Nga và Ukraine đồng ý đàm phán tại Belarus, không áp đặt điều kiện tiên quyết
Ngày 27/2, các phương tiện truyền thông đưa tin Nga và Ukraine đã nhất trí xúc tiến đàm phán tại thành phố Gomel của Belarus và không áp đặt điều kiện tiên quyết.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Ảnh: AP
Theo hãng thông tấn Interfax và hãng tin RT, Văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ngày 27/2 đã xác nhận thông tin giới chức nước này và Nga sắp tiến hành đàm phán tại Belarus mà không áp đặt điều kiện tiên quyết nào.
Dẫn đầu phái đoàn của Ukraine sẽ là Thứ trưởng Ngoại giao Mykola Tochytskyi. Hiện phái đoàn Ukraine đã lên đường đến nơi đàm phán.
Thông báo nêu rõ: “Chúng tôi thông nhất phái đoàn đàm phán của Ukraine sẽ gặp phái đoàn Nga mà không đưa ra điều kiện tiên quyết nào ở khu vực biên giới Ukraine và Belarus”. Theo thông báo, cuộc đàm phán là kết quả cuộc điện đàm giữa ông và người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko.
Điện Kremlin cũng đã xác nhận Ukraine đã đồng ý đàm phán tại khu vực biên giới Belarus. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết phái đoàn Nga đã sẵn sàng đàm phán và đang đợi phái đoàn của Ukraine đến nơi.
Ông Peskov cũng xác nhận thông tin Ukraine đã đồng ý đàm phán sau khi Tổng thống Belarus Lukashenko có cuộc điện đàm với người đồng cấp Ukraine Zelensky. Sau đó, ông Lukashenko đã liên lạc với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đề nghị phái đoàn Nga tiếp tục đợi do phía Ukraine phát đi tín hiệu sẽ tới Gomel tham gia đàm phán.
Trước đó cùng ngay, phái đoàn đàm phán của Nga tuyên bố đã đặt thời hạn 15h00 (theo giờ Minsk, tức 19h00 theo giờ Việt Nam) để Kiev đưa ra phản hồi về việc có đến Gomel đàm phán hay không. Phái đoàn Nga đã có mặt tại Đại sứ quán nước này tại thủ đô Minsk (Belarus).
Video đang HOT
Phát biểu với báo giới, Trưởng phái đoàn đàm phán của Nga Vladimir Medinsky, cố vấn của Tổng thống Putin, khẳng định ngay sau khi nhận được phản hồi, phái đoàn Nga sẽ đi gặp phía Ukraine, đồng thời nêu rõ quan điểm của Moskva là ủng hộ hòa bình. Trong trường hợp Ukraine từ chối đàm phán, nước này “sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ thương vong nào”.
Ông Leonid Slutsky, một thành viên khác trong phái đoàn Nga, nói rằng Nga sẽ thể hiện cách tiếp cận khá “cứng rắn” tại các cuộc đàm phán sắp tới với Ukraine.
Trong ngày 27/2, Tổng thống Putin đã ra lệnh các lực lượng răn đe hạt nhân Nga chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu ở mức cao nhất. Hãng tin RT, đài Sputnik cho biết ông Putin giải thích quyết định trên là nhằm đáp trả những tuyên bố “thù địch” của các quan chức hàng đầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).
Phát biểu tại buổi làm việc với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov tại Moskva, Tổng thống Putin nhấn mạnh: “Giới chức cấp cao của các nước đứng đầu NATO đang có những tuyên bố mang tính gây hấn đối với đất nước chúng ta. Do đó, tôi ra lệnh Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng đặt các lực lượng răn đe hạt nhân Nga vào trạng thái chiến đấu đặc biệt”.
Quyết định được đưa ra trong bối cảnh Nga đang mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền đông Ukraine. Chiến dịch này hiện bước sang ngày thứ 4.
Ngoài Belarus, Israel cũng là một lựa chọn để Nga và Ukraine tổ chức đàm phán. Israel có thể đóng vai trò trung gian hòa giải để mang lại hòa bình cho Ukraine. Đây là đề xuất của Thủ tướng Israel Naftali Bennett trong cuộc điện đàm với Tổng thống Vladimir Putin ngày 27/2.
Trong ngày 27/2, Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định Berlin sẽ không từ bỏ đối thoại với Nga. Phát biểu trong cuộc họp khẩn của Quốc hội Đức, ông Scholz nêu rõ: “Trong tình huống ngặt nghèo hiện nay, nhiệm vụ của ngoại giao là duy trì các kênh đối thoại vẫn mở, các phương án khác đều bị coi là vô trách nhiệm”. Nhà lãnh đạo Đức nhấn mạnh an ninh lâu dài của châu Âu không thể xây dựng theo hướng chống lại Nga, song ông nêu rõ hành động của Moskva cũng đang tạo rủi ro cho hệ thống này.
