu giảng đường, không gian mở tạo cảm giác rộng rãi và thư thái. Đây là không gian tận dụng triệt để khả năng sử dụng nguồn ánh sáng tự nhiên.

Ngắm toàn cảnh trường Đại học FPT tại khu CNC Hòa Lạc - Hình 4

Một góc không gian dành cho sinh viên tại tòa nhà giảng đường. Những bộ bàn ghế hình thù độc đáo “hấp dẫn” nhiều bạn trẻ.

Ngắm toàn cảnh trường Đại học FPT tại khu CNC Hòa Lạc - Hình 5

Giảng đường của ngôi trường này được phân chia thành các phòng học nhỏ với diện tích trung bình 50 m2. Trong mỗi phòng học đều có điều hòa, wifi, máy chiếu, với quy mô tối đa 30 sinh viên/lớp nhằm tăng cường sự giao lưu giữa giảng viên và sinh viên.

Ngắm toàn cảnh trường Đại học FPT tại khu CNC Hòa Lạc - Hình 6

Trước và sau giờ lên lớp, sinh viên có thể tập trung học tập tại thư viện tiện nghi với hàng nghìn đầu sách. Đặc thù phải làm nhiều bài tập nhóm, sinh viên FPT khá tận dụng không gian mở, xinh xắn và tiện nghi của thư viện sát hồ này.

Ngắm toàn cảnh trường Đại học FPT tại khu CNC Hòa Lạc - Hình 7

Ở đây cũng có các đầu sách được cập nhật thường xuyên dành cho sinh viên học và tham khảo.

Ngắm toàn cảnh trường Đại học FPT tại khu CNC Hòa Lạc - Hình 8

Kí túc xá của sinh viên tiện nghi và thoáng đãng. Mỗi sinh viên có bàn học, giá sách, giường ngủ và tủ quần áo riêng biệt. Mỗi phòng tiêu chuẩn từ 3-4 sinh viên với khu vệ sinh riêng, đặc biệt các phòng đều được trang bị bình nóng lạnh.

Video đang HOT

Trong khuôn viên trường, có nhiều địa điểm cho sinh viên vui chơi, giải trí tổ chức các hoạt động ngoài trời cũng như thi đấu thể thao.

Ngắm toàn cảnh trường Đại học FPT tại khu CNC Hòa Lạc - Hình 9

Khu thể thao của trường với sân bóng cỏ nhân tạo, nhà tập Vovinam, sân trượt băng, sân thể thao đa chức năng…

Ngắm toàn cảnh trường Đại học FPT tại khu CNC Hòa Lạc - Hình 10

FPT là ngôi trường đại học đầu tiên xây dựng sân băng nhân tạo cho sinh viên. Với tổng diện tích mặt sàn gần 850 m2, trong đó sân trượt rộng hơn 400 m2, sân băng là điểm nhấn đặc biệt trong các hoạt động thể thao của sinh viên FPT.

Ngoài trượt băng, sinh viên còn có thể chơi một số bộ môn thể thao khác như khúc côn cầu, liễu kiếm trên băng..

Ngắm toàn cảnh trường Đại học FPT tại khu CNC Hòa Lạc - Hình 11

Sân bóng đá cỏ nhân tạo hiện đại là địa điểm hấp dẫn không kém sân băng, nhất là trong mùa giải bóng đá sinh viên.

Các hoạt động nghệ thuật cần không gian phòng tập và biểu diễn sẽ diễn ra tại Phòng nghệ thuật đa chức năng Black Box – nơi tổ chức các sự kiện dành cho sinh viên như hòa nhạc, trình diễn nghệ thuật, triển lãm, chiếu phim, hội thảo, các cuộc giao lưu, sân khấu kịch…

Ngắm toàn cảnh trường Đại học FPT tại khu CNC Hòa Lạc - Hình 12

Bếp ăn tập thể do nhà trường tự vận hành. Các suất ăn tại đây được trợ giá nên ở mức hợp lý với 17.000 đồng/ bữa.

Ngoài ra trường cũng xây dựng siêu thị mini với hơn 2.000 mặt hàng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của sinh viên.

