Nga vẫn mở bán iPhone 14 dù Apple tuyên bố rút khỏi thị trường
Nhờ cơ chế có tên ‘ nhập khẩu song song’, nhà mạng Nga vẫn có thể mở bán iPhone 14 dù nhà sản xuất iPhone từng công bố rút mọi hoạt động tại đây.
Thông tin từ Reuters cho biết, trước câu hỏi liệu iPhone 14 có được nhập khẩu về Nga theo “cơ chế nhập khẩu song song”, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Denis Manturov đã trả lời: “Tại sao không? Nếu người tiêu dùng muốn mua thì có thể mua được”.
Sáng 8/9, nhà mạng MTS của Nga đã bắt đầu nhận đặt hàng các mẫu mới của dòng iPhone 14 với giá khởi điểm từ 84.990 rúp (33 triệu đồng) cho phiên bản 128GB. Tuy nhiên, MTS cũng cảnh báo rằng thời gian giao hàng tối đa lên tới 120 ngày và họ có quyền hủy đơn hàng nếu gặp trục trặc trong quá trình nhập khẩu sản phẩm.
Ảnh minh họa.
Trước đó, vào thời điểm tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành luật về “cơ chế nhập khẩu song song” nhập khẩu nhiều loại sản phẩm từ linh kiện ô tô đến đồ điện tử, trong bối cảnh nhập khẩu vào Nga giảm mạnh do các lệnh trừng phạt của phương Tây và một loạt công ty nước ngoài rời khỏi Nga.
Nhập khẩu song song đề cập tới những hàng hóa được nhập khẩu vào một thị trường mà không cần sự đồng ý của nhà sản xuất loại hàng hóa đó. Cần phải nói rõ rằng, đây là hàng hóa chính hãng, nhưng được nhà sản xuất bán ở nước khác hoặc khu vực khác.
Việc nhập khẩu như vậy được coi là thị trường xám vì chúng do các đại lý không được ủy quyền bán lại. Do chủ sở hữu thương hiệu không có quyền kiểm soát việc phân phối những hàng hóa này, nên chúng không nằm trong kế hoạch bảo hành của họ.
Video đang HOT
Như vậy, Apple thực sự không thể ngăn cản việc iPhone 14 xuất hiện tại thị trường Nga nếu nước này tìm được nguồn hàng chính hãng từ bên thứ ba.
Được biết, Apple đã ngừng hoạt động kinh doanh ở Nga từ tháng 3. Tuy nhiên, các mặt hàng như iPhone, MacBook và những sản phẩm khác của nhà táo vẫn có mặt trên thị trường Nga thông qua cơ chế nhập khẩu song song.
Sau nhiều tin đồn rò rỉ, tại sự kiện “Far out” Apple đã chính thức giới thiệu dòng sản phẩm iPhone 14 series với sự xuất hiện của 4 phiên bản: iPhone 14, iPhone 14 Plus, iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max. Ở thế hệ iPhone 14 năm nay, Apple đã loại bỏ phiên bản mini. Như vậy iPhone 14 chỉ còn 2 tuỳ chọn kích thước là 6.1 inch và 6.7 inch.
Với iPhone 14 và 14 Plus, bộ đôi này có thiết kế không đổi so với thế hệ tiền nhiệm, vẫn là mặt lưng kính bóng, khung viền nhôm, màn hình tai thỏ ở mặt trước và có cụm camera kép xếp chéo nhau. iPhone 14 và 14 Plus có màn hình OLED, độ phân giải giữ nguyên, không có tần số quét cao 120Hz. Màn hình này có độ sáng lên tới 1200 nits và độ tương phản 2,000,000:1. Khu vực notch vẫn có kích thước không đổi và là nơi đặt camera selfie lần đầu hỗ trợ tự động lấy nét kèm cụm camera TrueDepth.
Ảnh minh họa.
Trong khi đó, phiên bản Pro mang tới khá nhiều nâng cấp đáng chú ý hơn. Theo đó, màn hình đã được nâng cấp từ tai thỏ thành màn hình viên thuốc với khu vực notch được tối ưu hơn. Màn hình hiển thị trên bản Pro có độ sáng tối đa 2000 nits, hỗ trợ tính năng màn hình chờ (Always on Display).
Apple trang bị cho iPhone 14 Pro và 14 Pro Max con chip Apple A16 mới, được phát triển dựa trên tiến trình 4nm với hơn 16 tỷ bóng bán dẫn. Apple A16 gồm 6 nhân trong đó 2 nhân hiệu suất và 4 nhân tiết kiệm năng lượng, ngoài ra còn có 16 nhân neural engine với khả năng xử lý tới 17 nghìn tỷ tác vụ mỗi giây.
Theo công bố từ Apple, iPhone 14 có giá từ 799 USD, iPhone 14 Plus giá từ 899 USD. Trong khi, iPhone 14 Pro có giá khởi điểm 999 USD và iPhone 14 Pro Max là 1.099 USD, bộ nhớ trong lựa chọn tối đa 1 TB.
