“Ngấm đòn” trừng phạt của Mỹ, Nga mất bạn hàng mua vũ khí lớn nhất
Ấn Độ, từng là nước mua vũ khí lớn nhất của Nga, đã tạm ngừng thanh toán các hợp đồng hiện có và từ chối ký hợp đồng mới, trong đó có thương vụ S-400.
Ấn Độ tạm ngừng thanh toán các hợp đồng mua sắm vũ khí của Nga.
Tờ Vedomosti trích dẫn các nguồn tin quốc phòng Nga cho biết, tập đoàn sản xuất vũ khí Rosoboronexport của Nga đã không nhận được các khoản thanh toán của chính phủ Ấn Độ kể từ tháng 4 năm nay.
Các ngân hàng Ấn Độ bắt đầu chặn các khoản giao dịch sau khi Rosoboronexport và hầu hết các doanh nghiệp quốc phòng Nga bị Mỹ trừng phạt và cắt thanh toán bằng đồng đô la.
Các ngân hàng Ấn Độ lo sợ các biện pháp trừng phạt thứ cấp theo Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt – CAATSA. Đạo luật này trừng phạt tất cả các bên liên quan ngay cả khi họ không tham gia giao dịch trực tiếp.
Rosoboronexport đang xem xét khả năng chuyển đổi thanh toán bằng các đồng nội tệ như đồng ruppee Ấn Độ, đồng rúp Nga, đồng dirham của UAE – theo lời Tổng giám đốc Alexander Mikheev.
Tuy nhiên, việc thay đổi thanh toán chỉ liên quan đến những hợp đồng cũ, trong khi Ấn Độ không vội vã ký bất kỳ hợp đồng mới nào.
Video đang HOT
Từ năm 2007-2015, Ấn Độ là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay không có hợp đồng mới nào được ký kết giữa New Delhi với Mátxcơva.
Tháng 1.2018, việc đàm phán hợp đồng chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 mà được Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Narendra Modi thống nhất sơ bộ, đã đi vào ngõ cụt.
Theo tờ Defence News, Ấn Độ không chấp nhận các điều khoản giao hàng và giá cả của Nga. Rosoboronexport đòi 5.5 tỉ USD và từ chối chuyển giao công nghệ tên lửa dẫn đường.
4 tháng sau, Ấn Độ đóng băng một dự án với Nga nhằm phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 dựa trên Su-57.
Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval và Bộ trưởng Quốc phòng Sanjay Mitra thông báo với Nga về việc Ấn Độ rút khỏi chương trình bắt đầu từ đầu những năm 2000 này. New Delhi không hài lòng với các điều khoản tài chính của hợp đồng, cũng như các thông số công nghệ của máy bay, mà theo họ, không tương thích với chiến đấu cơ thế hệ 5 về tàng hình và điện tử.
Ấn Độ chi ngân ngân sách quốc phòng để mua 36 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp cùng các loại vũ khí trị giá 8 tỉ euro, đồng thời mua hệ thống tên lửa phòng không NASAM-2 mới nhất của Mỹ với giá 1 tỉ USD.
Mùa hè này, Mỹ trao cho Ấn Độ quy chế đối tác ưu tiên trong ủy quyền thương mại các mặt hàng chiến lược (STA-1). Điều này mở ra khả năng Ấn Độ có thể mua lại các sản phẩm công nghệ cao của Mỹ một cách đơn giản, kể cả hệ thống phòng thủ.
KHÁNH MINH
Theo Laodong
Mỹ tiếp tục trừng phạt hàng loạt công dân và công ty Nga
Mỹ ngày 21/8 đã áp lệnh trừng phạt đối với các cá nhân, công ty và tàu của Nga vì có liên quan tới các lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên cũng như các hoạt động trên không gian mạng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp báo với người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại Phần Lan hồi tháng 7 (Ảnh: RT)
Hãng thông tấn TASS (Nga) dẫn thông báo của Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài Mỹ (OFAC) ngày 21/8 cho biết Bộ Tài chính Mỹ đã công bố các lệnh trừng phạt nhằm vào 2 cá nhân, 3 công ty và 6 tàu mang cờ Nga. Đây là những đối tượng bị Mỹ nghi ngờ có liên quan tới các lệnh trừng phạt Triều Tiên và các hoạt động trên không gian mạng của Nga. Ngoài ra một công ty của Slovakia cũng nằm trong danh sách trừng phạt lần này của Mỹ.
