Nga “vùi dập” hệ thống phòng không mới của Trung Quốc
Vừa qua, tạp chí “Tri thức binh khí” đã có bài đánh giá về hệ thống tên lửa phòng không mới LS-2, sử dụng tên lửa DK-10 của Trung Quốc và đưa ra nhận định, nó còn xa mới so được với hệ thống tên lửa phòng không Aster -30 của châu Âu và không thể thay thế được hệ thống tên lửa phòng không HQ-16.
Tạp chí “Tri thức binh khí” cho biết LS-2 là hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới, sử dụng tên lửa DK-10 được Trung Quốc nghiên cứu, cải tiến từ tên lửa không đối không PL-12 (phiên bản xuất khẩu là SD-10A). Theo chuyên gia Vasily Kashin của Viện nghiên cứu chiến lược và công nghệ Nga, PL-12 là loại tên lửa dẫn đường bằng radar đầu tiên mà Trung Quốc hợp tác với Nga, sử dụng các linh, phụ kiện của Nga.
Căn cứ vào phân tích của Tạp chí “Tri thức binh khí”, một loại tên lửa sử dụng phương thức dẫn đường bằng radar có nghĩa là loại tên lửa này có khả năng “bắn – quên”, không cần chỉ lệnh dẫn đường của trạm radar, mà radar của tên lửa sẽ tự động tìm kiếm mục tiêu và tiêu diệt chúng. Đây được coi là một loại tên lửa không đối không tiên tiến nhất của Trung Quốc.
Theo số liệu của Tạp chí này đưa ra, hệ thống phòng không LS-2 trên xe phóng có 4 tên lửa có kích thước và tầm phóng khác nhau, bao gồm 2 quả DK-9C (được nghiên cứu, phát triển từ tên lửa không đối không PL-9C) và 2 quả DK-10/PL-12. Tên lửa DK-9C/PL-9C thuộc thế hệ tên lửa đời cũ, còn tên lửa DK-10/PL-12 là loại tên lửa phòng không thế hệ mới nhất của Trung Quốc.
Hiển thị trực quan tên lửa phòng không DK-9C/PL-9C và DK-10/PL-12 thuộc hệ thống phòng không LS-2
Tên lửa phòng không DK-10 được lắp đặt động cơ khởi động đường kính rất lớn. Vì vậy, xem ra LS-2 là một hệ thống phòng không hoàn toàn mới so với hệ thống tên lửa phòng không Hồng Kỳ-16 (HQ-16). HQ-16 cũng là một hệ thống tên lửa phòng không sản xuất dưới sự giúp đỡ về công nghệ và thiết bị của Nga, chế tạo theo nguyên mẫu hệ thống phòng không BUK-M1 của Nga.
Video đang HOT
Bài viết cho biết, hệ thống tên lửa phòng không LS-2 mới được đưa vào trong biên chế lục quân Trung Quốc. Tính năng của nó kém một chút so với hệ thống tên lửa phòng không S-350 đời đầu có tầm bắn 60km, tiệm cận hệ thống Aster-30 của châu Âu tầm phóng 70km nhưng tất nhiên là không thể so với hệ thống tên lửa phòng không S-350 phiên bản nâng cấp mới nhất là S-350E Vityaz.
Nhưng trang mạng “Tiếng nói nước Nga” thì đánh giá LS-2 rất kém. Bài viết trên trang mạng này cho rằng LS-2 không sánh được với S-350 và Aster-30, nó chỉ ngang với hệ thống phòng không tầm trung NASAMS của Na Uy. Hệ thống phòng không Na Uy được đưa vào sử dụng đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, được phát triển trên cơ sở tên lửa không đối không AIM-120S của Mỹ.
Tên lửa không đối không PL-12/SD-10A được lắp đặt trên máy bay tiêm kích nhẹ JF-17 (phiên bản xuất khẩu của FC-1 Kiêu Long)
Về mặt tính năng, tên lửa PL-12/SD-10A và NASAMS chỉ ngang với tên lửa R-77 (P-77) của Nga và PL-12 của Trung Quốc. Phiên bản nâng cấp NASAMS-II chỉ có tầm bắn vẻn vẹn 25km, trong khi tên lửa không đối không AIM-120S có tầm bắn tới 100km. Trang mạng của Nga phân tích, Trung Quốc biến PL-12/SD-10A thành tên lửa phòng không DK-10 bằng cách nâng cấp tên lửa và lắp thêm 1 động cơ đẩy nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề tầm phóng của tên lửa.
Trọng lượng của PL-12/SD-10A chỉ vẹn vẹn 180kg nhưng trọng lượng của tên lửa thuộc hệ thống Aster-30 nặng tới 450kg. Về lượng nổ, khối lượng động cơ và tầm phóng của nó đều vượt trội PL-12. Điều này chứng tỏ, muốn sánh được với Aster-30, Trung Quốc phải chế tạo một hệ thống tên lửa phòng không hoàn toàn mới với tên lửa mới chứ không thể tận dụng PL-12/SD-10A làm nguyên mẫu phát triển DK-10.
