“Ngấm đòn” Covid-19, các nền kinh tế mới nổi có thể sẽ trỗi dậy
Bloomberg nhận định, ngoài những tác động tiêu cực, dịch Covid-19 còn mang đến cả những cơ hội để các nền kinh tế mới nổi trỗi dậy và phát triển.
Hãng tin Bloomberg cho rằng, các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Nam Phi và các quốc gia khu vực Đông Nam Á có thể lạc quan bất chấp dịch Covid-19.
Dịch Covid-19 giáng cú đòn mạnh vào các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Việt Nam, song cũng mang đến những cơ hội mới trong thu hút đầu tư và cải cách thể chế.
Phụ thuộc vào một nhà cung cấp đơn lẻ là nguy hiểm khi có bất trắc. (Ảnh minh họa: STR/AFP/Getty Images)
Ước tính hơn 100 tỷ USD vốn đầu tư đã “chảy” khỏi các nền kinh tế mới nổi chỉ trong tháng 3 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, theo Bloomberg, Đông Nam Á, Ấn Độ và Nam Phi vẫn có nhiều cơ hội phía trước.
Trước khi dịch virus corona chủng mới bùng nổ, Trung Quốc giữ vị thế kiểm soát sản xuất và thương mại toàn cầu. Bất chấp việc giá lao động Trung Quốc tăng cao, các công ty quốc tế vẫn ngần ngại, chưa quyết liệt dịch chuyển sản xuất.
Video đang HOT
Các nền kinh tế cạnh tranh với Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với mạng lưới sản xuất và cung ứng đã được thiết lập vững vàng tại nền kinh tế 1,4 tỷ dân. Tuy nhiên, dịch Covid-19 cho thấy rủi ro của việc phụ thuộc vào Trung Quốc là quá lớn.
Trong bối cảnh này, các nền kinh tế mới nổi đang quyết liệt tìm cách thay đổi tình hình. Chính phủ Việt Nam khẳng định với các nhà đầu tư rằng Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận đầu tư nước ngoài vào các dự án mới và đón chào những nhà máy di dời sản xuất sang Việt Nam.
Trong bài phát biểu về gói kích thích kinh tế của Ấn Độ mới đây, Thủ tướng Narendra Modi nhắc đến cụm từ “chuỗi cung ứng” tới 8 lần. New Delhi đang mở chiến dịch thu hút các nhà máy từ Trung Quốc. Tại Nam Phi, Bộ trưởng Tài chính Tito Mboweni cũng nhấn mạnh đến quyết tâm cải cách để thu hút đầu tư.
Theo Bloomberg, dịch Covid-19 chưa làm xói mòn lợi thế sản xuất hiệu quả cao của Trung Quốc. Các công ty toàn cầu có thể đa đạng hóa các chuỗi cung ứng để đảm bảo sự bền vững và an toàn cao hơn.
Song, để thu hút được các công ty nước ngoài, Bloomberg lưu ý, những nền kinh tế mới nổi cần đảm bảo các chính sách thuế và đầu tư minh bạch, ổn định, mở rộng thị trường tài chính…./.
Dịch Covid-19 được kiểm soát tại Việt Nam, PMI tháng 5 tăng 10 điểm
PMI tháng 5 tăng 10 điểm lên 42,7.
Dịch Covid-19 được kiểm soát tại Việt Nam là động lực chính khiến PMI lấy lại đà tăng sau khi giảm sâu kỷ lục 9 năm vào tháng 4.
Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit cho rằng PMI tháng 5 có nhiều thay đổi tích cực nhưng ngành sản xuất vẫn còn nhiều thách thức.
IHS Markit vừa công bố báo cáo cho thấy Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 5 của Việt Nam đạt 42,7 điểm, tăng 10 điểm so với mức thấp kỷ lục 9 năm của tháng 4. PMI tăng do dịch Covid-19 đã được kiểm soát tại Việt Nam, nhà đầu tư lạc quan về triển vọng sản lượng ngành sản xuất sẽ tích cực vào năm tới. Từ đầu năm đến nay, PMI có tháng đầu tiên ghi nhận tăng.
Tháng 4, PMI Việt Nam là 32,7 điểm, giảm hơn 9 điểm so với tháng 3. Sản lượng, số lượng đơn hàng mới cũng giảm rất mạnh khiến việc làm và hoạt động mua hàng phải ngừng hoạt động hoặc hủy đơn hàng. Lần đầu tiên nhà đầu tư xuất hiện tâm lý tiêu cực về triển vọng kinh doanh.
PMI tháng 5 của Việt Nam đạt 42,7 điểm, tăng 10 điểm so với mức thấp kỷ lục hồi tháng 4. Ảnh: Reuters.
Dù thế, tâm lý lo ngại dịch còn kéo dài vẫn là một trong những yếu tố khiến PMI tháng 5 không thể lấy lại đà tăng cao hơn. Cùng với đó, sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều ghi nhận mức giảm chưa từng thấy so với thời điểm chưa có dịch Covid-19 xảy ra.
Báo cáo của IHS Markit còn cho thấy việc gián đoạn chuỗi cung ứng khiến nhà sản xuất khó tìm nguyên liệu đầu vào vẫn hiện hữu và chi phí sản xuất vẫn ở mức cao. Dù vậy, nhà sản xuất vẫn phải giảm giá thành sản phẩm để thu hút thêm nhiều đơn hàng mới.
Ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, cho biết Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát dịch Covid-19 nên nền kinh tế đang bước vào giai đoạn phục hồi. Tuy nhiên, PMI tháng 5 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất vẫn còn nhiều thách thức. Theo đó, tăng trưởng kinh tế sẽ được cải thiện và gắn với sự phục hồi của thị trường thế giới.
Trước đó, theo công bố của Tổng cục Thống kê chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tháng 5 cũng ghi nhận mức tăng 11,2% so với tháng 4. Tuy nhiên, tính chung 5 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, ghi nhận mức tăng thấp nhất nhiều năm qua. Nguyên nhân là dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới dẫn đến chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu vào bị gián đoạn, từ đó gây ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất công nghiệp.
Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam (The Nikkei Vietnam Manufacturing PMI) dựa theo dữ liệu khảo sát hàng tháng được gửi đến các nhà quản trị mua hàng của hơn 400 doanh nghiệp ngành công nghiệp (industrial companies). Bảng dữ liệu được phân loại theo GDP và quy mô lực lượng lao động doanh nghiệp.
Lĩnh vực sản xuất (manufacturing sector) được chia thành 8 mảng: Kim loại (basic metals), hóa chất và nhựa (chemicals & plastics), điện và quang học (electrical & optical), thực phẩm và đồ uống (food & drink), kỹ thuật cơ khí (mechanical engineering), dệt và may mặc (textiles & clothing), giấy và gỗ (timber & paper), vận chuyển (transport).
Hơn 5.000 doanh nghiệp hoạt động lại sau giãn cách xã hội trong tháng 5 Có 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 5, tăng 36,1% so với tháng trước. Sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, cùng với tác động tích cực từ những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, đăng ký doanh nghiệp trong tháng 5 có sự khởi sắc, cả nước có 10,7 nghìn doanh...