Theo The Hill, Bộ Tài chính Mỹ áp lệnh trừng phạt hai công ty Nga vì đã giúp đỡ một công ty khác của Nga là Divetechnoservices trong việc né tránh các lệnh trừng phạt từ Washington. Trước đó, Divetechnoservice, công ty chuyên sản xuất thiết bị lặn, từng bị Bộ Tài chính Mỹ trừng phạt hồi tháng 6 vì cung cấp các thiết bị dưới nước và các hệ thống lặn cho Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB).
Trong khi đó, giới chức Mỹ cũng quyết định trừng phạt hai công dân Nga vì hỗ trợ Divetechnoservices lách đòn trừng phạt của Mỹ. Hai người này được xác định danh tính là Marina Igorevna Tsareva và Anton Aleksandrovich Nagibin - hai nhân viên của Divetechnoservices.
Các lệnh trừng phạt này được áp đặt theo một đạo luật được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm ngoái nhằm trả đũa việc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 cũng như các hoạt động mà Washington cho là gây bất ổn của Moscow trên phạm vi toàn cầu. Các cá nhân và thực thể mới nhất bị trừng phạt của Nga sẽ bị cấm tham gia vào hệ thống tài chính của Mỹ. Ngoài ra, các tài sản của họ đặt trên lãnh thổ Mỹ cũng bị phong tỏa.
"Các biện pháp của Bộ Tư pháp Mỹ đã có tác động đáng kể tới lợi ích tài chính của các cá nhân và doanh nghiệp (Nga) bị trừng phạt, bao gồm việc phong tỏa hàng trăm triệu USD tài sản của Nga tại Mỹ", Thứ trưởng Tài chính Mỹ Sigal Mandelker cho biết.
Trong đợt trừng phạt lần này, Bộ Tài chính Mỹ cũng nhắm mục tiêu tới một số công ty vận tải và tàu của Nga bị nghi ngờ vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên liên quan tới chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Kể từ tháng 1/2017, chính quyền Trump đã trừng phạt 217 cá nhân và tổ chức có liên quan tới Nga, trong đó có các tập đoàn dầu khí và năng lượng cũng như lãnh đạo các ngân hàng nhà nước và công ty năng lượng lớn của Nga, thậm chí cả các cộng sự thân tín của Tổng thống Vladimir Putin. Trước đó, Nga cũng từng là mục tiêu trừng phạt của chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama với cáo buộc Moscow can thiệp bầu cử Mỹ.
Liên quan tới các lệnh trừng phạt của Mỹ, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng các động thái của Washington thực chất chỉ nhằm thúc đẩy chính sách chống Nga.
"Tất cả mọi người đều hiểu rằng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga được đưa ra không phải xuất phát từ vấn đề Syria, cũng không phải vấn đề Ukraine hay Crimea, hoặc bất kỳ vấn đề nào khác. Chúng xuất phát từ mong muốn (của Mỹ) nhằm sử dụng các biện pháp cạnh tranh không công bằng và thúc đẩy chính sách hoàn toàn bế tắc nhằm cản trở Liên bang Nga", Ngoại trưởng Larov nói.
Trong cuộc phỏng vấn với Reuters ngày 20/8, Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông sẵn sàng thảo luận về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga nếu Moscow bắt tay hợp tác với Washington trong một số vấn đề, bao gồm tình hình tại Syria và Ukraine.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Tổng thống Trump đặt điều kiện dỡ bỏ trừng phạt Nga Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ sẵn sàng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga nếu Moscow chịu hợp tác với Washington trong một số vấn đề quan trọng. Tổng thống Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin (Ảnh: TASS) Trong cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 20/8, Tổng thống Donald Trump cho biết việc dỡ bỏ các...