Ngắm anh đào Nhật Bản khoe sắc ở Sa Pa
Đến hẹn lại lên, vào dịp cuối năm, những cây hoa anh đào Nhật Bản trồng ở khu du lịch Sa Pa lại khoe sắc thắm tuyệt đẹp.
Đẹp nhất là dặng cây hoa anh đào do Hội Hữu nghị Nhật – Việt tặng trồng trong khuôn viên UBND huyện Sa Pa từ năm 2003, nhân kỷ niệm 100 năm du lịch Sa Pa. Mấy năm nay, hàng anh đào này thường xuyên nở hoa rực rỡ vào mỗi dịp cận Tết, tạo thành một điểm du lịch hấp dẫn cho cho du khách và cả người dân địa phương.
Mời bạn đọc cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh khiết và “viên mãn” của hoa anh đào Nhật Bản trên mảnh đất Sa Pa:
Video đang HOT
Theo Dantri
Người nghèo chèo chống
Chạy vạy làm đủ việc từ lúc mặt trời chưa mọc đến nửa đêm. Đó là cách người nghèo đang xoay xở vượt khó để mưu sinh trong thời điểm kinh tế khó khăn vào dịp cuối năm, cận tết.
Chạy vội ra đầu phố Đình Ngang, anh Nguyễn Văn Đính dáo dác nhìn xuống chân khách qua đường. Tờ mờ sáng, Hà Nội xám xịt trong giá rét. Nhưng người đàn ông này không còn đầu óc để ý thời tiết khắc nghiệt. Vợ con ở quê đang trông đợi những đồng bạc anh nhọc nhằn kiếm được ở Hà Nội gửi về. Thoáng chốc, các bạn anh túa ra với các hộp đánh giày. Người thì Thanh Hóa đến, kẻ ở Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên. Tất cả đều là đàn ông đang tuổi lao động...
Ông Thắng ngủ trên vỉa hè đêm đông
Trong tâm bão
Buổi tối trên phố Cửa Nam, Hà Nội, ông Trần Thắng kể chuyện nhặt rác. Ông đã 65 tuổi, vẫn cố làm để khỏi nương cậy con cháu ở quê nhà, nhưng rác giờ cũng ít hơn vì quá nhiều người nhặt. Ngày nào nhặt được dăm chục ngàn đồng là mừng lắm rồi. Đêm đông, ông vẫn co ro ngủ luôn ở hè phố để tiết kiệm tiền trọ, và những khi khó ngủ lại tranh thủ vác bao lang thang tìm rác trên đường.
Đợi mãi chẳng có ai chịu dừng lại, anh Đính buồn buồn, tâm sự: "Mình là dân biển ở xã Hoàng Châu, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Sức vóc đàn ông mà chúi mặt vào chân người ta cũng tủi lắm, nhưng bám quê thì không sống nổi". Anh kể các con đều đang tuổi học. Vài sào ruộng thì thiếu trước hụt sau, nên chỉ để vợ bán mặt với đất ở nhà. Anh rời quê, lên Hà Nội, đi đánh giày lang thang để xoay xở thêm cho gia đình.
Loáng thoáng nghe khách ngồi đợi đánh giày bàn tán chuyện kinh tế, công ty này nọ khó khăn, anh Đính không hiểu lắm. Nhưng những đồng tiền lẻ anh kiếm được từ việc làm sạch các đôi giày bẩn thì teo tóp đi thật. Hình như người ta đang khó kiếm tiền nên tiết kiệm hơn. Có ngày anh chỉ đánh được vài đôi, thắt lòng lo không có tiền gửi cho vợ con. Tình cảnh "đồng nghiệp" của anh cũng chẳng khá gì hơn. Người anh họ Nguyễn Văn Thức cùng làng lên đánh giày, đang lo không xoay xở nổi học phí cho con.
Ở Hà Nội bây giờ, hình ảnh dễ nhận thấy nhất là người quê đang đổ lên phố kiếm sống ngày càng nhiều hơn. Tình hình khó khăn có thể cảm nhận được trong từng ánh mắt âu lo, trên từng đôi vai trĩu nặng quang gánh.
"Tôi tính năm nay cố dành dụm ít tiền, cho nó về quê vào lớp 1 trễ một năm cũng được. Nhưng tình hình này khó quá, thấy con rơi nước mắt mà mình chẳng dám hứa hẹn gì với nó".
Bà Lê Thị Bấc, gần 60 tuổi, vẫn gánh hàng chuối từ Khoái Châu, Hưng Yên lên bán dạo, thắc thỏm than: "Chả biết tình hình thế nào mà có ngày tôi bán chẳng nổi mươi nải chuối, kiếm không được dăm chục ngàn đồng để lay lắt có cái bỏ vào mồm đủ ngày ba bữa!". Gánh hàng rong ở Hà Nội suốt gần 20 năm, bà Bấc than năm nay khách cứ vắng dần. Hồi trước khách mua nải chuối to, còn thương cho thêm tiền. Bây giờ bà kỳ kèo mãi họ cũng chẳng mua. Người chịu móc ví thì cứ kỳ kèo giá cả, thậm chí còn bắt xẻ nải chuối làm đôi để chỉ mua một nửa.
