Ngắm loạt sáng tạo độc đáo của sinh viên Thiết kế đồ họa HUTECH
Ngành Thiết kế đồ họa là “người đứng sau” những tác phẩm đầy màu sắc như logo, bao bì sản phẩm, brochure, poster,… hay “to” hơn là xây dựng bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, phụ trách hình ảnh cho các chiến dịch truyền thông.
Để sẵn sàng cho những thử thách thú vị ấy, tất nhiên là các designer phải không ngừng khổ luyện và sáng tạo ngay từ trên giảng đường rồi!
Cùng ngắm loạt sáng tạo rực rỡ và cả “bí kíp” phía sau những sản phẩm ấn tượng của sinh viên Thiết kế đồ họa trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) – ngôi trường có tiếng về sự năng động, sáng tạo của các thế hệ sinh viên nhé!
Designer – người kể chuyện bằng hình ảnh và màu sắc
Thuộc lĩnh vực nghệ thuật ứng dụng, ngành Thiết kế đồ họa kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và các thủ pháp đồ họa, phần mềm thiết kế,… để tạo nên những hình ảnh đẹp, độc đáo, tạo được ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Các bạn sinh viên ngành Thiết kế đồ họa chính là những người nắm bắt phần hồn của sản phẩm rồi thể hiện lại bằng hình ảnh và màu sắc, qua đó góp phần khiến người tiêu dùng ấn tượng về sản phẩm và cuối cùng chính là lựa chọn sản phẩm ấy.
Một đồ án Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu của sinh viên ngành Thiết kế đồ họa HUTECH. Ai có thể ngờ là tiệm trứng cũng “art” đến thế!
Tinh thần của thương hiệu toát lên từ từng đồ vật nhỏ như thế này!
Với vị trí quan trọng như thế, thật dễ hình dung là mọi công ty, doanh nghiệp đều cần đến nhân lực ngành Thiết kế đồ họa. Các công ty lớn cần bộ phận thiết kế riêng để đảm bảo sản phẩm đúng định hướng chung của công ty, trong khi đó các studio, công ty quảng cáo, truyền thông, thiết kế,… cần đội ngũ thiết kế “cứng” để đảm bảo công việc liên tục. Ấy là chưa kể đến các tòa soạn, nhà xuất bản, kênh truyền hình,… càng cần nhân lực Thiết kế đồ họa – cho mỗi khung hình, trang sách, ấn phẩm.
Thiết kế poster phim
… nhận diện thương hiệu game…
Video đang HOT
… hay bìa sách cũng không làm khó được sinh viên Thiết kế đồ họa HUTECH
Kể cả trong bối cảnh thị trường “đóng băng” như hiện nay thì Thiết kế đồ họa vẫn là một trong những lĩnh vực hiếm hoi liên tục phát triển. Ông Trần Anh Tuấn – chuyên gia dự báo nguồn nhân lực cho biết, Truyền thông – Đồ họa – Quảng cáo là nhóm ngành được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng vào việc tái cấu trúc nền kinh tế xã hội – sau khoảng thời gian “đóng băng” vì dịch bệnh Covid-19. Do vậy, những bạn trẻ yêu thích kể chuyện bằng hình ảnh hay sinh viên ngành Thiết kế đồ họa hiện nay đều có thể tự tin với lựa chọn ngành học của mình.
“Kích thích” tiêu dùng thông qua những hình ảnh đẹp long lanh thế này đây!
Phát triển gu thẩm mỹ cá nhân: “Bí kíp” sau loạt sản phẩm rực rỡ
Trả lời câu hỏi của nhiều thí sinh về những tố chất để học tốt ngành Thiết kế đồ họa trong chương trình Tư vấn trực tuyến Your Future – Your Choice gần đây, ThS. Võ Trần Hải Linh (giảng viên khoa Truyền thông – Thiết kế HUTECH) lưu ý tố chất cần thiết là tư duy sáng tạo và sự năng động, nhạy bén. Ngay cả khi đã vào đại học các bạn cũng phải nỗ lực trau dồi những tố chất này. Như tại HUTECH, không chỉ có học lý thuyết và làm đồ án, sinh viên ngành Thiết kế đồ họa còn học tập thông qua các buổi workshop, giao lưu cùng các họa sĩ chuyên nghiệp,…
Một buổi sinh hoạt chuyên đề với “concept” độc đáo của sinh viên Thiết kế đồ họa HUTECH
Trong môi trường đại học năng động, cởi mở tại HUTECH, sinh viên ngành Thiết kế đồ họa có nhiều dịp trải nghiệm thực tế, tiếp xúc nhiều với văn hóa làm việc công nghiệp, truyền thông, từ đó nắm bắt thị hiếu, xu hướng thẩm mỹ đại chúng và định hình, phát triển gu thẩm mỹ của bản thân. Nhiều học phần chính khóa, các buổi bảo vệ đồ án của các bạn còn có giám khảo là các nhà thiết kế, nghệ sĩ thị giác tên tuổi, giúp các bạn học hỏi thêm những kinh nghiệm thực tế.
