Ngắm nhà cổ gần 100 tuổi ở TPHCM, chủ nhân dùng vàng đổi về để dựng lại
Đam mê kiến trúc xưa từ nhỏ, ông Đỗ Văn Dũng bỏ ra gần 20 tỷ đồng dựng lại nguyên bản căn nhà cổ gần 100 tuổi, xây dựng khu vườn theo phong cách Nam bộ.
Chốn nghỉ dưỡng rộng 3.000m2 của ông Đỗ Văn Dũng (62 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) nằm ở phường Long Phước, TP Thủ Đức được xây dựng từ năm 2000. Nơi đây ông trồng cây, đào ao, dựng nhà cổ xưa với phong cách nhà vườn độc đáo.
Không làm kiểu giả cổ theo kiểu nhà xưa như nhiều người, các khu du lịch, năm 2002 ông mua căn nhà có tuổi đời gần 100 năm tuổi ở Bình Dương mang về khu đất dựng lại. Ngôi nhà cổ được lắp ráp gần như nguyên bản, hoàn thành sau nửa năm với đặc trưng nhà chữ Đinh, phía trước hàng cau, cây cảnh, ao, nhà thuỷ tạ mang kiểu kiến trúc Nam bộ.
Căn nhà không có nội thất được ông Dũng mua lại bằng vàng từ 20 năm trước, tương đương hơn 1,5 tỷ đồng với thời giá hiện nay. “Tôi mê kiến trúc nhà cổ xưa từ khi còn nhỏ. Khi có điều kiện tôi tự mày mò tìm hiểu, học hỏi các nghệ nhân, sách báo về kiến trúc… để thực hiện một ngôi nhà cho riêng mình”, ông Dũng chia sẻ.
Ngoài kiến trúc chính nhà hình chữ Đinh, khi dựng lại chủ nhân còn chế thêm một chái bên gian chính và làm thêm phần hậu lưu để ngủ.
Video đang HOT
Toàn bộ căn nhà có diện tích 200m2, được dựng bằng 54 cột gỗ gõ mật. Gian chính ngôi nhà có diện tích 60m2, với đầy đủ nội thất đặc trưng như bộ trường kỷ, phản, bộ bàn ghế ăn cơm, án thờ, tủ…đều có tuổi đời khoảng 50 năm.
Những đồ nội thất xưa này ông sưu tầm qua nhiều năm để vừa sử dụng vừa trang trí, tạo nên nét hoài cổ đồng bộ cho không gian sống, nơi thờ tự của gia đình. Lâu nay căn nhà được ông Dũng cho các đoàn làm phim mượn miễn phí để làm bối cảnh quay.
Khá nhiều đồ nội thất xưa chủ nhân sưu tập qua nhiều năm được đặt gọn gàng, bảo quản cẩn thận khắp các gian phòng của ngôi nhà.
Những chiếc đèn dầu phong cách châu Âu của chủ nhân ngôi nhà ông mua được giữa nguyên, trang trí và thay bằng điện sử dụng đúng vị trí ban đầu khi dựng lại căn nhà.
Nhiều án thư mặt trước, cửa gian chính điêu khắc nhiều loại hoa văn, hình dáng khá tinh xảo, mang phong cách nhà xưa cũ.
Ông Dũng cho biết, hệ thống kèo, cột, mái của ngôi nhà còn rất chắc chắn, không bị mối mọt nên khi tháo dỡ chỉ cần đánh số các bộ phận rồi về dựng lại mà không phải trùng tu mất nhiều thời gian. Khi dựng lại ngôi nhà, các phần tường gạch, khung cửa sắt, cửa gỗ, lỗ thông gió, ánh sáng đều được giữ nguyên kiến trúc ban đầu. Gạch dựng lại nhà được ông mua ở Đồng Nai, còn ngói đặt mua từ Bình Dương và lợp theo kiểu vảy cá.