Hệ thống tên lửa phòng không “tầm trung” hoàn chỉnh LS-2 đã được trang bị cho quân đội Trung Quốc
Bài viết của “Tiếng nói nước Nga” phân tích, các tên lửa không đối không khi phát triển đều chú trọng đến giảm trọng lượng phóng, trọng lượng đầu đạn và động cơ, dẫn tới tầm bắn hạn chế. Đồng thời, thời hạn bảo quản của tên lửa không đối không, cũng ngắn hơn rất nhiều so với tên lửa phòng không. Chính vì vậy, Mỹ cũng đã từng dự định phát triển tên lửa phòng không dựa trên nguyên mẫu của AIM-120 nhưng sau đó đã phải hủy bỏ.
Vì những nguyên nhân trên, các phương tiện truyền thông của Nga đều cho rằng Trung Quốc phát triển hệ thống tên lửa phòng không LS-2 có tính năng hạn chế như vậy, chủ yếu dùng để xuất khẩu sang những nước kém phát triển. Còn những hệ thống đã được trang bị trong quân đội Trung Quốc cũng không thể dùng để thay thế hệ thống tên lửa phòng không HQ-16A, được sản xuất theo công nghệ của Nga.
Theo ANTD
Hệ thống phòng không "khủng" S-350E Vityaz có tầm bắn tới 400km
Ngày 11-9, công ty quốc phòng Almaz-Antei cho biết, họ có kế hoạch sẽ bắt đầu cung cấp hệ thống phòng không tầm trung S-350E Vityaz mới nhất cho quân đội Nga vào năm 2016.
Tên lửa Vityaz, dự kiến sẽ thay thế các hệ thống S-300, đã được trưng bày lần đầu tiên tại triển lãm hàng không MAKS-2013 vừa diễn ra ở ngoại ô Moscow. Theo lời giới thiệu của nhà sản xuất Almaz-Antey, Vityaz đã bắt đầu được nghiên cứu phát triển từ năm 2007, có khả năng tác chiến mạnh gấp 3 lần so với S-300, với 12 kênh điều khiển tên lửa, so với 4 trên S-300.
"Chúng tôi có kế hoạch sẽ hoàn thành thử nghiệm tên lửa Vityaz trong năm 2014, bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2015 và bàn giao cho quân đội vào năm 2016", ông Vitaly Neskorodov, tổng giám đốc công ty Almaz-Antey cho biết. Năm 2012, Bộ Quốc phòng Nga đã từng tuyên bố, Phòng không - Không quân Nga sẽ nhận được hơn 30 hệ thống phòng không tầm trung Vityaz trước năm 2020.
Hệ thống phòng không S-350E Vityaz tại triển lãm hàng không MAKS-2013
Hệ thống phòng không Vityaz bao gồm một radar mảng pha hiện đại, có khả năng theo dõi đồng loạt 40 mục tiêu và dẫn bắn cho tên lửa tiêu diệt đồng thời 8 mục tiêu; một xe chỉ huy di động mới và 3 xe bệ phóng, mỗi xe có khả năng mang 12 tên lửa phóng thẳng đứng, biến thể của tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động 9M96. Toàn bộ các thành phần của tổ hợp đều được đặt trên khung gầm xe vận tải chuyên dụng BAZ.
Một tổ hợp chiến đấu của Vityaz bao gồm một trạm điều khiển bắn, có trang bị radar cảnh giới và bắt bám máy bay hay tên lửa địch; ba xe phóng tên lửa và các xe tiếp đạn. Các tên lửa được đặt thành cụm gồm 2 lớp, mỗi lớp 6 ống phóng thẳng đứng, với 12 quả tên lửa sẵn sàng bắn.
Cận cảnh hệ thống ống phóng 2 lớp, mỗi lớp 6 ống phóng của Vityaz
Vityaz là hệ thống phòng không cơ động đa năng, được thiết kế để tiêu diệt tất cả các mục tiêu đường không, từ máy bay cánh cố định, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và các loại vũ khí không đối đất có hoặc không có điều khiển.
Hệ thống tên lửa Vityaz sẽ bổ sung cho các hệ thống phòng không Morfey, S-400 và S-500 trong mạng lưới phòng thủ vũ trụ tương lai của Nga. Ria Novosti khẳng định, Vityaz đã vượt quá tính năng của một hệ thống phòng không tầm trung, khi nó có thể sử dụng một loại tên lửa có tầm bắn từ 5km đến 400 km và ở độ cao từ 5 mét đến cận vũ trụ.
Theo ANTD
Khám phá hệ thống phòng không tầm trung, cấp chiến dịch của Syria Hiện nay, lực lượng phòng không Syria đang sở hữu 4 hệ thống phòng không tầm trung, cấp chiến dịch với số lượng rất lớn là các hệ thống Pechora 2M, 2K12 Kub, BUK-M2E và 9K33 Osa. Pechora 2M, là biến thể nâng cấp rất hiện đại của hệ thống phòng không S-125 Neva/Pechora (hay SAM-3, tên ký hiệu NATO là SA-3 Goa)...