Nga và Israel thảo luận về hợp tác quân sự và tình hình Trung Đông
Ngày 31/3, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã thảo luận về hợp tác song phương và các vấn đề liên quan hợp tác quân sự.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã thảo luận về hợp tác song phương và các vấn đề liên quan hợp tác quân sự. Ảnh: TASS
Thông báo nêu rõ trong cuộc điện đàm: “Hai bên đã thảo luận các vấn đề song phương cấp bách, trong đó có tiếp xúc quân sự và tình hình ở khu vực Trung Đông”.
Cuộc điện đàm này diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều quan ngại rằng tình hình Trung Đông đang xấu đi, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây ký một sắc lệnh công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan, gần 4 tháng sau khi Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Israel chiếm đóng Cao nguyên Golan trong thời gian xảy ra chiến tranh Trung Đông 1967, sau đó sáp nhập vào lãnh thổ của mình năm 1981, động thái không được cộng đồng quốc tế công nhận.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 27/2 vừa qua, Tổng thống Putin và Thủ tướng Netanyahu đã tiến hành cuộc thảo luận ở thủ đô Moskva của Nga.
Sau cuộc thảo luận, Tổng thống Putin cho biết, một nhóm chuyên gia phụ trách vấn đề Syria gồm Nga, Israel và một số nước khác có thể giải quyết vấn đề bình thường hóa tình hình tại Syria, sau khi các nhóm khủng bố ở quốc gia Trung Đông này bị tiêu diệt hoàn toàn.
Về phần mình, Thủ tướng Israel tuyên bố trong cuộc thảo luận, hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc phối hợp các nỗ lực của quân đội hai nước cũng như giành được mục tiêu chung, đặc biệt là việc rút quân đội nước ngoài khỏi Syria.
Nga hiện vẫn duy trì căn cứ không quân Hmeymim và căn cứ hải quân Tartus tại Syria theo thỏa thuận với Damascus về hỗ trợ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Đặng Ánh (TTXVN)
Theo Tintuc
Donald Trump: Nguyên tắc là vô nguyên tắc
So với quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem, quyết định mới kia của ông Trump còn bất chấp luật pháp quốc tế rõ ràng và thô bạo hơn rất nhiều.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Với quyết định công nhận cao nguyên Golan thuộc chủ quyền của Israel, tổng thống Mỹ Donald Trump đã vứt bỏ một trong những nguyên tắc đã trở thành truyền thống chính trị đối ngoại ở Mỹ và lại thêm một lần nữa chứng tỏ chỉ lợi dụng chứ không hề coi trọng và sẵn sàng bất chấp luật pháp quốc tế vì lợi ích riêng về đối nội cũng như đối ngoại cho riêng mình. So với quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem, quyết định mới kia của ông Trump còn bất chấp luật pháp quốc tế rõ ràng và thô bạo hơn rất nhiều.
Cao nguyên Golan vốn xưa nay thuộc về Syria. Israel đã đánh chiếm và chiếm đóng trái phép nó trong cuộc chiến tranh năm 1967 và rồi thôn tính nó thành lãnh thổ của Israel năm 1981. Vào cả hai thời điểm ấy, LHQ đều tỏ thái độ phản đối Israel, khẳng định cao nguyên Golan thuộc chủ quyền của Syria và đòi Israel phải khôi phục lại sự toàn vẹn lãnh thổ cho Syria. HDBA LHQ đã thông qua 2 nghị quyết với những nội dung như trên và phía Mỹ đều đã ủng hộ cả hai nghị quyết này. Khi Israel năm 1981 thông qua luật thôn tính cao nguyên Golan, chính phủ Mỹ đã thể hiện thái độ bất bình bằng cách hạ thấp mức độ hợp tác quân sự và an ninh với Israel.
Ở nước Mỹ, chính sách đối ngoại từ năm 1932 đã được dẫn dắt bởi cái gọi là Học thuyết Stimson, đặt theo tên tác giả của nó là bộ trưởng ngoại giao Mỹ Henry L. Stimson. Quan điểm chính của học thuyết này là các quốc gia có nghĩa vụ và trách nhiệm không được công nhận mọi sự thôn tính lãnh thổ bất hợp pháp. Điều 2 trong Hiến chương của LHQ cũng cấm việc đơn phương thôn tính lãnh thổ của quốc gia khác.
Hành động này của ông Trump có thể được diễn giải trong thực chất theo cách khác là ông Trump dùng việc bất chấp luật pháp quốc tế để cùng cố kết quả của việc Israel vi phạm luật pháp quốc tế và khích lệ Israel tiếp tục vi phạm quốc tế. Mặt khác, điều ấy cũng còn cho thấy đối với ông Trump thì mọi nguyên tắc và quy chuẩn giã trị, truyền thống chính trị thịnh hành lâu nay ở Mỹ đã không còn giá trị nữa và không có hiệu lực ràng buộc.
Trên thực tế, quyết định này của ông Trump không làm thay đổi được tính bất hợp pháp của hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Israel. Israel nhìn nhận ở cao nguyên Golan rất nhiều lợi ích chiến lược hiện tại cũng như lâu dài quan trọng đối với Israel trên nhiều phương diện đến mức sẽ không có chuyện trả lại vùng lãnh thổ này cho Syria. Quyết định kia của ông Trump trước hết chẳng khác gì vận động tranh cử giúp cho thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới ở Israel mà ông Netanyahu không dễ được tái đắc cử. Thông điệp của ông Trump có thể hiểu là chính phủ Mỹ ủng hộ ông Netanyahu và chỉ khi người này tiếp tục cầm quyền ở Israel thì mối quan hệ giữa Mỹ và Israel mới tiếp tục tốt đẹp như hiện tại.
Xưa nay ở Mỹ, mọi ứng cử viên tổng thống cũng như dân biểu đều luôn rất coi trọng diện cử tri từ cộng đồng người do thái và gốc do thái. Tổ chức vận động hành lang cho người do thái ở Mỹ AIDA có ảnh hưởng và uy quyền rất lớn. Cho tới nay, chưa có ứng cử viên tổng thống nào thuộc Đảng Cộng hoà ở Mỹ đắc cử tổng thống mà không nhờ cậy vào AIDA và lá phiếu bầu của cử tri là người do thái và gốc do thái. Ông Trump cũng ở trong tình thế ấy năm 2016 và nếu muốn được tái đắc cử tổng thống Mỹ năm 2020 thì cũng sẽ không thể khác. Điều này giải thích vì sao ông Trump tỏ ra nghiêng lệch hẳn như thế về phía Israel mà không hề đòi chính phủ Israel phải có đi có lại gì. Cử tri người do thái và gốc do thái ở Mỹ tự phải hiểu và chắc chắn sẽ hiểu.
Chỉ có điều là quyết định này tác động rất tai hại tới tình hình và triển vọng hoà bình, an ninh và ổn định ở khu vực Trung Đông. Một khi Mỹ không còn trung lập và vô tư thì không thể được dành cho và không thể đóng nổi vai trò trung gian hoà giải, kiến tạo và thúc đẩy hoà bình, đối thoại và cùng tồn tại trong an ninh và ổn định giữa Israel và các bên khác ở khu vực Trung Đông, giữa Israel và thế giới Ả rập. Bạo lực và đối địch sẽ gia tăng, giải pháp chính trị hoà bình cho Trung Đông càng thêm xa vời.
Ông Trump làm cho nước Mỹ bị cô lập thêm nữa trên thế giới khi tiếp tục bất chấp luật pháp quốc tế. Chẳng hạn như sẽ chẳng ai nghe theo ông Trump nữa khi người này tiếp tục cáo buộc Nga vi phạm luật pháp quốc tế với việc tiếp nhận Crimea.
Kẻ chủ ý nhúng tay vào chàm thì làm sao có tư cách để rêu giảng về đạo lý cho người khác.
Ông Trump trao quà mơ ước cho Israel, chọc giận cả thế giới Việc Mỹ công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan là món quà mơ ước mà Thủ tướng Netanyahu nhận được. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cầm quyết định về Cao nguyên Golan tại Nhà Trắng Việc Mỹ công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan là món quà mơ ước...