“Ngài Morgan” có thực sự là tội đồ của HLE, hay chỉ là nạn nhân của những trào lưu “dìm hàng theo trend” quá đà?
Tuyển thủ Morgan có xứng đáng phải hứng chịu những chỉ trích nặng nề trong thất bại của Hanwha Life Esports tại CKTG 2021?
Vậy là, hành trình của Hanwha Life Esports tại CKTG 2021 đã khép lại đúng như những dự đoán trước trận. Dù đã lọt vào tới tận Tứ Kết, nhưng chênh lệch giữa Á quân LCK Mùa Hè 2021 và đội chỉ về hạng 8 và phải vất vả vượt qua vòng loại khu vực rồi play-in là quá lớn. Nhưng trong quãng thời gian của HLE tại CKTG 2021, nếu phải chỉ ra một cái tên thường xuyên bị nhắc đến mỗi khi đội tuyển xứ Hàn thất bại, có lẽ người ta sẽ nghĩ ngay đến đường trên Morgan. Nhưng, có thật là tuyển thủ sinh năm 2001 xứng đáng phải nhận những lời chỉ trích như vậy?
Từ những pha xử lý “mù mắt” đến “nạn nhân” của dân mạng
Nếu tính trong toàn bộ thời gian thi đấu chuyên nghiệp, kể cả khi còn trong màu áo JD Gaming, thì đây là lần… đầu tiên Morgan được ra một môi trường rộng lớn như CKTG 2021. Và anh đã có khá nhiều những pha xử lý có thể nói là “đi vào lòng đất” đúng nghĩa đen và cả nghĩa bóng.
Có lẽ không ai quên được pha cầm Camille và tốc biến tại chỗ của Morgan trong tình huống lúc đó hoàn toàn không có bất kỳ ai gây sức ép cho anh trong trận gặp PSG Talon ở vòng bảng.
Hay như trong trận gặp T1 mới đây, ở ván 2, Morgan đã có pha cầm Renekton với ý định bọc đầu đối thủ nhưng lại bị Gumayusi bắn hạt thông văng ngược trở ra. Sau anh anh dùng hết bộ skill và lao xuống được hang Baron thì bị vô số khống chế và sát thương từ bên phía T1 dồn vào. Morgan lên bảng khi chưa kịp làm bất kỳ điều gì.
Kể từ vòng play-in cho đến tận giờ phút này, chỉ cần một vài thao tác tìm kiếm đơn giản, bất kỳ ai cũng sẽ thấy được rất nhiều bình luận hướng về tuyển thủ trẻ đang thi đấu cho HLE. Họ quên rằng Morgan chỉ mới có lần đầu tiên thi đấu tại CKTG trong sự nghiệp chuyên nghiệp. Để chỉ ra một sự chênh lệch, người đồng đội cũng là đàn anh của Morgan là Deft đã có lần thứ 6 chinh chiến ở đấu trường cấp độ cao nhất của làng LMHT rồi.
Tôi nghĩ Vsta ổn, còn Morgan và Willer chỉ là những kẻ hèn nhát. Dù sao tôi cũng không xem đội này quá nhiều
Có lẽ HLE tốt hơn nên để Morgan dự bị và tìm kiếm 1 bản hợp đồng tốt hơn, Nuguri chẳng hạn nếu họ mua được anh ấy
Video đang HOT
Willer và Morgan nên tạm biệt HLE đi
Sự bất công quá lớn dành cho Morgan
Trước tiên, hãy cùng nhìn lại hành trình của HLE và Morgan tại CKTG 2021 năm nay. Đầu tiên, họ xuất phát ở vòng play-in với những đối thủ là LNG Esports, Infinity Esports, PEACE và Red Canids. LNG là 1 trong 4 đội mạnh nhất LPL Mùa Hè 2021, và Ale được đánh giá là 1 trong 2 người (người còn lại là Bin của Suning) có tiềm năng kế thừa di sản của TheShy với phong cách đường trên gánh team. Và thực tế, Ale đã không ít lần chứng tỏ anh tài năng như thế nào với những vị tướng như Fiora, Irelia. Nhưng còn 3 cái tên còn lại, chẳng ai trong số những Apii, Guigo hay Buggax làm khó được Morgan nữa cả.
Ở play-in, có mỗi Ale là phần nào làm khó được Morgan
Bước vào vòng bảng, đối thủ của Morgan còn có phần kinh khủng hơn. Là Xiaohu – tuyển thủ kỳ cựu của RNG từ tận thời Uzi, là Hanabi (PSG) cũng là một người chơi đường trên dày dạn kinh nghiệm. Có mỗi Adam là về mặt tuổi tác lẫn kinh nghiệm CKTG đều ngang Morgan nhưng những đội đến từ LEC và LCS thì luôn nổi tiếng với lối đánh “dị”, hổ báo, không ngại va chạm.