Chị Đặng Thị Mỹ, cùng quê Khoái Châu, kể có ngày chị gánh rau củ đi từ 5h sáng đến tận tối mịt khắp phố phường Hà Nội mà vẫn phải chịu gánh đồ héo úa về đổ bỏ hoặc bán rẻ cho bạn bè ngõ trọ. Trước đây, gánh sáng chỉ bán đến trưa là hết, chiều lại ra chợ Đồng Xuân lấy hàng bán gánh mới. "Ngay cả khách mối quen biết cũng đang khó dần. Họ chỉ chọn những thứ thật sự cần thiết, rất ít người mua mớ chất đầy tủ lạnh như trước". Chị Mỹ tâm sự để đủ trang trải cho bản thân và gửi về cho chồng con ở quê, mỗi ngày chị phải cố kiếm được 200.000 đồng, nhưng bây giờ có hôm chẳng nổi một nửa ngần ấy. Khó khăn ngày càng trĩu nặng trên vai người phụ nữ thân cò phải nuôi hai con đang tuổi học và cả người chồng bệnh tật đang quanh quẩn ở nhà.
Tại TP.HCM, những người quê đang vật vã kiếm sống bằng các nghề tự do cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Hai cha con anh Phạm An, quê TP Tuy Hòa, Phú Yên, vào bán vé số dạo kiếm sống ở Sài Gòn, gạt mồ hôi vã trên trán giữa buổi trưa nóng bức. Xấp vé số 200 tờ trên tay họ chưa mỏng được bao nhiêu dù đã ròng rã đi bộ qua hàng chục con đường suốt từ chiều hôm trước. Anh An chỉ đứa con mới 7 tuổi đã phải đi bán vé số cùng cha, tâm sự: "Tôi tính năm nay cố dành dụm ít tiền, cho nó về quê vào lớp 1 trễ một năm cũng được. Nhưng tình hình này khó quá, thấy con rơi nước mắt mà mình chẳng dám hứa hẹn gì với nó".
Anh An kể có hôm cha con bán chưa nổi 100 tờ vé số. Người đi bán ngày càng đông, mà người mua có vẻ cứ chắt bóp túi tiền dần. Các khách mối của cha con họ trước đây mua mỗi lần cả chục tờ, còn hào phóng tặng thêm cho người bán một hai tờ lấy may, giờ bỏ hẳn không mua nữa hoặc có mua cũng chỉ dè sẻn một vài tờ. Mấy năm trước, cứ gần tết là anh dành dụm được mươi triệu đồng gửi về quê. Năm nay, đến giờ này anh vẫn chưa có đồng nào để báo tin mừng cho vợ con ở nhà.
Anh Đính đánh giày để kiếm tiền gửi về quê cho vợ con
Xoay xở
"Vẫn phải cố mưu sinh để vượt qua, chứ không bó gối chịu đói à?" - anh Đính và các "đồng nghiệp" đánh giày tâm sự họ phải tự co mình để vượt khó. Từ "co mình" của họ có thể hiểu theo cả nghĩa đen khi phải nhét thêm bạn, chen chúc chật chội hơn trong phòng trọ để chia nhỏ tiền thuê nhà. Có người thì vạ vật trên manh chiếu nửa mét thuê tạm qua đêm. Đó là những phòng trọ tập thể dành cho người khó khăn, lỡ bước trong đêm. Một manh chiếu vừa khít người qua đêm có giá 5.000 - 10.000 đồng. Hàng chục người nằm xếp lớp như thế.
Anh Đính có người anh cùng làng đi làm chung, nên cả hai thuê phòng trọ trong ngách nhỏ trên đường Trần Quý Cáp. Đêm hôm có "đồng nghiệp" nào lỡ bước, ngủ nhờ thì ba người phải nằm nghiêng mới đủ chỗ trong căn phòng chỉ hơn 3m2 mà đứng thẳng thì đụng đầu, duỗi chân thì đụng vách.
Bà Bấc kể mỗi ngày bà dành 18 giờ kiếm sống. Từ sớm đến tối mịt, bà gánh chuối đi bán dạo. Rồi khi chẳng thể bán chuối được cho ai, bà khệ nệ bê cái lồng và chiếc ghế con ra vỉa hè bán nước chè (trà) cho khách qua đường. Mỗi ngày, bà mưu sinh ngoài đường từ 4h-24h mới về phòng trọ chợp mắt.
"Nhưng tôi làm vậy vẫn còn nhẹ đấy. Nhiều cô vừa rời quang gánh, lại làm ôsin tính giờ cho người ta đến vã mồ hôi giữa giá rét!" - bà kể.
Ở TP.HCM, buổi tối trong xóm trọ nghèo bên hông Khu công nghiệp Tân Tạo, tôi lặng ngồi chứng kiến các cô gái miền Bắc vào bán hàng dạo, xoay xở vượt khó. "Phải biết bóp miệng, thắt dạ dày mình nhỏ lại anh à!". Chẳng cần nói thêm, chỉ nhìn bữa cơm của họ là hiểu. Họ chờ tối mịt mới tạt vào chợ ế vỉa hè. Giá miếng đậu, bó rau, con cá lúc này chỉ bằng hai phần ba, một nửa chợ sáng. Nhưng đó là những thứ đã gần ươn thối vì ế ẩm, nếu không bán giá rẻ thì chỉ đổ đi.
"Nhiều bữa bọn em phải đổ cả vốc muối, cắt ớt thật nhiều vào cho bớt mùi ươn. Có khó ăn lắm thì nghĩ đến con ở nhà để mà nuốt xuống..." - một người thổ lộ.
Theo 24h
Sa Pa rét sâu, chạm ngưỡng 11 độ C Sáng 8/10, khu du lịch Sa Pa xuất hiện rét sâu, nhiệt độ giảm còn 11,50c. Đây là lần thứ 3 nhiệt độ tại Sa Pa giảm thấp tính từ sau tiết lập thu đến nay. Sa Pa lạnh bất thường giữa tiết thu (Ảnh minh họa: Ngọc Bằng) Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Lào Cai, do ảnh hưởng của không...