Nga tuyên bố giữ lập trường về chiến dịch tại Ukraine
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin cho biết Điện Kremlin sẽ không yêu cầu Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế, vì sức ép sẽ không làm thay đổi lập trường của Nga về chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Đài Sputnik dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga cho hay cả Mỹ và EU đều đã rất cố gắng áp đặt nhiều nhất lệnh cấm vận nhằm vào Moskva nhằm đảo ngược đường lối của Điện Kremlin. Tuy nhiên, ông Vershinin nhấn mạnh: “Sẽ không có điều gì thay đổi cả”.
Nhà ngoại giao lưu ý rằng Chính phủ Nga sẽ không yêu cầu dỡ bỏ trừng phạt vì chúng hoàn toàn không hợp pháp và không có tác dụng gây sức ép. Theo ông Vershinin, nước Nga sẽ tập trung đẩy mạnh tiềm lực kinh tế quốc gia cũng như khả năng phát triển độc lập.
Video đang HOT
Vòng trừng phạt mới nhất nhằm vào Nga gồm có các biện pháp hạn chế tài chính, đóng cửa không phận cùng nhiều chính sách cô lập khác. Một số chính trị gia và doanh nghiệp Nga, cũng như các tổ chức truyền thông và tài chính, đã phải hứng chịu lệnh đóng băng tài sản hoặc cấm hoạt động.
Ngoài ra, nhiều tập đoàn đa quốc gia như Microsoft, Apple, Sony, Visa, Mastercard và nhiều công ty khác, đã tạm ngừng hoạt động hoặc rời khỏi thị trường Nga để chờ chiến dịch quân sự kết thúc.
Trước đó, người phát ngôn của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết các biện pháp trừng phạt của phương Tây là rất nghiêm trọng, song Điện Kremlin đã đề phòng từ trước.
Ngày 24/2 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo về một chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine nhằm đáp lại lời kêu gọi giúp đỡ của lãnh đạo các vùng lãnh thổ tại Donbass. Ông nhấn mạnh rằng các kế hoạch của Moskva không bao gồm việc chiếm đóng các vùng lãnh thổ của Ukraine mà nhằm mục tiêu liên quan phi quân sự hóa và quy chế trung lập của Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp: Châu Âu và Mỹ đều mong muốn đạt được thỏa thuận ngừng bắn
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly nhấn mạnh mục tiêu là đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly. Ảnh: Sputnik
Theo hãng thông tấn Nga Tass, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp phát biểu trên đài phát thanh ngày 25/2 rằng bà tin không một quốc gia châu Âu nào hay Mỹ muốn đụng độ quân sự trực diện với Nga, vì Liên bang Nga là cường quốc hạt nhân.
Khẳng định Ukraine không phải là một phần của liên minh, nữ quan chức chỉ rõ ưu tiên hàng đầu của Pháp cũng như NATO là đảm bảo an ninh cho các quốc gia thành viên, đặc biệt là khu vực sườn phía đông.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Parly tiết lộ, Pháp đã cung cấp thiết bị quốc phòng cho Ukraine. "Chúng tôi không gửi các thiết bị quân sự giống như gửi viện trợ nhân đạo. Có những quy tắc rất nghiêm ngặt đối với những loại hàng này và chúng tôi tuân thủ các quy tắc đó, nhưng chúng tôi nhận thấy tình hình rất nghiêm trọng", bà Parly nói. Bà cho biết thêm, Pháp đang xem xét các yêu cầu mới từ chính quyền Ukraine.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố sẵn sàng làm trung gian thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine.
Trước đó, ngày 24/2, Tổng thống Nga Putin tuyên bố quyết định tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt theo đề nghị của những người đứng đầu Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) và Cộng hòa nhân dân Luhansk tự xưng (LPR) ở Donbass. Nhà lãnh đạo Nga khẳng định Moskva không có kế hoạch xâm chiếm các vùng lãnh thổ của Ukraine.
Theo đài Sputnik, trong tuyên bố mới nhất, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhận định đối thoại giữa Ukraine và Nga nhằm chấm dứt xung đột sớm muộn sẽ diễn ra.
Thế giới tuần qua: Khủng hoảng Ukraine chưa giảm nhiệt; loạt nước châu Âu nới lỏng hạn chế COVID-19 Tình hình Ukraine chưa có dấu hiệu tìm được giải pháp gỡ rối và nhiều nước châu Âu cùng đi theo con đường nới lỏng hạn chế liên quan đến dịch COVID-19 là những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong tuần qua. Nga rút quân, Đông Ukraine "căng" tiếng súng Binh sĩ Ukraine tại Popasna, vùng Luhansk thuộc Đông Ukraine. Ảnh:...