‘Ngài rung chuông vàng’ giáo dục Việt
15 năm ở Việt Nam, Khalid để lại dấu ấn đậm nét trong hành trình xây dựng mô hình giáo dục đẳng cấp quốc tế. Tháng 10-2008, ông nhận Huân chương của Nữ hoàng Anh dành cho những người có đóng góp vì sự nghiệp phát triển giáo dục ở nước ngoài.
Cách đây hai năm, người đàn ông quốc tịch Anh tiếp bước cho một hành trình mới: Đồng sáng lập Đại học Anh quốc – British University Vietnam ( BUV). Trên con đường ông đi, có tham gia của Chính phủ Anh, với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Anh tham gia vào Hội đồng quản trị trường và Sir Graeme Davies – Hiệu trưởng BUV, người từng là Hiệu trưởng của 3 trường ĐH danh tiếng: Đại học Glassgow, Liverpool và ĐH London.
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Khalid khi ông vừa trở lại Việt Nam để chuẩn bị cho chương trình tuyển sinh niên khóa thứ 3 của BUV.
Ngọn núi của tôi là nền giáo dục Việt Nam
Thưa ông Khalid Muhmood, nhìn lại chặng đường 15 năm qua của ông ở Việt Nam, tự dưng tôi liên tưởng tới những ngọn núi. Có thể coi Apollo là ngọn núi thứ nhất mà ông đã leo lên tới đỉnh; và giờ ông đang bắt đầu những bước đầu tiên để chinh phục đỉnh núi thứ 2 là BUV…
Ồ, không hẳn là như vậy. Tôi chỉ có một ngọn núi là nền giáo dục Việt Nam. Apollo hay giờ đây là BUV là các chặng đường tiếp nối nhau, những chặng dừng nhỏ trên con đường của chúng tôi. Với BUV hiện nay, tôi mong muốn mang tới các bạn học sinh Việt Nam thêm một lựa chọn cho kiến thức của mình, đem lại cơ hội này cho nhiều học sinh Việt Nam hơn.
Có thể nói, ông đang song hành cùng với giáo dục Việt Nam trong quá trình vươn tới đẳng cấp quốc tế. Đến thời điểm này, ông nghĩ mình đã bước qua giai đoạn nào, đã làm gì, đang làm gì? Mơ ước cuối cùng của ông cho ngọn núi giáo dục Việt Nam là gì?
Vì bạn đã dùng hình tượng ngọn núi nên tôi có thể trả lời như thế này. Bạn không thể ngừng leo núi trong khi vẫn còn yêu thích việc đó. Nhưng cuộc sống không giống như một ngọn núi, mà nó luôn phát triển. Không bao giờ chúng ta chạm tới đỉnh cả.
Với BUV, đó là dự án 50 năm, 100 năm thậm chí dài hơn nữa. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng, đến một lúc nào đó, nhiệm vụ của chúng tôi đã hoàn thành và chúng tôi sẽ dừng lại.
Nhiều người từng nói: “Làm thầy giáo ở Việt Nam rất tuyệt”. Nhưng là một nhà đầu tư giáo dục như ông thì sao nhỉ? Theo ông, đầu tư giáo dục ở Việt Nam có thuận lợi không, so với các nước khác thì như thế nào?
Thành lập một trường ĐH ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng khó khăn. Nhất là về thủ tục hành chính và pháp luật.
Chúng tôi có sự ủng hộ chính phủ Việt Nam, có sự tham gia của chính phủ Anh nhưng vẫn còn khó khăn. Nhưng tôi nghĩ chúng tôi không nên phàn nàn về điều này bởi thành lập một trường đại học liên quan tới rất nhiều vấn đề, ở nước nào trên thế giới cũng khó, không riêng gì Việt Nam.