Ukraine đóng cửa biên giới, "căng mình" cản đà tiến của quân đội Nga
Ukraine đã đóng cửa biên giới với Nga và Belarus, trong khi lực lượng quân đội chính phủ vẫn đang nỗ lực cản đà tiến của quân đội Nga quanh thủ đô Kiev.
Người dân Ukraine ẩn náu khi còi báo động vang lên gần một tòa nhà bị không kích ở Kiev, Ukraine ngày 26/2 (Ảnh: Reuters).
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tối 26/2 thông báo, Ukraine đang đóng cửa biên giới với Nga và Belarus.
Trong tuyên bố được đăng trên Telegram, Thủ tướng Shmyhal cho biết bắt đầu từ ngày 28/2, chỉ công dân Ukraine mới được phép đi từ Nga và Belarus vào nước này.
Tại thủ đô Kiev, các lực lượng vũ trang Ukraine vẫn đang nỗ lực đẩy lùi đà tiến công của quân đội Nga.
Các nhân chứng của hãng tin Reuters ở Kiev cho biết, những tiếng nổ lớn và tiếng súng xuất hiện lác đác tại Kiev vào tối 26/2, nhưng không rõ chúng phát ra từ đâu.
Thủ đô Kiev và các thành phố khác của Ukraine đã bị pháo và tên lửa hành trình của Nga tấn công trong những ngày chiến sự gần đây.
Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết các lực lượng Ukraine vẫn đang "kiên quyết kháng cự" trước cuộc tiến công từ 3 mũi nhọn của Nga. Hàng trăm nghìn người Ukraine đã sơ tán về khu vực phía Tây, khiến các tuyến đường cao tốc và đường sắt bị tắc nghẽn.
"Chúng tôi đã chống đỡ và đang đẩy lùi thành công các cuộc tấn công của đối thủ. Cuộc chiến vẫn tiếp diễn", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một video được quay trên đường phố Kiev hôm qua.
Các quan chức Mỹ nói rằng chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đang vấp phải sự kháng cự "mạnh hơn dự kiến" từ quân đội Ukraine. Nga cũng gặp những khó khăn trong việc tiếp viện cho quân đội. Quan chức Mỹ nhận định, Moscow ban đầu dự tính sẽ triển khai chiến dịch "đánh nhanh thắng nhanh" tại Ukraine, nên có thể đã bỏ qua kế hoạch tiếp viện đầy đủ.
"Chúng tôi biết rằng các lực lượng Nga đã không đạt được đà tiến như họ mong muốn, đặc biệt ở phía bắc. Họ đã thất vọng trước sự kháng cự rất kiên quyết (của Ukraine)", một quan chức Mỹ cho biết.
Theo các quan chức Mỹ, Nga đang chịu tổn thất về binh lính, thiết giáp và máy bay nặng nề hơn so với dự kiến. Điều này một phần do hệ thống phòng không của Ukraine đã hoạt động tốt hơn dự tính. Ngoài ra, Nga vẫn chưa tạo được uy thế trên không đối với Ukraine, khi không quân Ukraine và các hệ thống phòng không được triển khai để kiểm soát không phận.
Quan chức Mỹ cho biết, tính đến tối 26/2, không có dấu hiệu nào cho thấy quân đội Nga đã kiểm soát bất kỳ thành phố nào của Ukraine, ngay cả khi lực lượng Nga đã bao vây một số trung tâm dân cư, bao gồm thủ đô Kiev.
Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào sáng 24/2, không lâu sau khi công nhận độc lập cho vùng ly khai Donbass ở miền Đông Ukraine. Tổng thống Nga cho biết chiến dịch nhằm "phi quân sự hóa" Ukraine và bảo vệ người dân vùng Donbass.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov ngày 26/2 thông báo quân đội nước này được lệnh nối lại chiến dịch tấn công Ukraine "theo mọi hướng" sau khi Kiev từ chối đàm phán. Ông Konashenkov cho biết, chiến dịch tấn công được nối lại sau khoảng thời gian ngắn tạm ngừng để mở đường cho các cuộc đàm phán với chính quyền Ukraine song bất thành.
Nga sẵn sàng cử phái đoàn tới Minsk để đàm phán với Ukraine Tối 25/2 (theo giờ Việt Nam), truyền thông nhà nước Nga thông báo Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng cử phái đoàn tới thủ đô Minsk của Belarus để tham gia cuộc đàm phán với Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TTXVN/AFP Hãng thông tấn Tass (Nga) và Đài Sputnik dẫn lời Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết...