Ngậm ngùi thưởng Tết giáo viên
Trong khi tại nhiều doanh nghiệp, người lao động được thưởng Tết hàng chục triệu đồng thì với những người thầy, người cô đang hàng ngày đứng trên bục giảng, chuyện thưởng Tết chỉ là những lời thở dài…
Ngậm ngùi những trường vùng cao
Tại các tỉnh vùng núi phía bắc như Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang… việc thưởng Tết cho giáo viên là một điều quá xa vời.
Thưởng Tết đối với giáo viên vùng cao là điều xa vời
Trường THCS Bản Lang (Phong Thổ, Lai Châu) thưởng Tết bằng cách cho giáo viên nhận trước một tháng lương. Nhưng năm nay, do ngân sách đã cạn nên trường vẫn chưa thể thực hiện được hình thức này.
Tại các huyện của Điện Biên, Sơn La, Hà Giang… giáo viên không hề có khái niệm thưởng Tết. Các thầy cô cắm bản tại đây tâm sự: “Bà con trong bản còn chẳng có đủ tiền để mua sách vở, quần áo, lấy đâu ra tiền để hỗ trợ Tết cho giáo viên. Năm nào được mùa, giáo viên không phải trích tiền đỡ đần cho học sinh là đã quý lắm rồi”.
Thầy Nguyễn Văn Chung, giáo viên Trường THCS Nà Khoa (Mường Nhé, Điện Biên), thổ lộ: “Ba năm dạy ở trường vùng cao, chúng tôi không hề có khái niệm thưởng Tết. Ngày Tết muốn về quê phải vay mượn thêm mới có đủ tiền tàu xe”.
Video đang HOT
Hiệu trưởng các trường cho biết, ngành giáo dục không có ngân sách nào cho khoản thưởng Tết, tất cả chỉ trông chờ vào sự “tự thân vận động” của từng trường. Nếu như ở thành phố còn có thể thu thêm các khoản ngoại khóa, học thêm hay nâng cao, lấy đó làm quỹ phúc lợi cho giáo viên cuối năm, thì ở các tỉnh miền núi, không trường nào có thể làm được điều đó. Vận động được các em đến lớp đã là khó khăn lắm rồi, bố mẹ các em lấy đâu ra tiền để đóng góp thêm, có chăng chỉ là mấy củ khoai, bó rau, miếng thịt lợn rừng… tặng thầy cô mà thôi. Các trường dù dè xẻn đến đâu cũng chỉ có thể đủ đề bù đắp cho học sinh lên lớp hàng ngày chứ không dư ra được chút nào để có thể động viên được giáo viên trong dịp Tết.
Một cô giáo tại huyện Sơn Vĩ (Hà Giang) bùi ngùi chia sẻ: “Chúng tôi chẳng mong đợi gì chuyện thưởng Tết, khi mà học trò của tôi còn không đủ quần áo để đến trường. Có những gia đình không có nổi 50.000đ để mua gạo thì việc cho con đi học đã là một cố gắng quá sức rồi”.
Tại tỉnh Quảng Ngãi, giáo viên cũng gần như không có thưởng Tết. Trường nào khấm khá thì giáo viên được nhận 100.000đ, còn không thì chỉ là vài món quà nhỏ hoặc chẳng có gì. Tại các xã vùng cao như Trà Trung, Tây Trà, Ba Tơ, Bình Sơn…, có những giáo viên 23 năm đi dạy học, chưa một lần nhận được quà Tết chứ đừng nói đến tiền thưởng hay hỗ trợ Tết.
Thành phố cũng lao đao
Không nói đến các huyện vùng cao, ngay tại các thành phố, mức thưởng Tết cho giáo viên cũng thấp… kỷ lục.
Tại thành phố Nam Định, thưởng Tết cho giáo viên chỉ dừng ở mức… tượng trưng. Do thu nhập của người dân còn thấp nên các trường cực kỳ khó khăn trong việc dành một khoản cuối năm cho giáo viên. Giáo viên cấp học mầm non, tiểu học, THCS được khoảng 50.000đ, còn ở cấp THPT giáo viên được khoảng 100.000-200.000đ.
Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ba Đình – Hà Nội) Nguyễn Tùng Lâm cho biết, cũng như mọi năm, quà Tết cho giáo viên trong trường chỉ là chút bánh kẹo, chai rượu và một ít “lì xì” để động viên, khích lệ tinh thần của các thầy, cô giáo. Quà chỉ mang tính tinh thần là chủ yếu, chứ giá trị vật chất không đáng kể.
Tại các trường mầm non, mức thưởng Tết cho giáo viên chỉ trong khoảng 200.000 – 300.000đ. Trường nào “khá” hơn thì giáo viên có thêm gói quà Tết, không thì chỉ có vẻn vẹn như vậy.
Khối tiểu học cũng không khấm khá hơn là mấy. Cô H.N, giáo viên Trường Tiểu học Q.T cho biết, năm nay nhà trường thưởng Tết cho giáo viên 300.000đ, “như thế cũng là khá hơn năm ngoái rồi”, cô chia sẻ. Một giáo viên khác ở Trường tiểu học K.Đ không giấu được nỗi buồn khi nói về thưởng Tết: “Năm ngoái, giáo viên được nhận gói quà có bánh kẹo, mứt Tết, một quyển lịch treo tường và 100.000đ lì xì, năm nay chắc cũng vậy thôi”.