“Giám khảo” cho thiết kế của sinh viên HUTECH là các họa sĩ, nhà thiết kế, nghệ sĩ thị giác,…
Bổ sung cho hành trình trở thành những designer chuyên nghiệp của sinh viên ngành Thiết kế đồ họa HUTECH là những “giảng đường mở” – những hoạt động ngoại khóa thú vị của các CLB học thuật, CLB năng khiếu ca hát, người mẫu, diễn xuất, MC, các cuộc thi sáng tạo,… để qua đó sinh viên vừa giải trí vừa phát triển năng khiếu, vừa tăng cường khả năng giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ. Và hẳn nhiên, sự mới mẻ liên tục cũng là cách hiệu quả để người làm sáng tạo “refresh” đầu óc, dễ dàng cho ra đời những sản phẩm độc đáo!
Môi trường đại học năng động – “dopping tinh thần” cho tư duy sáng tạo của sinh viên
Năm 2020, HUTECH xét tuyển ngành Thiết kế đồ họa theo 04 phương thức:
- Xét tuyển điểm thi THPT Quốc gia;
- Xét điểm thi ĐHNL của ĐHQG TP.HCM;
- Kỳ thi ĐGNL do HUTECH tổ chức
- Xét tuyển học bạ: Theo tổ hợp 03 môn (tổng điểm TB năm lớp 12 của 03 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm); hoặc theo điểm TB học bạ 03 học kỳ (HK1, HK2 lớp 11 và HK1 lớp 12 đạt từ 18 điểm). Nhận hồ sơ đợt 1 đến 15/5.
P/V
Diễn giả Vũ Thị Bích Quỳnh: Cứ phải chiến thì mới thắng!
Trong lĩnh vực tài chính - kế toán, tác giả Vũ Thị Bích Quỳnh "quen tên" với nhiều thế hệ sinh viên qua các giáo trình phổ biến như Các công cụ phân tích tài chính, Lý thuyết quản trị tài chính,...
Chị hiện là lãnh đạo khoa Tài chính - Kế toán một trường đào tạo cán bộ quản lý thuộc Bộ Nông nghiệp, giảng viên của nhiều chương trình đào tạo lãnh đạo cao cấp.
Từ một học sinh có hoàn cảnh khó khăn, một sinh viên vừa học vừa làm nhưng luôn được nêu gương điển hình ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM (nay là trường Đại học Công nghệ TP.HCM - HUTECH), đến một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính - kế toán hiện nay, hành trình của TS. Vũ Thị Bích Quỳnh là một câu chuyện đầy cảm hứng.
TS. Vũ Thị Bích Quỳnh
Gian khó là điểm khởi đầu cho bản lĩnh
TS. Vũ Thị Bích Quỳnh sinh ra trong một gia đình nghèo. Suốt ba năm học cấp 3 (1993-1996), chị chứng kiến cảnh mẹ mình vừa là công nhân kỹ thuật điện làm giờ hành chính vừa phải tất bật làm thêm để nuôi ba chị đau bệnh ở nhà, nuôi 4 người con (Quỳnh là chị cả của ba người em trai) và cả 6 người cháu ruột. Hoàn cảnh khiến mẹ chị hay nói: " Mẹ cố gắng cho con học hết phổ thông, sau đó đi làm công nhân kiếm tiền phụ mẹ chăm lo gia đình". Có lẽ khó khăn khiến mẹ chị đôi lúc hơi cổ hủ, nhưng chính cái cơ cực thôi thúc chị phải mạnh mẽ tìm con đường vượt lên hoàn cảnh.
Đằng sau nữ giảng viên hay cười là một hành trình nỗ lực không mệt mỏi
Hồi ấy, ngoài giờ học, chị đi bán đậu phộng luộc ở bến xe Ngã Tư Vũng Tàu, vào rừng cao su Long Bình (Đồng Nai) lấy củi khô, thậm chí đi tìm nhặt ve chai,... Với suy nghĩ " Chỉ có học mới làm con người trở nên xứng đáng với những điều tốt đẹp hơn", chị âm thầm quyết tâm vào đại học. Thầy giáo thấy chị khó khăn nên cho vào học thêm không thu phí, nhưng được một tháng thì mẹ chị lại cần người phụ việc buôn bán.