Video đang HOT
Còn về thuận lợi, chúng tôi đang có Đại sứ Anh tham gia vào HĐQT nên nhận được sự điều hành của Chính phủ Anh, đó là thuận lợi so với công việc của các đồng nghiệp của chúng tôi ở các nước khác. Đồng thời chính phủ Anh cũng rất ủng hộ và giúp chúng tôi khi làm việc giữa hai chính phủ, vì BUV cũng chính là một trong những dự án trọng điểm về giáo dục trong quan hệ chiến lược giữa hai nước Anh và Việt Nam. Một điểm thuận lợi lớn nữa chính là sự ủng hộ và tin tưởng của phụ huynh học sinh và đam mê học hỏi của sinh viên, điều đó tạo nên thuận lợi mà không phải dễ gì có được từ các nước khác.
Nhưng nếu quý vị hỏi chính phủ Anh, hỏi Đại học Staffordshire hay hỏi ĐH London, hay hỏi chính tôi rằng đầu tư BUV có lợi không thì câu trả lời của chúng tôi là KHÔNG. Chúng tôi xây dựng ngôi trường này không phải mục đích chính để kiếm lợi nhuận.
“Đẩy” giáo dục không phải bằng… xây nhà cao tầng
Cơ sở của trường đại học (dù là Đại học Quốc tế) là giáo dục phổ thông. Thành thực mà nói, giáo dục phổ thông ở Việt Nam có cung cấp cho các ông nguồn nguyên liệu tốt không?
Tôi thấy một điều rất tuyệt với là sinh viên Việt Nam nói chung có 3 ưu điểm: nhanh nhẹn, có đam mê và chăm chỉ ham học hỏi. Công bằng mà nói môi trường đại học mới chính là nơi học sinh phát triển được tiềm năng tốt nhất, được mài sắc cả về kiến thức và kỹ năng.
Ông có biết rằng, nhiều người sẽ nói ông quá lạc quan?
Tôi có lý do để nói thế. Ưu điểm của sinh viên Việt Nam là họ chăm chỉ, học rất nhanh, có đam mê. Vấn đề chỉ là môi trường học. Nơi họ học trước đó không giúp họ phát huy hết các tiềm năng của họ. Chỉ cần được đặt vào một môi trường tốt là sinh viên phát triển tốt.
Việc phát triển giáo dục ở một quốc gia không thể nói đến những tòa nhà cao tầng, những cơ sở vật chất. Tôi đã đi rất nhiều nơi trên thế giới, Singapore, Australia, Anh…, tôi thấy sinh viên Việt Nam đang du học ở nước ngoài rất giỏi.
Vậy theo ông, điểm yếu nhất của giáo dục Việt Nam hiện nay là gì?
Đó chính là đầu tư vào con người, vào giảng viên còn quá ít trong khi lại đầu tư quá nhiều cho cơ sở vật chất và trang thiết bị. Ở một số trường tư thục, đầu tư cơ sở vật chất nhiều, không đầu tư vào giáo viên. Giáo viên không tốt bằng ở trường công lập.
Ông Khalid Muhmood và vợ.
Chỉ mang tới “sự khác biệt nhỏ”
Ông có thể chia sẻ, triết lý giáo dục của ông, hay những mục tiêu cụ thể của các ông ở Việt Nam là gì?
Nhìn vào hệ thống giáo dục Anh, chúng tôi tự hào rằng, nó không chỉ mang tới kiến thức, vì kiến thức chúng ta có thể tiếp nhận rất nhiều nơi. Điều bạn nhận được ở hệ thống giáo dục Anh quốc là bạn học về bản thân mình, bạn thấy được điểm mạnh điểm yếu của mình, nhận ra và phát triển những tiềm năng vốn có của mình.
Còn nếu như nhìn vào một số trường ĐH Việt Nam, học sinh ở trong lớp chỉ nghe và chép, gần như ngủ gật. Nhiều trường đã thay đổi giáo viên nước ngoài thay cho giáo viên Việt Nam nhưng cách học vẫn như vậy. Đó không phải là giáo dục quốc tế.
