Ngâm rau sống vào nước muối loãng không loại trừ sạch mầm bệnh
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), rau sống với đa dạng các loại rau gia vị cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng.
Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra, trong rau sống còn có các loại rau thơm cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật.
Ảnh minh họa.
Thế nhưng, nếu rau sống không bảo đảm vệ sinh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định, thì đây lại là món ăn mang theo mầm bệnh, khiến người sử dụng dễ bị tiêu chảy, ngộ độc, nhiễm giun sán, nhiễm độc cấp và mạn tính. Do đó, khi sử dụng rau sống cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.
Video đang HOT
Việc ngâm rau sống vào dung dịch thuốc tím loãng (thường là dung dịch thuốc tím 1%) hoặc nước muối loãng đều không bảo đảm loại trừ sạch mầm bệnh. Qua một số nghiên cứu cho thấy, trong môi trường thuốc tím, nước muối loãng không có tác dụng với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, lượng hóa chất bảo vệ thực vật giảm đi không đáng kể, nếu không rửa lại nhiều lần.
Sán bò trong gan người đàn ông thích ăn đồ sống
Do thói quen thích ăn rau, gỏi cá sống và không tẩy giun định kỳ, người đàn ông phải nhập viện vì mắc sán lá gan.
Sáng 15/6, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, TP.HCM, cho biết các bác sĩ tại đây vừa phẫu thuật nội soi gắp số lượng lớn sán lá gan trong đường mật bệnh nhân V.Đ. (55 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM).
Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng từng cơn, đau nhiều vùng thượng vị, kèm theo buồn nôn nhiều. Bệnh nhân được thăm khám và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng, siêu âm, chụp CT để đánh giá.
Các bác sĩ chuyên khoa Ngoại Tổng quát kết luận bệnh nhân bị nhiễm trùng đường mật do tắc nghẽn đoạn cuối ống mật chủ, cần được chụp hình đường mật ngược dòng qua nội soi ERCP.
Trong quá trình nội soi can thiệp, các bác sĩ phát hiện trong đường mật của bệnh nhân có rất nhiều sán lá gan đang di chuyển lúc nhúc.
Hình ảnh sán trong đường mật bệnh nhân qua. Ảnh: Ái Nguyễn.
Bác sĩ đã dùng rọ gắp sán trong ống mật chủ, đồng thời, ngay lập tức chuyển mẫu sán xuống phòng xét nghiệm để đọc định danh. Sau đó, bác sĩ bơm rửa làm sạch đường mật của bệnh nhân.
Hai ngày sau nội soi can thiệp, sức khỏe của người đàn ông đã hồi phục. Bệnh nhân được chỉ định tiếp tục điều trị bệnh lý sán lá gan trong thời gian tới. Đặc biệt, sau khi được các bác sĩ cho xem lại clip khi phẫu thuật nội soi, bệnh nhân và người nhà không khỏi bất ngờ và kinh hãi trước hình ảnh vô số sán lá gan lúc nhúc ở cơ thể mình.
Bệnh sán lá gan thường có các triệu chứng đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức. Bệnh có tính chất gây đau không đặc hiệu, có thể âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng.
Bệnh nhân thường mệt mỏi, cảm giác đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau cơ và mẩn ngứa. Nếu có những dấu hiệu này, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời.
Để phòng tránh bệnh sán lá gan và các bệnh ký sinh trùng khác, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên thực hiện ăn chín, uống sôi, không nên ăn các loại thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến.
Cả gia đình cần tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần; hạn chế ăn rau sống, chỉ ăn khi mua ở nơi đảm bảo và vệ sinh rửa rau sạch đúng quy trình; tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nơi ở sạch sẽ.
Ăn nhiều rau sống tưởng tốt ai dè vẫn rước bệnh vào người Trời càng nóng thì những món ăn như gỏi trộn, salad... càng được ưa chuộng. Dù thế, các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn quá nhiều, vì rất có thể sẽ bị nhiễm giun sán và các bệnh không mong muốn. Các loại nộm rau sống được ưa chuộng vào những ngày nắng nóng. Rau sống cung cấp nhiều chất dinh dưỡng,...