249 thủ tục hành chính triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia
Đã có 249 trên tổng số 261 thủ tục hành chính được triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia.
Nhiều bộ, ngành đã hoàn thành kế hoạch được giao.
Theo quyết định 1258 của Thủ tướng Chính phủ (ban hành năm 2020), số thủ tục hành chính phải triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia là 261 thủ tục, tăng thêm 10 thủ tục so với quyết định trước đó.
Theo đánh giá, trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, các bộ, ngành đã tích cực phối hợp với cơ quan thường trực là Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) trong việc triển khai các thủ tục hành chính mới thông qua Cơ chế một cửa quốc gia theo kế hoạch được giao.
Theo thống kê, đến hết tháng 6, tổng số đã có 249 trong tổng số 261 thủ tục hành chính được triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia. Nhiều bộ, ngành đã hoàn thành kế hoạch được giao. Cụ thể, Bộ Y tế với tổng số 56 thủ tục, Bộ TT&TT với 5 thủ tục, Bộ VHTT&DL với 1 thủ tục và Ngân hàng Nhà nước có 2 thủ tục.
Cơ chế một cửa quốc gia đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp, người dân. Ảnh: Duy Vũ
Các bộ, ngành còn lại đang tiếp tục triển khai thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia gồm: Bộ Công Thương (6 thủ tục); Bộ Giao thông vận tải (1 thủ tục liên ngành); Bộ NN&PTNT (1 thủ tục). - đang đề nghị chưa triển khai xây dựng phần mềm này); Bộ Quốc phòng (1 thủ tục); Bộ TNMT (1 thủ tục); Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (1 thủ tục); Bộ LĐTB&XH (1 thủ tục).
So với năm 2020, đã có 42 thủ tục hành chính mới được triển khai thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Các thủ tục còn lại đang trong quá trình triển khai. Theo đánh giá, cơ sở hạ tầng, cổng thông tin một cửa quốc gia và các hệ thống quản lý chuyên ngành của các bộ, ngành đã được nâng cấp, bổ sung trang, thiết bị nên tỉ lệ sự cố và lỗi phát sinh liên quan đến hệ thống đã được hạn chế.
Đối với công tác cải cách kiểm tra chuyên ngành, các bộ, ngành đã hoàn thành gần 89,5% kế hoạch khi sửa đổi, bổ sung 34/38 văn bản. Số văn bản đang sửa đổi bổ sung 2/38, chiếm 5,26 %; còn số văn bản chưa triển khai chiếm 5,26 %.
Thời gian qua, các bộ, ngành đã ban hành 51/60 danh mục hàng hóa kèm mã số HS (chiếm 85% kế hoạch). Các danh mục đang làm 5/60, chiếm tỷ lệ 8,3%. Ngoài ra, vẫn còn 4/60 danh mục chưa được thực hiện, chiếm tỷ lệ 6,7%.
Bên cạnh đó đã hoàn thành ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc loại bỏ khỏi danh mục hàng hóa nhóm 2 và danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu cho 22/22 nhóm hàng. Đặc biệt, loại bỏ 3 nhóm hàng phế liệu khỏi danh mục phế liệu được phép nhập khẩu phục vụ sản xuất của Bộ TN loại bỏ 2 nhóm hàng khỏi danh mục hàng hóa nhóm 2 phải kiểm tra chất lượng của Bộ Y tế.
Nhiều bộ, ngành đã chuyển đổi thời điểm kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu từ tiền kiểm sang hậu kiểm, chẳng hạn như: Bộ Công Thương và Bộ KH&CN đã chuyển hơn 90%; Bộ TT&TT và Bộ Công an đã chuyển 100% mặt hàng sang hậu kiểm.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành đã bước đầu áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng: Tăng đối tượng được miễn kiểm tra; áp dụng miễn giảm kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa đã có 3 lần nhập khẩu đạt yêu cầu; thay đổi phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm từ kiểm tra chặt đối với tất cả các lô hàng nhập khẩu sang áp dụng 3 phương thức kiểm tra chặt, thông thường, giảm.
Từ nay đến cuối năm 2022, các bộ, ngành sẽ tiếp tục hoàn thành triển khai 12 thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Đồng thời tiếp tục thực hiện cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành và kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia theo nhiệm vụ được giao.
Minh bạch khi phân chia nguồn thu từ phụ phí với tài xế công nghệ Grab cần thông báo rõ ràng cho đối tác tài xế về cơ chế tách bạch và phân chia nguồn thu từ các loại phí, phụ phí trước khi áp dụng. Liên quan đến sự việc Công ty TNHH Grab (Grab) áp dụng phụ phí "thời tiết nắng nóng gay gắt" (phụ phí nắng nóng), Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu...