Hóa ra hệ thống tên lửa phòng không SA-3 mà Việt Nam đang sử dụng cũng được nghiên cứu trang bị lên các tàu chiến cỡ lớn.
SA-3 là định danh của NATO dành cho tổ hợp tên lửa phòng không đất đối không S-125 Neva/Pechora được thiết kế bởi Aleksei Mihailovich Isaev – Cục thiết kế Trung ương Almaz. S-125 hay đơn giản là SA-3 nổi tiếng với khả năng tấn công hiệu quả các mục tiêu bay thấp, phản ứng nhanh hơn so với tổ hợp SA-2 huyền thoại. Đặc biệt, nó còn có khả năng đối phó hiệu quả với chiến tranh điện tử. Ảnh: Bệ phóng 4 đạn tổ hợp tên lửa phòng không SA-3 của Việt Nam.
Chính nhờ các ưu điểm trong tác chiến cũng như kết cấu đạn nhỏ gọn khiến tên lửa phòng không SA-3 được chọn lựa phát triển phiên bản hải quân, trang bị cho các tàu chiến của Hải quân Liên Xô. Trong khi SA-2 với thiết kế “khổng lồ” của mình không bao giờ được triển khai trên các nền tảng khác ngoài mặt đất.
Video đang HOT
Trong ảnh là bệ phóng của phiên bản tên lửa phòng không SA-3 trên tàu khu trục Project 61 (NATO gọi là lớp Kashin). Ngoài ra, nó còn được thử nghiệm trang bị trên tàu khu trục Project 52K Koltin.
Phiên bản hải quân của tên lửa SA-3 được định danh là M-1 Volna, NATO thì gọi là SA-N-1 – thế hệ tên lửa hải đối không đầu tiên của Liên Xô. M-1 Volna được phát triển từ năm 1956, thử nghiệm và trang bị trong năm 1962. Trong khi phiên bản SA-3 đất đối không đầu tiên trang bị từ năm 1963. Nghĩa là gần như M-1 Volna và S-125 Neva/Pechora phát triển gần như song song. Ảnh: Bệ phóng tổ hợp M-1 Volna trên tàu chiến.
So với tổ hợp trên bệ, tên lửa SA-3 trên biển bao gồm ít thành phần hơn, và có cơ chế tự hành cao do hạn chế về không gian cũng như thủy thủ vận hành trên một tàu chiến. Nó có ba thành phần chính gồm: bệ phóng ZIF-101; đài điều khiển 4R90 Yatagan và đạn tên lửa V-600 (hoặc gọi là 4K90). Ảnh: Bệ phóng ZIF-101 và đạn V-600 thử nghiệm trên mặt đất.
Bệ phóng ZIF-101 có hai cánh tay máy để treo hai quả đạn tên lửa đối không.
Việc nạp đạn hoàn toàn tự động, ngay dưới chân bệ phóng là buồng chứa “băng đạn” tên lửa V-600. Có thể mường tượng, khi nạp đạn, hai cánh tay máy sẽ được dựng đứng ngay trên nắp tròn dưới chân bệ, sau đó cơ cấu nâng trong buồng đạn sẽ đẩy quả đạn lên lắp vào dưới cánh tay máy. Cơ số đạn tên lửa của tổ hợp Volna là 16 quả và có thể lên tới 32 quả tùy lớp tàu chiến.
Còn đây là đài điều khiển hỏa lực và dẫn đường 4R90 Yatagan với 5 anten parabol để làm nhiệm vụ bám bắt, chiếu xạ dẫn đường cho tên lửa tấn công mục tiêu. Trên phiên bản Volna-P được bổ sung kênh theo dõi mục tiêu truyền hình đề phòng trường hợp radar bị gây nhiễu.
Đạn tên lửa của M-1 Volna được định danh là V-600 (hay gọi là 4K90) có kiểu dáng giống hệt phiên bản đất đối không.
Đạn tên lửa được dẫn hướng bằng vô tuyến – đài radar khi phát hiện mục tiêu thì sẽ chiếu sóng vào mục tiêu, đạn tên lửa sẽ thu sóng dội lại và hướng vào.
Tên lửa V-600 có khả năng bắn hạ các mục tiêu máy bay, trực thăng, UAV ở độ cao từ 10m tới 10km, tầm bắn từ 4-15km.
Phiên bản cải tiến Volna-M ra mắt năm 1967 được trang bị đạn tên lửa V-601 (4K91) đạt tầm bắn từ 4-22km, độ cao bắn hạ mục tiêu từ 10m tới 14km.
Theo Kiến Thức
Tin mới nhất
Tổng thống Mỹ Joe Biden đề xuất chi 100 tỷ USD cho viện trợ thảm họa khẩn cấp
14:20:19 19/11/2024
Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson cho biết Quốc hội Mỹ sẽ đánh giá yêu cầu của ông Biden, đồng thời cam kết sẽ đảm bảo hỗ trợ cho các nạn nhân và những người bị ảnh hưởng vì thiên tai.
Bitcoin: Ván cược lớn của MicroStrategy
14:18:59 19/11/2024
Hồ sơ cho thấy MicroStrategy đã bán 13,6 triệu cổ phiếu ra thị trường trong tuần kết thúc vào ngày 17/11. Đây là một phần của chương trình trị giá 21 tỷ USD, cho phép các ngân hàng đối tác của công ty tạo ra cổ phiếu để bán ra thị trườn...
Giá khí đốt tăng cao: Thách thức đối với tăng trưởng kinh tế châu Âu năm 2025
14:17:16 19/11/2024
Đặc biệt, việc cân bằng giữa nhu cầu năng lượng ngắn hạn và các mục tiêu dài hạn như giảm phát thải khí nhà kính, đang trở thành bài toán nan giải cho toàn khu vực.
ECB: Rủi ro tăng trưởng kinh tế lấn át mối lo lạm phát
14:14:36 19/11/2024
Một số nhà phân tích lo ngại nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump có thể dẫn đến một cuộc chiến thương mại nghiêm trọng hơn giữa Mỹ và Trung Quốc so với giai đoạn 2018-2019, gây hậu quả cho châu Âu và kích động các biện pháp đáp tr...
Israel tiếp tục không kích trung tâm thủ đô Beirut
14:13:00 19/11/2024
Khu vực bị tấn công gần tòa nhà Quốc hội, một số đại sứ quán và trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Liban. Theo Bộ Y tế nước này, cuộc tấn công đã khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và 31 người bị thương.
Ukraine và NATO tiến tới thành lập tổ chức chung đầu tiên
14:10:30 19/11/2024
Thứ trưởng Klochko nhấn mạnh rằng JATEC sẽ giúp Ukraine hội nhập vào cấu trúc NATO, tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm giữa hai bên và góp phần tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực phòng thủ của cả Ukraine và NATO.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump lựa chọn Bộ trưởng Giao thông Vận tải
13:47:17 19/11/2024
Các quy định này cắt giảm 50% giới hạn khí thải từ ống xả vào năm 2032, so với mức năm 2026, và thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô chế tạo nhiều xe điện hơn.
Liban và Hezbollah đồng ý với đề xuất ngừng bắn của Mỹ
13:45:25 19/11/2024
Hezbollah, nhóm vũ trang thân Iran, đã ủy quyền cho đồng minh lâu năm là Chủ tịch Quốc hội Liban Nabih Berri đứng ra đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tiếp Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường của Nga
13:43:30 19/11/2024
Bên cạnh đó, hãng KCNA cũng cho biết một phái đoàn từ một học viện quân sự của Nga cũng đã đến thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về chuyến thăm.
Trung Quốc: Nhiều học sinh bị thương do bị ô tô tông
13:41:43 19/11/2024
Vụ việc xảy ra vào khoảng 8h sáng nay theo giờ địa phương khi nhóm học sinh trên đang trên đường đến trường tiểu học Vĩnh An (Yong an) ở thành phố Thường Đức (Changde), tỉnh Hồ Nam.
Khả năng đáp trả Israel của Iran sau khi ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ
13:39:17 19/11/2024
Các nhà lãnh đạo Iran sẽ phải quyết định cách thức và thời điểm phản ứng trước hành động này, nhưng vấn đề trở đã nên phức tạp hơn trong bối cảnh ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.
Tổng thống Pháp bình luận về việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa
13:21:30 19/11/2024
Hiện nay các nước phương Tây dường như bị chia thành 2 nhóm giữa bên ủng hộ quyết định của phía My và bên còn lại lo ngại việc cung cấp tên lửa tầm xa cho phía Ukraine sẽ khiến căng thẳng leo thang toàn khu vực.