Là ngôi trường đầu tiên xuất hiện tại khu CNC Hòa Lạc, Đại học FPT đã tận dụng không gian để xây dựng một trường đại học kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và các công trình học tập hiện đại. Hy vọng rằng trong thời gian tới, mảnh đất này sẽ đón thêm nhiều công trình giáo dục độc đáo và tiện dụng cho sinh viên, thực hiện mục tiêu xây dựng làng đại học hiện đại với chất lượng quốc tế.

Theo dân trí

Năm học mới: Trĩu nặng tiền trường

Theo Luật Giáo dục, học sinh tiểu học được miễn hoàn toàn học phí, nhưng nhiều phụ huynh nói họ phải chịu gánh nặng tiền trường lớn nhất.

Chưa khai giảng đã phải chi tiền triệu

Anh Th. có hai con học Trường Tiểu học Thành Công A (quận Ba Đình, Hà Nội), một cháu học lớp lớn, một cháu năm nay vào lớp 1. Từ 1/8, cả hai cháu đều phải đi học hè, mỗi tuần 4 ngày (2 buổi/ngày), từ thứ Hai đến thứ Năm.

Cả tiền bán trú và tiền học, anh phải đóng cho mỗi con trên 1 triệu đồng. Tuy nhiên, theo anh Th., số tiền đó không nhằm nhò gì so với các khoản mà anh phải đóng cho cháu thứ hai.

"Tôi xin học cho con diện trái tuyến với tổng chi phí chạy trường là 900 USD. Khoảng giữa tháng 7 vừa rồi, trường gọi những phụ huynh có đơn học trái tuyến, trong đó có tôi đến làm thủ tục nhập học. Trong khi làm thủ tục, một cán bộ tuyển sinh thông báo, trường cần sự ủng hộ của phụ huynh để nâng cấp xây dựng cơ sở vật chất. Dù cán bộ đó nhấn mạnh đây là khoản tự nguyện nhưng mức tối thiểu là 1,5 triệu đồng, ai có điều kiện thì đóng hơn", anh Th. kể.

Năm học mới: Trĩu nặng tiền trường - Hình 1

Trẻ oằn lưng cõng đồ dùng học tập, phụ huynh oằn lưng lo tiền trường. Ảnh:Xuân Phú

Chuẩn bị vào năm học mới, trường tổ chức cho từng lớp khối 1 họp phụ huynh. Trong buổi họp, giáo viên cùng một vị phụ huynh là đại diện lâm thời (do cô giáo chỉ định) phổ biến dự kiến xây dựng mô hình lớp học tương tác, phải đầu tư máy điều hòa, máy chiếu, bảng tương tác với mức thu dự kiến khoảng 3 triệu đồng/phụ huynh.

Mỗi phụ huynh được phát đơn rồi điền vào, sau đó đóng tiền luôn. Anh Th. lo lắng: "Chưa khai giảng mà nhà tôi đã tốn 8 triệu đồng cho hai đứa.

Rồi sẽ tiếp tục tốn kém nữa vì có rất nhiều khoản mọi năm thu mà năm nay vẫn chưa triển khai thu. Khoản quỹ phụ huynh chắc dễ lên đến tiền triệu, nếu không, bét ra cũng dăm bảy trăm ngàn đồng/học kỳ".

Rộ mốt lớp học tương tác

Nhiều năm trước, các trường đua nhau sắm máy chiếu. Mốt bây giờ là lớp học tương tác với mức đầu tư thiết bị lên đến hàng trăm triệu đồng/lớp.

Năm ngoái, một trường tiểu học ở quận Thanh Xuân, Hà Nội kêu gọi đóng góp của phụ huynh để đầu tư mỗi khối 1-2 lớp học tương tác với chi phí 135 triệu đồng/bộ. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều phụ huynh, với danh mục thiết bị mà trường kê ra, chỉ khoảng 70 - 80 triệu đồng/bộ.

Năm nay, để tránh sự soi mói của phụ huynh, nhiều trường chỉ thông báo mức giá chung cho một bộ thiết bị, từ đó chia ra suất đóng góp của từng phụ huynh.