Có người đã dẫn ra rằng, trong “bảng xếp hạng” của các ngành về thưởng Tết, ngành giáo dục luôn ở vị trí “đội sổ”. Năm nào, chuyện thưởng Tết cho giáo viên cũng được nhắc đến nhưng chưa thấy có gì thay đổi. Họ không đòi hỏi mức thưởng quá lớn, không trông đợi vào lòng hảo tâm của các nhà tài trợ mà cần hơn cả những việc làm thiết thực, có trách nhiệm và thực sự nghiêm túc của các cấp, các ngành để có những cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp và xứng đáng.
Theo LĐO
Dạy học ở Trường Sa là niềm vinh dự lớn
Đó là lời thầy giáo Đạo Duy Linh, sinh năm 1979, người dân tộc Chăm đang công tác tại Trường tiểu học Lợi Hải, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận), người vừa được Sở GD-ĐT Khánh Hòa tuyển dụng đi dạy học ở Quần đảo Trường Sa trong tháng 11/2011.
Từ thông tin của một đồng nghiệp ở tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi đến Trường tiểu học Lợi Hải. Vốn quen biết, cho nên vừa gặp nhau, thầy giáo Đạo Duy Linh phấn khởi, nói "Được Sở GD-ĐT Khánh Hòa tuyển dụng đi công tác ở Trường Sa, hai đêm nay, cứ chợp mắt là em thấy hình ảnh mình đang đứng trên bục giảng, quây quần với các em học sinh thân yêu ở Trường Sa, cảm giác lâng lâng luôn dâng trào trong tâm trí... Em mong nhanh đến ngày lên đường lắm".
Một buổi lên lớp của thầy giáo Đạo Duy Linh ở Trường tiểu học Lợi Hải.
Sinh ra trong một gia đình có duyên với nghề giáo ở thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, cho nên ngay từ nhỏ, Linh đã mơ ước sẽ nối nghiệp cha, anh. Ông Đạo Duy Cần (bố thầy Linh), năm nay 74 tuổi, đứng trên bục giảng cho đến ngày về hưu, đã từng là hiệu trưởng trường Tiểu học Bỉnh Nghĩa. Hai anh trai và một em gái cũng đang dạy học ở các trường tiểu học.
Năm 2004, Đạo Duy Linh tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận, nhưng chưa được ngành giáo dục ở địa phương tuyển dụng. Năm 2006, Linh nộp hồ sơ xin việc làm và được một công ty chuyên sản xuất các thiết bị điện tử của Nhật Bản tuyển dụng đi làm việc ở Malaysia. Đầu năm 2010, Linh về lại địa phương và được tuyển dụng vào dạy tại trường Tiểu học Lợi Hải.
Trong một lần đi dự buổi tập huấn tuyên truyền viên về biển, đảo do UBND huyện tổ chức và qua thông tin báo chí, Linh biết ở Trường Sa đang thiếu giáo viên, nên anh quyết định xin chuyển công tác đến vùng biển đảo của Tổ quốc. Tâm tư là vậy, nhưng chưa biết phải làm thế nào.
Đầu năm 2011, Phòng Giáo dục huyện Thuận Bắc triển khai chương trình khuyến khích đội ngũ giáo viên hướng về Trường Sa thân yêu, để chia sẻ những khó khăn trên lĩnh vực giáo dục với người dân biển đảo. Thầy giáo Linh đã viết đơn tình nguyện đi dạy học tại Trường Sa trong thời gian 5 năm gửi đến Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa đăng ký dự tuyển. Và đến nay được tuyển dụng.
Trong căn phòng dành cho giáo viên nội trú tại trường Tiểu học Lợi Hải, thầy giáo Linh nói: "Gia đình em vui lắm, mọi người nói, được tuyển dụng đi dạy học ở Quần đảo Trường Sa là một vinh dự lớn cho cả gia đình gắn với nghề giáo. Em đã chuẩn bị mọi thứ, chỉ mong sớm đến ngày lên đường".
Trả lời câu hỏi của chúng tôi về việc sắp xếp thế nào để tiếp tục theo học chương trình Đại học giáo dục tiểu học (hệ đào tạo từ xa) do trường Đại học Huế tổ chức mà Linh đã theo học từ năm 2010, thầy giáo Đạo Duy Linh nói: "Em đang kiến nghị với nhà trường chấp thuận cho em nhận tài liệu học tập qua đường chuyển thư của bưu điện để tiếp tục theo học. Nếu không được như vậy, em sẽ gởi đơn xin nhà trường bảo lưu kết quả học tập trong năm qua, sau này về học tiếp, chứ không suy nghĩ gì về chuyện ấy".
Trước lúc chia tay để tiếp tục lên lớp dạy, thầy giáo Linh tâm sự: "Giờ em ước có được một máy vi tính mang theo để truy cập Internet học thêm tiếng Anh và truy cập các thông tin khác để bổ sung kiến thức giảng dạy tốt hơn trong thời gian công tác ở Trường Sa".
Theo Nguyễn Trung
Nhân Dân điện tử
Học sư phạm: Ra trường là thất nghiệp Sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ ngành sư phạm hệ chính quy ở nhiều địa phương phần lớn đang vật vã để theo đuổi nghề giáo. Nhiều người đã nhụt chí bỏ nghề, những người trụ lại phải đối mặt với nỗi lo cơm áo. Đây là tình cảnh của hàng trăm cử nhân sư phạm ở miền Trung. Rất nhiều người trong...