Cả 3 cái tên này đều không làm khó được Morgan ở giai đoạn đi đường nếu không có sự trợ giúp của đồng đội hay cầm chất tướng nhỉnh hơn
Và kết quả? Không có bao nhiêu người trong số này có thể đè bẹp hoàn toàn Morgan ở đường trên mà không có sự trợ giúp liên tục của đồng đội. Như trong trận gặp LNG, không ít lần người ta thấy Kỳ Lân Tô Châu tổ chức gank Morgan với 3 4 thành viên và làm đi làm lại 2 3 lần. Hay cả Hanabi cũng chỉ khi cầm chất tướng “200 năm” là Gwen mới vượt trội hơn hoàn toàn về chỉ số farm so với Morgan ở giai đoạn đi đường. Chỉ có Xiaohu, với kinh nghiệm và tài năng cùng chất tướng là hơn được đôi chút so với Morgan nhưng hãy thử nhìn giai đoạn lượt về, khi HLE đánh bại RNG. Trong trận thua của RNG, người ta không thấy Xiaohu đâu cả.
Vấn đề của HLE
Không thể nào nói Morgan đã có màn trình diễn xuất sắc. Như đã nói ở trên, pha sử dụng Renekton bọc đầu của T1 một cách cồng kềnh của Morgan cho thấy sự yếu kém về kỹ năng lẫn kinh nghiệm của tuyển thủ này. Nhưng vấn đề của HLE không chỉ có mỗi pha đó và cũng không phải đến trận gặp T1 mới bộc lộ.
Vấn đề lớn nhất của HLE là họ phụ thuộc quá nhiều vào Chovy. Điều này đã được nhắc đi nhắc lại quá nhiều lần, đến nỗi cộng đồng LMHT đặt tên Chovy là “cột sống vàng”. Và bằng chứng, khi Chovy đánh dưới sức hay bị các đối thủ tìm ra cách counter, HLE ngay lập tức “đổ bệnh”.
HLE phụ thuộc quá nhiều vào Chovy – chuyện đã nói từ lâu
Thứ 2, HLE có lối ban pick khá khó hiểu. Những lối cấm chọn của họ khiến đôi khi người ta có cảm tưởng họ chỉ pick những tướng thuận tay từng người mà không hình dung được tướng đó sẽ làm những gì trong trận đấu. Điển hình là ở game 2 trận T1 vừa qua. Morgan cầm tướng “tủ” Renekton, Deft cầm Varus và Chovy cầm LeBlanc. Nhưng rồi, cả 3 cái tên đó, đều chẳng làm được gì trong giao tranh. Varus không bắn nổi, Cá Sấu không càn quét nổi còn LeBlanc thì bị Poppy outplay từ đầu đến cuối. Qua game 3, họ tiếp tục ban pick y hệt và kết quả thì cũng… giống hệt game 2.
Thứ 3, HLE xử lý giao tranh tệ. Họ thường xuyên là đội bị động khi vào giao tranh hoặc những thành viên không chọn góc đẹp, ra vào thiếu sự ăn ý. Điển hình như trong trận gặp FNC, nếu đội tuyển này có sự trang bị đầy đủ về mặt tinh thần và nhân sự, chưa chắc HLE đã thắng được họ.
HLE ban pick và xử lý giao tranh vô cùng tệ
Cuối cùng, những cái tên đáng lẽ phải gánh team như chính nhiệm vụ của họ – Chovy và Defft, lại thi đấu khá thất vọng. Không ít người chỉ ra rằng, Chovy farm tốt, đè đường tốt nhưng anh quá hạn chế trong việc đảo cánh giúp đường và xử lý giao tranh. Trong khi ở phía đối diện, Faker chấp nhận thua đôi chút chỉ số farm nhưng lại đi gank thường xuyên và hỗ trợ đồng đội lấy các mục tiêu lớn. Chính Faker – một tuyển thủ đang bước qua sườn dốc sự nghiệ, mới là kẻ điều khiển cuộc chơi trong trận Tứ Kết vừa rồi, chứ không phải Chovy – tuyển thủ trẻ, khỏe và đang trong độ chín của nghiệp tuyển thủ.
Về phần Deft, anh gần như tàng hình suốt cả 3 ván đấu. Thậm chí, Deft còn hớ hênh đến nỗi bị Canna solo-kill ngay trong trụ. Chưa kể là vô số pha đi lỗi của Deft trong các trận trước, trong khi anh là người kỳ cựu, “khách quen” của CKTG.
Deft và Chovy cũng nên gánh phần trách nhiệm trong thất bại của HLE
Kết
Nhưng công bằng mà nói, tất cả tuyển thủ HLE, từ Chovy cho tới Morgan, không hề đáng phải nhận bất kỳ chỉ trích nào. Họ leo từ hạng 8 LCK vào thẳng top 8 đội mạnh nhất thế giới năm 2021, đó là câu chuyện về một hành trình kỳ diệu. Còn thua vì cách biệt về chất lượng đội hình hay kinh nghiệm thi đấu thì đó lại là một lẽ thường tình chẳng có gì đáng để “rủa xả”.