Một phụ huynh trường Tiểu học T.T (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nói: "Theo thông báo của nhà trường, nếu cho con tham gia lớp học tương tác, mỗi cháu đóng khoảng 5 triệu đồng. Nhà trường trấn an phụ huynh bằng cách nhấn mạnh thiết bị này sẽ được dùng trong 5 năm học nên mỗi năm phụ huynh chỉ mất 1 triệu đồng".

Nhiều phụ huynh cho biết, nhà trường tuy không ép phụ huynh nhưng vẫn thành ra ép.

"Sau khi phân lớp, họ thông báo lớp sẽ theo mô hình tương tác. Ai đồng ý thì đóng tiền. Ai không đồng ý thì trường sẽ chuyển sang lớp khác. Đang mừng vì con được vào lớp có cô tốt nên tâm lý phụ huynh nói chung là tặc lưỡi đóng tiền vì sợ con bị chuyển vào lớp mà giáo viên dạy không tốt", một phụ huynh học sinh lớp 1C nói.

Trường T.T là một trong những trường triển khai mô hình lớp học tương tác thuộc diện mạnh tay. Nếu như các trường khác chỉ rón rén triển khai mỗi năm 1-2 lớp thì Trường T.T triển khai hàng loạt.

Năm học mới: Trĩu nặng tiền trường - Hình 2

Chị công nhân Mai Thị Út méo mặt lo cho con trai vào lớp 1.

Theo thông báo ban đầu của nhà trường, các khối 1 sẽ triển khai 3 lớp/khối. Nhưng theo nhiều phụ huynh, số lớp tham gia mô hình tương tác của trường nhiều hơn so với dự kiến.

"Chúng tôi tự hỏi, phải chăng vì được chi % nên nhà trường làm mạnh? Nếu tính bình quân tiền hoa hồng là 10% thì với mô hình lớp học tương tác này nhà trường thu về không dưới 100 triệu", một phụ huynh tính toán.

Trao đổi với PV, ông Trần Hữu Độ, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết, sẽ yêu cầu phòng GD&ĐT các quận, huyện kiểm tra các nơi đã tổ chức việc thu góp.

"Tôi không hiểu vì sao nhiều trường lại phải vận động phụ huynh đóng góp để đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục. Về cơ bản, ngân sách thành phố đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các trường", ông Độ nói.

Bên hành lang cuộc họp giao ban với 29 quận/huyện toàn thành phố sáng 23/8, ông Đỗ Đình Hồng, Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội, cho biết, chỉ trong một vài ngày tới, thành phố sẽ ban hành văn bản hướng dẫn về việc thu chi trong nhà trường.

"Một khi chưa có hướng dẫn thì không một cơ sở giáo dục nào được phép triển khai việc thu góp. Nếu cơ sở nào đã tổ chức thu là làm sai", ông Hồng nói.

Trong cuộc họp, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, khẳng định các lãnh đạo UBND quận/huyện phải chịu trách nhiệm về hoạt động giáo dục trên địa bàn mình quản lý, trong đó có vấn đề thu chi.

Nhọc nhằn và xoay xở

Để con có ngày tựu trường như các bạn bè khác, phụ huynh nghèo ở nhiều địa phương lại phải gồng gánh thêm những nỗi lo.

Để có đầy đủ sách vở, đồng phục cho con trai Nguyễn Duy Phước bước vào lớp 1, chị Mai Thị Út, 35 tuổi ở xóm trọ 34/10 khu phố Đông Nhì, phường Lái Thiêu (huyện Thuận An, Bình Dương), phải sắm dần từ tháng 6.

"Sắm một lần tiền đâu mà kham cho nổi. Tui phải mua từ từ, lúc mấy cuốn vở, lúc bộ áo quần. Hôm qua nhận tiền tăng ca, mua được cái cặp 120 ngàn đồng, tà tà từ tháng 6 đến giờ mới tạm đủ cho con vào lớp 1", chị Út chia sẻ.

"Ở đây cái gì cũng đắt đỏ. Nuôi ăn học một đứa đã bạc mặt rồi, thêm một đứa đi học là chịu không thấu đâu", anh Nguyễn Văn Siêng, chồng chị Út, than thở.

