Nga tuyên bố phá hủy loạt bệ phóng HIMARS của Ukraine
Quân đội Nga tuyên bố đã phá hủy nhiều bệ phóng tên lửa tiên tiến do Mỹ viện trợ cho Ukraine, trong khi Kiev nói Moskva cung cấp thông tin sai lệch.
Một hệ thống HIMARS khai hoả ở Ukraine trong ảnh công bố vào ngày 24/6/2022. Ảnh: Reuters
Bốn trong số các bệ phóng tên lửa HIMARS do Mỹ cung cấp và một trong các phương tiện hỗ trợ hệ thống này đã bị phá hủy trong ba tuần giao tranh ở Ukraine. Đây là thông tin do Bộ Quốc phòng Nga cho biết ngày 22/7.
Mỹ đã gửi 12 bệ phóng HIMARS vào đầu tháng này tới Ukraine và cùng ngày 22/7 cho biết họ sẽ cung cấp cho Kiev 4 hệ thống nữa.
Trong thông báo nhanh hàng ngày, Tướng Nga, Igor Konashenkov cho biết: “Các cuộc tấn công có độ chính xác cao bằng tên lửa đã phá hủy bốn hệ thống HIMARS cùng một cơ sở đạn dược và phương tiện nạp đạn trong khoảng thời gian từ ngày 5 đến 20/7″.
Ông cung cấp thêm, hai trong số các bệ phóng đã bị phá hủy gần khu định cư Malotaranovka, phía nam Kramatorsk. Một chiếc khác, cùng với xe hỗ trợ, bị phá hủy gần Krasnoarmeysk. Bệ phóng HIMARS cuối cùng đã bị phá hủy ở ngoại ô phía đông Konstantinovka. Cả ba địa điểm đều nằm ở vùng do quân đội Ukraine kiểm soát ở Donetsk.
Video đang HOT
Mỹ đã cung cấp cho Kiev các Hệ thống Tên lửa pháo binh Cơ động Cao (HIMARS) vào tháng trước, để thay thế các hệ thống tên lửa bị thiệt hại trong cuộc xung đột với Nga. Vụ tấn công nhằm vào Malotaranovka đã được công bố rộng rãi vào ngày 5/7, nhưng hai cuộc tấn công sau đó của Nga trước đây không được nhắc đến.
Trong khi đó ngày 22/7, Nhà Trắng xác nhận rằng 4 bệ phóng HIMARS bổ sung, 580 máy bay không người lái tấn công liều chết và hàng nghìn viên đạn pháo sẽ được gửi tới Ukraine như một phần của gói “hỗ trợ an ninh” trị giá 270 triệu USD.
Tuy nhiên, một quan chức Mỹ giấu tên trao đổi với Reuters khẳng định rằng không có bệ phóng HIMARS nào được gửi đến Ukraine đã bị phá hủy. Trong khi đó, chính quyền Kiev cáo buộc Moskva đã lan truyền “thông tin sai lệch” nhằm ngăn cản phương Tây gửi thêm vũ khí cho Ukraine.
“Nga đang cố gắng ngăn chặn nguồn cung cấp vũ khí từ phương Tây và đe dọa các đồng minh của Ukraine bằng sức mạnh hư cấu của các lực lượng vũ trang của Nga”, ông Sergey Leshchenko, phụ tá của Chánh văn phòng Tổng thống Vladimir Zelensky, nói với các phóng viên.
Theo kế hoạch, Washington gửi cho Kiev tổng cộng 16 bệ phóng HIMARS bánh lốp, London cung cấp thêm 3 bệ phóng tên lửa bánh xích, có khả năng phóng cùng loại đạn. HIMARS được trang bị đạn GLMRS tầm trung, dẫn đường vệ tinh, mà Ukraine tuyên bố đã sử dụng để chống lại các kho đạn dược và cơ sở hạ tầng của Nga.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, Ukraine mất hơn 760 hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) kể từ khi xung đột nổ ra hồi cuối tháng 2. Mới đây, Ukraine đã sử dụng tên lửa HIMARS tấn công một cây cầu quan trọng ở khu vực Kherson, miền nam nước này, hiện do Nga kiểm soát.
Cầu Antonivsky là một trong hai tuyến then chốt đưa lực lượng Nga đến vùng lãnh thổ Ukraine ở bờ Tây của sông Dnipro. Cầu đã trở thành mục tiêu chính của các lực lượng Ukraine trong những ngày gần đây, với việc Kiev sử dụng tên lửa chính xác cao HIMARS do Mỹ cung cấp để tấn công, gây hư hại cho cây cầu.
Người đứng đầu chính quyền lâm thời vùng Kherson được Nga hậu thuẫn, Volodymyr Saldo, đã cho đóng cửa cầu Antonivsky trong tuần trước với việc lưu thông hàng hóa và cho biết đây là “hạn chế tạm thời” để cho phép tiến hành sửa chữa.
Theo các quan chức địa phương nói với hãng thông tấn RIA của Nga, Ukraine tấn công cây cầu bằng 12 quả đạn từ hệ thống HIMARS.
Ukraine thông tin thêm về trận "mưa" tên lửa của Nga
Quân đội Nga đã sử dụng một số lượng lớn tên lửa hành trình trong cuộc tập kích đường không nhằm vào Ukraine cuối tuần qua.
Một tên lửa hành trình Oniks của Nga rời bệ phóng (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga).
Quân đội Nga đã phóng một trận "mưa" tên lửa xuống các cơ sở quân sự trên khắp lãnh thổ Ukraine vào cuối tuần qua. Thủ đô Kiev cũng đã rung chuyển sau vụ tập kích đường không của các tên lửa đạn đạo Nga vào sáng 26/6.
Vùng Zhytomyr ở phía Bắc Ukraine là khu vực hứng chịu sự tấn công dữ dội nhất với 30 tên lửa. Tuy nhiên, lực lượng phòng không Ukraine tại vùng này đã tuyên bố đánh chặn thành công 10 vụ tấn công. Vùng Chernihiv cũng chịu thiệt hại nặng nề sau khi bị 20 tên lửa của Nga đánh trúng. Riêng tại thủ đô Kiev, các quan chức tại đây tiết lộ 14 tên lửa hành trình của Nga đã được phóng vào thành phố này.
Để thực hiện các vụ tấn công này, phía Ukraine ước tính quân đội Nga đã sử dụng một số lượng tên lửa lớn với tổng giá trị lên tới 220 triệu USD.
Theo thống kê sơ bộ của giới chức Ukraine, trong 2 ngày 25 và 26/6, Nga đã bắn khoảng 60 đến 80 tên lửa hành trình tầm xa vào lãnh thổ Ukraine. Các tên lửa được sử dụng bao gồm nhiều loại khác nhau như Tochka-U, X-22, Oniks, Iskander, Kalibr và X-101.
Trong số này, tên lửa X-101 hiện đại trị giá 13 triệu USD đã được quân đội Nga phóng từ các máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và Tu-160 từ biển Caspi. Ngoài ra, một số tên lửa hành trình cũng đã được phóng từ máy bay ném bom Tu-22 từ không phận Belarus.
Cuộc tập kích đường không cuối tuần qua của quân đội Nga đã gây hậu quả nặng nề về cơ sở vật chất cũng như thương vong về người cho phía Ukraine. Đây được xem là một đòn răn đe của Nga trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7, nơi các đồng minh phương Tây thân cận nhất của Tổng thống Volodymyr Zelensky nhóm họp để tìm biện pháp hỗ trợ Ukraine và tăng cường trừng phạt Nga.
Vụ tập kích tên lửa này cũng khẳng định sức mạnh hỏa lực vượt trội của Nga trước hệ thống phòng không của Ukraine. Tổng thống Zelensky đã phải ngay lập tức kêu gọi phương Tây viện trợ thêm các hệ thống phòng không hiện đại để ngăn chặn các tên lửa Nga.
"Một số tên lửa đã bị bắn hạ. Nhưng đó chỉ là một phần của vụ tấn công. Chúng ta cần một lực lượng phòng không hùng hậu, hiện đại, và hiệu quả hơn để có thể phòng vệ hoàn toàn trước những tên lửa này. Các đối tác của chúng tôi cần chuyển vũ khí phòng không nhanh hơn nếu họ thực sự là những đối tác, chứ không chỉ là các quan sát viên", người đứng đầu chính quyền Ukraine nhấn mạnh.
Trận chiến ác liệt trên Đảo Rắn quyết định ưu thế của Nga và Ukraine ở Biển Đen Sau 11 tuần giao tranh, Nga và Ukraine hiện giờ tập trung vào cuộc chiến khốc liệt nhằm tranh giành Đảo Rắn. Đảo Rắn là một địa điểm quan trọng về mặt chiến lược và mang tính biểu tượng tại Biển Đen. Vai trò chiến lược của Đảo Rắn Đảo Rắn - khu vực mà Hải quân Nga tiếp quản ngay trong tuần...