Trận thua của HLE trước T1 có thể nhìn rõ là do lỗi của người này người nọ, nhưng việc T1 được đánh giá cao hơn hẳn, khiến màn trình diễn nhạt nhòa của HLE nên được xem là một lẽ tất nhiên, khi thất bại của họ thậm chí đã dễ dàng được dự đoán trước.
Dĩ nhiên, đã từng có nhiều đội tuyển, ở cùng một vị thế, cùng một hoàn cảnh với HLE và làm tốt hơn họ. Nhưng khi ấy, khán giả gọi đó là “kỳ tích”, mà đã là “kỳ tích” thì rõ ràng không thể xuất hiện như cơm bữa được. HLE chỉ đơn giản là chưa đủ sức tạo nên một kỳ tích của riêng họ, còn về câu chuyện của mình, “người thừa kế” ROX Tigers lừng lẫy năm xưa, hoàn toàn có thể khiến các fan tự hào về chặng đường họ đã trải qua trong năm 2021.
HLE đại bại trước RNG nhưng pha tốc biến "mù mắt" khán giả của Morgan mới là chi tiết chiếm trọn spotlight
Pha tốc biến "đi vào lòng đất" của Morgan sẽ còn được nhắc rất nhiều sau thất bại của HLE.
Trong trận đấu đầu tiên của ngày thi đấu thứ 3 CKTG 2021, trận đấu tâm điểm - đại chiến Trung - Hàn giữa Royal Never Give Up và Hanwha Life Esports đã diễn ra vô cùng quyết liệt. Chiến thắng cuối cùng đã thuộc về đại diện đến từ LPL sau pha gần quét sạch ở khu vực đường trên gần hang Baron. Đáng chú ý, đây là pha giao tranh ngay sau khi HLE vừa giành được con Baron thứ 2 của ván đấu.
Con Baron thứ 2 lại khiến HLE bị quét gần như toàn bộ đội hình
Nhưng, trong một ngày mà thế trận căng thẳng được 2 đội tạo ra, thì điểm nhấn đáng chú ý nhất lại không thuộc về bất kỳ pha highlight nào hay bất kỳ pha giao tranh quyết liệt nào, mà nó thuộc về một nhân vật không ai ngờ tới: Morgan.
Cụ thể, ở phút 20 của ván đấu, thế trận khi đó khá cân bằng và đường trên của HLE đang vừa farm vừa đẩy ở đường dưới. Thế nhưng, trong lúc không bị bất kỳ ai gây áp lực, cũng không phải tham gia cùng các đồng đội thì Morgan lại bất ngờ thực hiện một cú tốc biến rồi sau đó, anh... đi bộ về.
Dĩ nhiên, pha tốc biến "mù mắt" của Morgan không phải là nguyên nhân chính khiến HLE thất bại trước RNG nhưng cũng cần phải nói, tâm lý của một số tuyển thủ của HLE đang là vô cùng yếu. Có lẽ, với việc phải liên tục đối đầu với những đội tuyển mạnh nhất nhì các khu vực, lại áp lực chiến thắng khiến những cái tên trẻ như Morgan không có được phong độ tốt nhất.
Với chiến thắng thuyết phục trước HLE, RNG đã hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn lượt đi vòng bảng Main Event với 3 trận toàn thắng. Tuy rằng vẫn mang lại cảm giác chưa thực sự max ping nhưng kết quả là quan trọng hơn cả và về mặt này, RNG vẫn đang làm tốt.
Riêng HLE, 2 trận thua liên tiếp trước RNG và PSG Talon khiến họ rơi vào thế khó. Phong độ của đại diện PCS đang lên cao và trong ngày thi đấu cuối cùng của lượt đi, họ chỉ phải gặp một Fnatic yếu toàn diện và đang có vấn đề nội bộ. Nếu PSG giành chiến thắng, HLE sẽ tụt xuống hạng 3 và đây là điều mà đại diện Hàn Quốc chắc chắn không mong muốn sau khi giai đoạn lượt đi kết thúc.
HLE thông báo không ra mắt áo đấu mới cho CKTG 2021, bị fan trêu chọc: "Chắc mấy ổng không ngờ mình được dự CKTG" Có lẽ đúng là Ban lãnh đạo HLE "không ngờ tới" chiến tích này thật cũng nên. Theo nguồn tin từ truyền thông Hàn Quốc, ngày 26/9 này, cả 4 đội tuyển LCK tham dự CKTG 2021 sẽ được chuyên cơ riêng của Riot Games đưa sang Iceland để tham dự giải đấu, bao gồm cả Hanwha Life Esports - Đội tuyển sẽ...