Ngạc nhiên cuộc sống “cổ tích” trong lâu đài 900 tuổi nước Ý: Có 45 phòng, gia đình mất 2 tiếng để gặp nhau
Nơi đây cũng là một địa điểm du lịch phục vụ du khách tới tham quan và tìm hiểu lịch sử. Mùa thu năm 2020, vốn có ý định đến Mỹ để theo học Học viện Âm nhạc và Sân khấu nhưng vì đại dịch bùng nổ nên cô nàng Ludovica Sannazzaro, 19 tuổi, đành phải ở lại Ý cùng gia đình.
Trong thời gian này, cô đã có ý tưởng thành lập một kênh TikTok cá nhân để chia sẻ về cuộc sống trong lâu đài 900 tuổi của nhà mình.
Đăng tải vào ngày 7/3/2021, video đầu tiên được cô chú thích: “Bạn đã bao giờ tự hỏi cảm giác sống trong một lâu đài sẽ như thế nào chưa?”. Những video của cô ngày càng nhận được sự chú ý lớn của người dùng mạng. Họ vô cùng tò mò về cuộc sống bên trong một lâu đài cổ.
Gia đình Ludovica sống trong lâu đài Castello Sannazzaro ở vùng Piedmont ( Italy), đã tồn tại từ thế kỉ 12. Gia đình cô là thế hệ thứ 28 gìn giữ mọi nếp sống trong lâu đài rộng 10.000m2 với khuôn viên 25.000m2, bao gồm 45 phòng, trong đó có 15 phòng ngủ và những kho lưu trữ lịch sử vô giá có từ năm 1163.
Những video mà Ludovica đăng tải lên mạng xã hội khi thì quay phòng khiêu vũ, trần nhà vẽ bức họa cùng kiến trúc trung cổ, khi lại tiết lộ nhà băng ẩn bên dưới một ngọn đồi hay đường đến một hầm rượu. Thời điểm trước dịch, gia đình cô vẫn mở cửa đón khách tới tham quan.
Cô từng nói: “Khi còn nhỏ, trong lúc xem các bộ phim Disney, tôi thường tưởng tượng mình là một cô công chúa dạo quanh lâu đài. Ấy vậy mà ban đầu, tôi không hề biết mình đang sống ở một nơi khá giống những gì mình đã tưởng tượng. Tôi được sinh ra và lớn lên ở đây, vì thế, đôi khi bản thân lại quên mất điều này tuyệt vời như thế nào”.
Tuy nhiên, trong một video khác, Ludovica lại cho biết đôi lúc cuộc sống trong lâu đài 900 tuổi không hề mộng mơ chút nào, chẳng hạn: wifi hoạt động vô cùng kém đến nỗi cô phải dùng từ “lạnh cóng” khi miêu tả, việc dọn dẹp mất thời gian, tìm lại một thứ gì để quên không hề dễ dàng, thậm chí, cả gia đình muốn gặp mặt nhau trong nhà cũng phải mất tới 2 giờ…
Cha của cô, bá tước Giuseppe Sannazzaro, cho hay, tuy họ đã thuê một người quản gia và một người làm vườn, nhưng phần lớn công việc đều do họ tự làm việc vì mỗi lần cắt cỏ sẽ mất 2-3 ngày, còn việc dọn dẹp ngôi nhà cũng có thể mất cả ngày.
Sử dụng xe đạp trải nghiệm du lịch là giải pháp lý tưởng cho du khách khi đến Huế
Đó là nhận định của ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tại cuộc họp với các sở, ban ngành liên quan về công tác quy hoạch và triển khai các tuyến xe đạp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vào ngày 21/10.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Việt Bằng, Phó Chủ tịch UBND TP Huế thông tin, hiện nay, UBND TP Huế đã triển khai thí điểm giai đoạn 1 với 7 vị trí làm điểm đỗ xe/80 chiếc, phạm vi hoạt động khu vực phía Nam thành phố, hai bên bờ sông Hương và khu vực quanh Đại Nội Huế.
TP Huế cũng đã đầu tư cơ bản hoàn chỉnh tuyến đường đi bộ kết hợp xe đạp dọc sông Hương đoạn từ Chùa Linh Mụ đến đường Chương Dương qua các công viên Kim Long, Phú Xuân, Thương Bạc với tổng chiều dài khoảng 5km. Đang triển khai tuyến đường đi bộ kết hợp xe đạp công viên vườn Mai và vườn sưu tập dọc sông với chiều dài khoảng 1km.
Viện quy hoạch xây dựng trình bày ý tưởng xây dựng các tuyến xe đạp
Tại khu vực phía Nam TP Huế, địa phương cũng đã hoàn thành tuyến đường đi bộ kết hợp xe đạp dọc sông Hương, sông An Cựu, đoạn Bến Tòa Khâm cầu Ga qua các Công viên 3/2, công viên Lý Tự Trọng, với chiều dài khoảng 2,5km.
Khu vực cồn Dã Viên đã đầu tư hoàn thành tuyến đường đi bộ kết hợp xe đạp xung quanh khu vực phía Đông với chiều dài khoảng 1km. Đang triển khai tuyến đường đi bộ kết hợp xe đạp xung quanh khu vực phía Tây với chiều dài khoảng 1,5km...
Sau khi nghe các đơn vị phát biểu tại cuộc họp, ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, Thừa Thiên Huế với nhiều di sản văn hóa thế giới, cảnh quan thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử, chùa, làng nghề, các sản phẩm đặc sản, nhà hàng, phố ẩm thực xen kẻ trong các khu dân cư nên việc sử dụng xe đạp làm phương tiện để đi du lịch trải nghiệm là giải pháp lý tưởng cho du khách khi đến Huế.
Ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì cuộc họp
Trên kết quả thực hiện bước đầu đề án thí điểm tuyến xe đạp chia sẻ công cộng thông minh tại TP Huế đã được triển khai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Sở GTVT, sở Xây dựng, Viện nghiên cứu phát triển, Viện quy hoạch xây dựng phối hợp nghiên cứu quy hoạch tổng thể các tuyến xe đạp trên địa bàn tỉnh một cách bài bản, chuyên nghiệp. Chọn tuyến phù hợp để sớm triển khai thí điểm các tuyến xe đạp phục vụ người dân và du khách.
Thời gian qua, sử dụng xe đạp trải nghiệm du lịch là lựa chọn của nhiều du khách khi đến Huế.
Các tuyến xe đạp phải đảm bảo các tiêu chí thân thiện với môi trường, được quản lý bằng hệ thống thông minh. Các vị trí tiếp cận phải thuận lợi cho người sử dụng; liên kết với các phương tiện công cộng như nhà chờ xe buýt, bến bãi đỗ xe, bến thuyền; các di sản văn hóa, các khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, làng nghề, phố cổ, nhà vườn tại Huế.
Ông Hoàng Hải Minh cũng đề nghị các đơn vị liên quan sớm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cụ thể để triển khai các tuyến xe trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hướng đến xây dựng "thành phố du lịch giao thông xanh", "thành phố xe đạp".
Khám phá trải nghiệm du lịch sinh thái cộng đồng trên thảo nguyên xanh Hữu Liên Thảo nguyên xanh Hữu Liên chắc chắn sẽ là một điểm nhấn thú vị trong những ngày hè oi ả, hứa hẹn sẽ là địa điểm nghỉ ngơi ấn tượng của du khách mỗi dịp cuối tuần. Xã Hữu Liên nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, toàn bộ xã nằm trong diện tích Khu dự trữ rừng quốc gia Hữu Liên...