Ông Dũng cho biết, ông đã bỏ ra gần 20 tỷ đồng để xây dựng khu nhà vườn của mình, chưa tính tiền đất. Khu vực phía sau, một số căn nhà gỗ cũng đã và đang được chủ nhân khác dựng lại theo nhiều phong cách vùng miền của kiến trúc xưa Việt Nam.
TP.HCM sẵn sàng cho việc phong tỏa 3 khu phố, 3 ấp chống dịch
Sau khi Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM bổ sung một số quy định về giãn cách, các địa phương nằm trong danh sách phong tỏa đã sẵn sàng phương án thực hiện.
Đường liên xã thị trấn Tân Hiệp được dựng rào chắn cảnh báo - Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo đó, thành phố sẽ thiết lập phong tỏa khu phố 2, 3, 4 phường An Lạc (quận Bình Tân) và ấp Tân Thới 2, Tân Thới 3, ấp Thới Tây 1 thuộc xã Tân Hiệp (huyện Hóc Môn). Đây là hai nơi được đánh giá là dịch đang nguy hiểm, phải phong tỏa.
Ghi nhận tại các địa phương này, việc chống dịch đang diễn ra hết sức nghiêm ngặt. Người dân địa phương cũng đã chuẩn bị tinh thần cho việc phong tỏa, đồng hành cùng thành phố chống dịch.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online , khoảng 23h30 tối 19-6, trên nhiều tuyến đường tại phường An Lạc, quận Bình Tân, lực lượng chức năng đã vận chuyển hàng rào chắn đến các khu vực cửa ngõ chờ sẵn để chuẩn bị cho công tác chốt chặn quanh các khu phố 2, 3, 4.
Dù chưa đến giờ thực hiện lệnh giãn cách nhưng trên nhiều tuyến đường tại quận Bình Tân như: Võ Văn Kiệt, Hồ Học Lãm, Kinh Dương Vương đã vắng người qua lại, nhiều hàng quán cũng chủ động đóng cửa.
Theo lãnh đạo UBND phường An Lạc, từ 0h ngày 20-6, phường tổ chức lập các chốt phòng dịch tại các tuyến đường, hẻm để kiểm soát xe cộ ra vào các khu vực thực hiện giãn cách nhằm đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch COVID-19.
Còn tại 3 ấp thuộc xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, chính quyền địa phương cũng tổ chức tuyên truyền cho người dân về phương án phong tỏa. Người dân tại đây cũng cho biết đã sẵn sàng cho việc phong tỏa, chống dịch mà thành phố ban hành.
Từ chiều 19-6, nhiều rào chắn, biển cảnh báo đã được dựng lên. Ông Trần Văn Khuyên, bí thư Huyện ủy Hóc Môn, cho biết việc chống dịch, phong tỏa đã được thực hiện nhiều ngày nay chứ không chỉ hôm nay.
Hiện tại các phương án về lương thực, nhu yếu phẩm đều đã được triển khai để đảm bảo cuộc sống người dân. Huyện đã thông báo để người dân nắm thông tin về việc thiết lập phong tỏa theo chỉ thị mới. Sau 0h ngày 20-6, việc này sẽ được triển khai nghiêm ngặt.
Phường An Lạc sẽ lập chốt chặn tại 22 điểm - Ảnh: NHẬT THỊNH
Từ 23h30, lực lượng chức năng đã có mặt tại đường Hồ Học Lãm để phong tỏa khu vực - Ảnh: NHẬT THỊNH
Tìm người từng tới quán xôi và tiệm bánh mì Lâm Phát ở quận 5 TP.HCM Trạm Y tế phường 7, quận 5, TP.HCM phát thông báo tìm người từng tới quán xôi và tiệm bánh mì Lâm Phát do liên quan đến ca mắc COVID-19. Ngày 19/6, thông tin từ Trạm y tế phường 7, quận 5, TP.HCM cho biết, lực lượng chức năng vừa phát đi thông báo tìm những người đến 2 địa điểm mà bệnh...