"Tiền học phí đầu năm 800 ngàn, tiền ăn trưa 740 ngàn. Chưa kể các khoản thu khác. Mà tụi tui công nhân tan ca 7 giờ tối, làm sao đón cháu được. Vậy là phải nộp thêm 400 ngàn nhờ cô giáo giữ cháu hộ. Mà nghe nói chưa chắc đã xin được. Sơ sơ cũng mất nguyên một tháng lương thợ may của "tui rồi", chị Út nhẩm tính. Chị Nguyễn Thị Sáu, công nhân công ty Copal ở Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, TPHCM một mình nuôi con 6 năm nay do chồng mất sớm. Chưa kịp mừng vì con vào lớp 1 Trường Tiểu học Huỳnh Tấn Phát, mới đây chị Sáu nhận được giấy báo đóng tiền trường cho con với gần 10 hạng mục phải đóng. "Mới tính sơ sơ hết 3 triệu đồng rồi, trong khi lương công nhân tụi tui có tăng ca cũng chỉ hơn 2 triệu/tháng", chị Sáu nói.

Gia đình khó khăn, trước mỗi kỳ con vào học, chị Thái Thị Lan, ở quận 4, TPHCM, thường ra khu chợ sỉ tập vở, dụng cụ học sinh trên đường Phùng Hưng, quận 5 để sắm đồ cho con.

Giá cả tăng 10-15%, gia đình có 2 con đi học nên chị Lan quyết định tìm hàng bình ổn giá để giảm bớt chi phí.

"Đầu năm học phải lo tất tần tật dụng cụ học tập cho con, cái gì cũng tăng nhưng lương hai vợ chồng chỉ hơn 5 triệu đồng/tháng nên tôi phải săn hàng bình ổn mua cho con. Giảm được đồng nào hay đồng ấy", chị cho biết.

Anh Văn Tài, công nhân ở khu Công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương), cho biết, không có tiền để cho con vào học lớp 1 trường chính quy, nên mới đây phải gửi con tới các lớp học tình thương, mong cháu học được chữ nào hay chữ đó.

Bà Tuyết, chủ xóm trọ đồng thời cũng là người mở lớp học tình thương ở phường Lái Thiêu (Thuận An, Bình Dương), cho biết: "Cứ vào đầu năm học mới là tất cả các gia đình công nhân có con em đến trường đều xin nợ tiền phòng. Người ít thì một tháng, có nhà xin nợ 3 tháng".

Năm học mới: Trĩu nặng tiền trường - Hình 3

Em Thạch Thị Ly đi bán vé số để kiếm tiền mua sách vở cho năm học mới.

Để có thêm tiền phụ giúp gia đình trang trải đầu năm học, nhiều em nhỏ phải đi bán vé số, đánh giày, lượm ve chai... suốt cả mùa hè. Em Thạch Thị Ly (8 tuổi, quê Sóc Trăng) đi bán vé số hơn 2 tháng nay.

Mỗi ngày, em kiếm được hơn 30.000 đồng, tất cả đều đưa cho mẹ. "Con thích được đi học nên dù đi bán vé số có vất vả một chút nhưng lại có tiền mua sách vở", bé Ly nói.

Trường học thu phí quản nhiệm Sóc Trăng (TP) - Trường THCS&THPT Lê Hồng Phong (TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) ngoài thu tiền học phí thu theo quy định, còn thu tiền điện, nước, vệ sinh và một loại phí rất lạ: phí quản nhiệm. Tiền điện, nước, vệ sinh mỗi học sinh đóng 4.000 đồng/tháng. Còn phí quản nhiệm chỉ thu với học sinh lớp 12, mỗi học sinh đóng 120.000 đồng/năm học. Theo giải thích của giáo viên, phí quản nhiệm là để sử dụng vào công tác quản lý học sinh (?). Hiệu trưởng Phạm Ngọc Phụng cho rằng "phí quản nhiệm đã được phụ huynh học sinh đồng ý". Nhưng nhiều phụ huynh học sinh nói, nhà trường đã đặt ra nên phải theo. Còn các khoản thu khác, Hiệu trưởng Phụng "mong muốn phụ huynh học sinh chia sẻ vì kinh phí eo hẹp". Tuấn Ngọc

