Nga vẫn là nhà cung cấp dầu hàng đầu cho châu Âu bất chấp lệnh trừng phạt
Trong khi nhập khẩu dầu thô Nga bằng đường biển của Liên minh châu Âu giảm chỉ hơn 12% trong năm ngoái, Nga vẫn giữ vị thế là nhà cung cấp dầu hàng đầu bằng đường biển cho EU, bất chấp lệnh trừng phạt.
Theo dữ liệu từ công ty môi giới lĩnh vực hàng hải Banchero Costa, năm ngoái EU đã nhập khẩu 98,8 triệu tấn dầu thô của Nga qua đường biển, giảm từ 112,5 triệu tấn vào năm 2021 và 128,5 triệu tấn vào năm 2019.
Đến năm 2022, Nga vẫn chiếm 21,9% lượng dầu thô Nga nhập khẩu bằng đường biển của châu Âu, tiếp theo là Biển Bắc chiếm 17% và Bắc Phi ở mức 15,4%.
Các chuyến hàng dầu từ Biển Bắc đến châu Âu tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2021 và cao hơn nhiều so với con số của năm 2019, trong khi các chuyến hàng dầu từ Bắc Phi đến châu Âu tăng 6%. Các chuyến hàng từ Tây Phi đến châu Âu cũng tăng 27,5% trong năm 2022.
Video đang HOT
Về phía Mỹ, quốc gia này ghi nhận lượng dầu thô xuất khẩu sang châu Âu tăng 43,1% lên mức kỷ lục 51,4 triệu tấn.
Nhưng sự gia tăng lớn nhất đến từ Vịnh Ả Rập, ghi nhận mức tăng 76,4% so với cùng kỳ năm 2021, mặc dù con số này vẫn giảm so với mức của năm 2019, trong khi xuất khẩu của Mỹ sang châu Âu đạt mức kỷ lục.
Banchero cho biết: “Năm 2022 là một năm rất tích cực đối với giao dịch dầu thô, bất chấp giá dầu tăng cao và rủi ro suy thoái kinh tế”.
Trên toàn cầu, dữ liệu cho thấy tổng lượng dầu thô được vận chuyển tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng tải đạt 2.047,3 triệu tấn so với 1.886,3 triệu tấn năm 2021 và 2.110,5 triệu tấn năm 2019.
Mặc dù xuất khẩu của Nga sang EU đã giảm hơn 12% trong năm ngoái, dữ liệu cho thấy tổng thể xuất khẩu của Nga đã tăng 10,3% lên 2018,5 triệu tấn. Con số đó chỉ thấp hơn một chút so với mức năm 2019.
Tương tự như vậy, Mỹ cũng trải qua sự gia tăng xuất khẩu dầu thô, tăng hơn 22% trong 12 tháng của năm 2022, Ả Rập Xê-út cũng thông báo mức tăng hơn 17%.
Về phía cầu, tổng lượng dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Trung Quốc đã giảm 3,6% trong năm ngoái, trong khi Ấn Độ chứng kiến điều ngược lại với lượng nhập khẩu tăng 11,7%.
Tình trạng tắc nghẽn tàu chở dầu trên eo biển Bosphorus dần cải thiện
Công ty vận tải biển Tribeca cho biết tình trạng ùn ứ giao thông tại eo biển Bosphorus nằm tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đến Địa Trung Hải đang dần được khắc phục.
Trong ngày 13/12, số tàu chở dầu xếp hàng chờ đi qua eo biển Bosphorus đã giảm xuống còn 8 tàu từ mức 13 tàu được ghi nhận 1 ngày trước đó.
Tàu M/V Rojen chở ngũ cốc Ukraine đi qua eo biển Bosphorus ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 7/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Tribeca cho biết dự kiến 5 tàu chở dầu sẽ đi xuống phía Nam qua eo biển Borphorus trong ngày 13/12. Trước đó, ngày 9/12, có tới 20 tàu chở dầu xếp hàng ở Biển Đen chờ đi qua eo biển này.
Tại eo biển Dardanelles, xa hơn về phía Nam so với cảng Bosphorus, 8 tàu chở dầu dự kiến đi qua và hướng về phía Nam trong ngày 13/12, trong khi 6 tàu chở dầu khác đang chờ được xếp lịch đi qua.
Theo Tribeca, thời gian chở đợi trung bình tại eo biển Bosphorus đối với các tàu chở dầu đi về phía Nam đã giảm xuống còn khoảng 3 ngày. Vào tuần trước, thời gian chờ trung bình cao nhất lên đến 6 ngày.
Tình trạng tắc nghẽn tàu chở dầu diễn ra trong bối cảnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7), Liên minh châu Âu (EU) và Australia nhất trí áp giá trần đối với dầu thô xuất khẩu bằng đường biển của Nga ở mức 60 USD/thùng kể từ ngày 5/12.
Trong cuộc điện đàm ngày 7/12 với Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Sedat Onal, Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo nêu rõ giá trần chỉ áp dụng với dầu mỏ của Nga và không cần kiểm tra bổ sung các tàu đi qua lãnh hải Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, từ đầu tháng này, Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng quy định tất cả tàu, thuyền đi qua các eo biển của nước này phải cung cấp giấy tờ bảo hiểm đầy đủ. Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết có thể không cho phép tàu, thuyền không có giấy tờ hợp lệ đi vào lãnh hải nước này.
Châu Âu nguy cơ phụ thuộc vào dầu thô Mỹ khi tìm cách 'thoát dầu Nga' Châu Âu sẽ ngày một phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu từ Mỹ sau khi lệnh cấm vận dầu mỏ chuyên chở bằng đường biển của Nga có hiệu lực từ ngày 5/12 tới. Đây là nhận định của Claudio Descalzi - Giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng Eni (Italy). Châu Âu tìm cách giảm phụ thuộc...