Vì vậy, chúng tôi muốn tạo ra một sự khác biệt nhỏ. Chúng tôi hướng tới mục tiêu tạo cơ hội cho những sinh viên ở Việt Nam có những điều kiện như các em đang học ở nước ngoài, tạo ra một môi trường tốt nhất có thể để sinh viên khám phá hết các tiềm năng của mình.
Theo TPO
3 yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng giáo dục đại học
Với kinh nghiệm nhiều năm làm hiệu trưởng tại các trường ĐH danh tiếng của Anh như ĐH Liverpool, ĐH Glasgow và ĐH London (UoL), và hiện là hiệu trưởng British University Vietnam (ĐH Anh Quốc VN - BUV), GS.TS Graeme John Davies chia sẻ 3 yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH.
Không chỉ quản lý nhiều trường đại học danh tiếng, GS.TS Graeme còn là cựu Chủ tịch Hội đồng Hỗ trợ vốn cho các trường đại học ở Anh, được Nữ hoàng Anh phong tặng tước hiệu danh dự vì những đóng góp to lớn của ông cho sự nghiệp giáo dục bậc đại học và sau đại học của Anh.
GS.TS Graeme - hiệu trưởng British University Vietnam.
Với nhiều năm kinh nghiệm, GS.TS Graeme chia sẻ: "Để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, theo tôi cần 3 yếu tố quan trọng nhất, đó là giáo trình, giáo viên và kỹ năng nghề. Cụ thể, về giáo trình phải đảm bảo hướng dẫn cho học sinh từ kiến thức tới kỹ năng học áp dụng trong thực tế như thế nào với nền kinh tế nơi học sinh đang sống và phát triển. Đối với đội ngũ giáo viên phải đảm bảo về chất lượng giảng dạy. Ví dụ như trường ĐH London, giáo viên phải là người dạy tiếng Anh bản ngữ để đảm bảo đúng chất Anh. Về kỹ năng nghề phải linh hoạt và phát triển, không chỉ dạy những cái đã biết mà phải dạy những cái kỹ năng ngành nghề đó yêu cầu để đáp ứng nhu cầu xã hội. Đặc biệt, khi phát triển khung cấu trúc chương trình thì phải tìm giá trị, nhu cầu mới để tái trúc lại chương trình cho phù hợp thực tế".
Trong điều kiện giáo dục đại học Việt Nam hiện nay số lượng vượt xa chất lượng, theo ông để chọn một trong 3 yếu tố trên thì nên chọn yếu tố nào đầu tư trước?
Phải thực hiện đồng bộ cả 3 yếu tố vì các yếu tố này liên quan chặt chẽ đến nhau như cùng trên một trận chiến không thể tách rời. Ví dụ như ăn mặc đẹp nhưng đi đôi giày cũ sẽ làm lệch lạc hình ảnh.
Trong chương trình học ở Anh, các trường đại học có được tự chủ hoàn toàn hay cơ quan quản lý giáo dục như Chính phủ đưa ra quy định khung, và yêu cầu các trường áp dụng quy định khung đó vào giảng dạy?
Mỗi trường đại học được tự chủ xây dựng khung chương trình riêng và họ sẽ quyết định xây dựng nó như thế nào để làm thế mạnh riêng của mình. Ví dụ, ĐH London (UoL), có 19 trường ĐH con và 12 viện nghiên cứu và mỗi một trường có thế mạnh riêng về khung chương trình theo từng lĩnh vực đào tạo.
Ông có 5 năm tham gia Chính phủ Anh quản lý về giáo dục. Vậy theo ông, vai trò của Nhà nước quan trọng như thế nào tới sự phát triển giáo dục đại học?
Ở Anh có khoảng 140 trường ĐH, trường lớn có khoảng 25.000 - 30.000 sinh viên, trường nhỏ có từ 3.000 - 5.00 sinh viên theo học. Chính phủ không tham gia nhiều vào khối trường học, chính phủ chỉ hỗ trợ tài chính để các trường hoạt động.
Tuy nhiên, các trường được quản lý bởi một tổ chức của Chính phủ. Mỗi năm Chính phủ đưa cho tổ chức này khoảng 8 tỷ bảng Anh. Số tiền này chia cho các trường, chính phủ chỉ cần các trường cam kết thực hiện đúng số tiền theo cam kết là sử dụng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học chứ Chính phủ không quan tâm, không bảo các trường dạy môn nào, dạy cái gì. Các trường đại học tự quyết định dạy môn nào cho phù hợp và làm sao để cho việc dạy đó là tốt.
Vậy việc kiểm định chất lượng giáo dục đại học Anh quốc được thực hiện như thế nào?
Ở Anh có một ban kiểm định chất lượng hoạt động độc lập, không thuộc tổ chức quản lý tiền của Chính phủ. Ban kiểm định này sẽ phụ trách về chất lượng giảng dạy của các trường. Chất lượng họ đo được là họ dựa trên chất lượng trải nghiệm của các trường đó và chất lượng của sinh viên sau khi ra trường.
Thường để đánh giá đúng chất lượng của một trường đại học thì trường đó phải hoạt động khoảng 5 năm. Với trường ĐH London (UoL) thì Ban kiểm định này đánh giá cả hoạt động ngoài nước Anh và cả trong nước Anh. Cụ thể, họ giám sát cả về chất lượng bằng của sinh viên học tại Anh hay học tại Việt Nam sẽ phải tương đương nhau. Các chương trình của British University Vietnam (ĐH Anh Quốc VN - BUV) cũng được đánh giá và kiểm soát dựa trên hệ thống này.
Đối với các trường ĐH tư thục ở Anh quốc có được nhà nước hỗ trợ không, thưa ông?
Chính phủ chỉ hỗ trợ về phía sinh viên như là vay vốn để học tập. Còn ngoài ra không được hỗ trợ thêm bất cứ thứ gì vì trường tư thường không có nghiên cứu khoa học.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Hồng Hạnh
Theo dân trí











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tình trạng đáng lo của ca sĩ Phan Đinh Tùng sau tai nạn
Sao việt
15:17:33 17/05/2025
Clip nữ diễn viên né ong đốt khi đang tạo dáng trên thảm đỏ gây sốt
Sao âu mỹ
15:09:26 17/05/2025
NSND Phạm Phương Thảo, NSƯT Lan Anh hát ngợi ca Bác Hồ
Nhạc việt
15:05:36 17/05/2025
Kẻ từng mang án giết người sa lưới vì cho vay lãi suất 'cắt cổ' 360%/năm
Pháp luật
15:02:10 17/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh dẫn đạo diễn về nhà riêng đọc kịch bản khuya, con trai thái độ sốc
Sao châu á
14:56:08 17/05/2025
Miss World náo loạn vì loạt người đẹp liên tiếp bỏ thi, Ý Nhi gặp bất lợi?
Tv show
14:52:26 17/05/2025
Lợi ích và tác dụng phong thủy khi đặt gương trong phòng khách
Sáng tạo
14:52:18 17/05/2025
Vĩnh Thích Ăn Ngon hiếm hoi lên tiếng bức xúc, đấu khẩu Mia Lê, réo Phạm Thoại
Netizen
14:46:08 17/05/2025
Xe tay ga thương hiệu Ý được nâng cấp tại Việt Nam, sẽ tắt máy khi bị đổ
Xe máy
14:35:33 17/05/2025
Phim Hàn 18+ lập kỷ lục 6 năm mới có 1 lần, nam chính đẹp mê mẩn nhưng nhìn mặt là thấy buồn cười
Phim châu á
14:32:51 17/05/2025