Quyết không đổi mục tiêu, hàng ngày chị cố gắng làm xong việc nhà để được mẹ đồng ý cho sang hàng xóm xem tivi hai lần mỗi lần, bác hàng xóm tốt bụng luôn mở kênh ôn thi (đã hơn 25 năm rồi nên giờ chị không nhớ rõ tên kên truyền hình ấy). Vậy là mỗi ngày chị có bốn tiếng để ngủ, phụ mẹ buôn bán thêm, còn lại là thời gian dành cho việc học.
Thành công không phụ người nỗ lực. Chị đậu 03 trường đại học (ĐH KHXH&NV TP.HCM - ngành Đông phương học, ĐH Sư phạm TP.HCM - ngành Giáo dục tiểu học và ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM (HUTECH) - ngành Quản trị kinh doanh).
Báo đăng danh sách thí sinh trúng tuyển, chị vừa mừng vừa lo không được đi học. May mắn sao lúc đó ba chị đỡ bệnh, ba xin đi làm ứng trước hai tháng lương được 1,2 triệu đồng để chị vào đại học.
Chị là khách mời thường xuyên của các sự kiện chuyên ngành tài chính - kế toán
"Dù thế nào đi nữa, vẫn phải trở thành người xuất sắc trong lĩnh vực của mình!"
Bốn năm học đại học, dù vẫn phải đi làm thêm đủ việc để trang trải cuộc sống, chị vẫn kiên định với mục tiêu phải trở thành người xuất sắc trong lĩnh vực của mình.
Ngoài thành tích học tập luôn được nêu gương điển hình ở khoa Quản trị kinh doanh HUTECH, chị còn là một trong những người tiên phong cho các hoạt động sinh viên ở trường - như thành lập CLB Nhà quản trị tương lai, thành lập Phòng đọc Khoa Quản trị kinh doanh (khi đó trường mới thành lập, vẫn chưa có thư viện), tham gia tổ chức cuộc thi "Sinh viên nghiên cứu khoa học - Khoa Quản trị kinh doanh HUTECH" lần đầu tiên,...
Các phong trào nghiên cứu, học thuật nổi bật của sinh viên Quản trị kinh doanh HUTECH bây giờ đều có một phần dấu ấn tiên phong của chị.
TS. Vũ Thị Bích Quỳnh trong một buổi sinh hoạt chuyên đề Hội Kế toán TP. Hồ Chí Minh
Ngày 7/9/2000, chị được kết nạp Đảng vì có thành tích cao trong học tập và hoạt động Đoàn thể tại HUTECH. Ra trường, dù làm công việc kế toán nhưng chị vẫn xin làm việc không lương thêm ở các lĩnh vực xuất nhập khẩu, khai báo hải quan, quản lý hồ sơ nhân sự,... để có thêm kiến thức, thêm trải nghiệm. Chỉ sau 6 tháng, chị được giao nhiệm vụ quyền trưởng phòng.
Cứ như thế, chị lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng trong nhiều đơn vị - từ doanh nghiệp nhà nước cho đến các công ty vốn nước ngoài, trở thành cố vấn tài chính cho nhiều tập đoàn lớn như Kerry Logistics, diễn giả cho các chương trình của Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học lớn tại TP.HCM. Với chị, mỗi nhiệm vụ mới là một cơ hội học hỏi đáng giá. Chị luôn chọn cách dấn thân, vì chỉ có làm mới có thể phát triển được mình. Bao giờ cũng thế, "cứ phải chiến thì mới thắng"!
TS. Vũ Thị Bích Quỳnh là một trong những gương mặt được tôn vinh ở hạng mục Thành tựu của Giải thưởng "Gương mặt HUTECH tiêu biểu - HUTECH's Face" dành cho các sinh viên, cựu sinh viên HUTECH có thành tích nổi bật. Giải thưởng hướng tới kỷ niệm 25 năm ngày thành lập HUTECH (26/4/1995 - 26/4/2020), gồm 05 hạng mục là Vinh danh, Thành tựu, Tiên phong, Cống hiến và Tỏa sáng.
P.V
Loạt giờ học đầy màu sắc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn tại HUTECH Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc không chỉ là ngôn ngữ của thế giới Kpop sôi động mà còn mang đến những cơ hội nghề nghiệp đắt giá - trong bối cảnh hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia ngày càng được đẩy mạnh. Và hẳn nhiên, một ngành học hấp dẫn như thế sẽ đòi hỏi những giảng...