Theo tuổi trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Hot lại đám cưới xa hoa tại lâu đài Thành Thắng - Ninh Bình: Riêng tiền hoa tươi đã ngốn 15 tỷ
16:40:38 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh gặp khủng hoảng sự nghiệp nghiêm trọng
15:57:09 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024
Bức ảnh mỹ nhân ngủ quên ở lễ trao giải hé lộ 1 điều khiến 40 triệu người thích thú
16:03:42 18/11/2024
Màn giả gái viral khắp cõi mạng vì đẹp không kém gì hội mỹ nhân
13:58:47 18/11/2024
4 mỹ nhân cổ trang đẹp nhất màn ảnh Hoa ngữ 2024: Một ngôi sao chảnh chọe nhất Trung Quốc nhưng visual đỉnh thôi rồi
13:45:38 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Người đàn ông trúng số hơn 15 tỷ, 24 người quen lần lượt đòi nợ nhưng đều nhận 1 tin nhắn bí ẩn: Không ai lấy được một đồng nào

Netizen

19:37:17 18/11/2024
Năm 2007, ông Thạch Thành Cương, một cư dân tại Thượng Hải, Trung Quốc, trở thành tâm điểm chú ý khi bất ngờ trúng giải độc đắc trị giá 5 triệu NDT (tương đương khoảng 17,5 tỷ VNĐ)

Công an Hà Nội xử lý hình sự 2.837 vụ, thu giữ hơn 1 tấn ma túy trong 10 tháng

Pháp luật

19:36:59 18/11/2024
Chỉ trong vòng 10 tháng năm 2024, Công an TP Hà Nội đã phát hiện, đấu tranh xử lý hình sự 2.837 vụ với 4.052 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ hơn 1 tấn ma túy.

Ngày càng không nhận ra "nàng thơ" Hải Tú

Sao việt

19:29:48 18/11/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, Hải Tú vừa xả kho bộ ảnh mới. Mỹ nhân sinh năm 1997 khiến người hâm mộ không khỏi bất ngờ khi lựa chọn tạo hình khác lạ để thực hiện bộ ảnh.

Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử

Thế giới

19:29:39 18/11/2024
Con số trên do chiến dịch tranh cử của bà Harris và Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) đưa ra, theo Bloomberg hôm nay 16.11.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

Sức khỏe

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Nữ diễn viên nổi tiếng tung tin nhắn bị "tú ông" mồi chài, ngã giá 1,6 tỷ đồng để đi khách

Sao châu á

19:18:28 18/11/2024
Ngày 18/11, tờ The Star đưa tin nữ diễn viên Mạch Thi Tình gây xôn xao dư luận khi công khai tin nhắn cô bị 1 người đàn ông tự xưng là đại diện thương hiệu mồi chài, gạ gẫm đi khách.

Thanh Lam "ke đầu" hát dân ca Nam Bộ

Tv show

19:12:37 18/11/2024
Sau những lần đu dây, khoe vũ đạo bắt mắt, diva nhạc Việt tiếp tục khiến khán giả bất ngờ với màn ke đầu và hát dân ca Nam Bộ ngọt ngào.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

Uncat

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

Tin nổi bật

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

6 thành phần dưỡng da lý tưởng mùa hanh khô

Làm đẹp

18:16:39 18/11/2024
Tuy nhiên cần lưu ý, niacinamide hoạt động tốt nhất ở pH trung tính (khoảng 5 - 7). Nếu sử dụng sản phẩm có pH quá thấp (như các sản phẩm chứa axit mạnh) hoặc quá cao, niacinamide có thể bị phân giải thành niacin, gây kích ứng da.

Khung hình hot nhất hiện tại: Hoa hậu Thùy Tiên đọ sắc cực căng bên Miss Universe 2024

Người đẹp

18:11:15 18/11/2024
Trước ống kính, Hoa hậu Thùy Tiên và Victoria Kjr Theilvig nở nụ cười tươi tắn. Cả hai người đẹp đã có màn so kè nhan sắc bất phân thắng bại.