Nga trở thành nhà cung cấp vũ khí chính trên thế giới?
Chuyên gia quân sự Igor Korotchenko tuyên bố rằng, Nga sẽ trở thành nhà cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự chính cho các nước trên thế giới.
Chuyên gia quân sự Igor Korotchenko cho biết, Nga đã và đang tiếp tục cung cấp các loại vũ khí quân sự của mình cho các nước trên thế giới với một vị thế chính trị và địa chính trị hoàn toàn mới.
Hệ thống phòng không S-400 và tiêm kích thế hệ thứ 5 của Nga nhận được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới.
Trong điều kiện hiện nay, giành vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự đối với Nga là một thành công lớn, chuyên gia quân sự Igor Korotchenko cho biết trong cuộc phỏng vấn với tờ báo PolitExpert.
Video đang HOT
Hoa Kỳ vẫn ở vị trí đầu tiên về xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự. Và điều này đạt được là do các nước đối tác của họ phải mua vũ khí của nước này để làm hài lòng họ. Trong khi đó, Nga phải bán vũ khí và thiết bị quân sự trong môi trường cạnh tranh khốc liệt
Hiện tại, Nga rất thành công với hai lĩnh vực được xuất khẩu là hàng không và phòng không. Trong những năm gần đây, các nước trên thế giới rất quan tâm đến các hệ thống quốc phòng và chi rất nhiều tiền để sở hữu chúng. Thổ Nhĩ Kỳ là một ví dụ điển hình. Nước này là thành viên của NATO, nhưng bây giờ họ sở hữu hệ thống phòng không S-400 của Nga và thậm chí Ankara dự định sẽ tiếp tục ký kết hợp đồng lô hàng thứ hai.
Trung Quốc cũng đã mua S-400 và đây là một cường quốc sánh ngang cùng với Mỹ. Hàng chục quốc gia đang quan tâm đế hệ thống phòng không S-400 và các thiết bị quân sự khác của Nga, đặc biệt là Tor-M2. Cuộc chiến ở Karabakh, nơi máy bay không người lái được sử dụng tích cực sẽ trở thành đông lực để Nga phát triển và cung cấp các hệ thống phòng không, ông Igor Korotchenko nói.
Ngoài ra, việc Thượng viện Mỹ sẽ thông qua luật chống lại các quốc gia mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, các nước này sẽ không được mua máy bay chiến đấu F-35 và các vũ khí hiện đại của Mỹ. Điều này sẽ tạo điều khiện cho Nga chiếm lĩnh trong lĩnh vực này.
Moscow hoàn toàn có thể cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 và máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mới Su-57 cho bất kỳ quốc gia nào muốn. Các quốc gia không được Mỹ cung cấp vũ khí hiện đại đều có thể mua hệ thống phòng không S-400 và các máy bay chiến đấu hiện đại của Nga, chuyên gia này kết luận.
Lưu ý rằng, ngày 4/11 đánh dấu kỷ niệm 20 năm thành lập Công ty Cổ phần Rosoboronexport. Đây là một trong những công ty xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự lớn nhất thế giới. Trong 20 năm qua, Rosoboronexport đã ký hơn 26 nghìn hợp đồng với các đối tác và cung cấp các sản phẩm cho 122 quốc gia với tổng số tiền hơn 180 tỷ USD.
Và để đóng góp vào thành công này không thể không tính đến công ty Rosoboronexport. Nhờ các chuyên gia, kỹ sư của công ty này đã tạo ra hàng nghìn loại vũ khí và thiết bị quân sự, cung cấp cho hàng trăm quốc gia trên thế giới.
Mỹ cáo buộc Nga đưa vũ khí tới Libya, tình hình "căng như dây đàn"
Quân đội Mỹ cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm vận vũ khí khi đưa thiết bị quân sự tới Libya. Tình hình trên thực địa tại Libya đang rất nóng và có nguy cơ bùng phát với sự tham chiến của nhiều nước.
Các binh sĩ trung thành với chính phủ được quốc tế công nhận của Libya tập trung tại một địa điểm ở ngoại ô thành phố Misrata (Ảnh: Reuters)
Bộ chỉ huy châu Phi của Mỹ ngày 24/7 cho hay, có bằng chứng ngày càng gia tăng từ ảnh vệ tinh cho thấy các máy bay vận tải quân sự của Nga, trong đó có IL-6, vận chuyển vũ khí cho các chiến binh thuộc nhóm Wagner, một nhóm lính đánh thuê Nga đang tham chiến ở Libya.
"Chủng loại và số lượng vũ khí cho thấy ý định hướng tới khả năng hành động tác chiến lâu dài", Bộ chỉ huy châu Phi cho biết trong một tuyên bố trên trang web.
Các phía Nga và Mỹ đều đang huy động lực lượng quanh thành phố Sirte - thành phố quan trọng nhất ở Libya, kiểm soát 2/3 xuất khẩu dầu của nước này. Giới phân tích cho rằng bất kỳ sự leo thang mới và nghiêm trọng nào cũng có nguy cơ lôi kéo các nước lớn trong khu vực vào cuộc xung đột vốn dai dẳng và ngày càng căng thẳng tại Libya.
Xung đột đẫm máu tại Libya đã nổ ra kể từ cuộc chính biến trong làn sóng "Mùa Xuân Ả rập" nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Muammar al-Gaddafi năm 2011. Sự chia rẽ chính trị và bạo lực đã kéo dài kể từ đó, đẩy đất nước giàu dầu mỏ rơi vào vòng xoáy bạo lực.
Xung đột là cuộc tranh giành quyền lực giữa Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA), đóng tại thủ đô Tripoli, được quốc tế công nhận và đang được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn. Trong khi đó, Lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) ở miền đông, do Tướng Khalifa Halfar đứng đầu, được Nga, Ai Cập, và một số nước hậu thuẫn.
Bạo lực đã leo thang kể từ tháng 4/2019 khi Tướng Haftar bắt đầu chiến dịch quân sự nhằm giành quyền kiểm soát thủ đô Tripoli từ phe GNA.
Sức mạnh quân sự: Trung Quốc thách thức Mỹ khi xuất khẩu loại vũ khí này Tập đoàn Công nghiệp quốc phòng Phương Bắc (Norinco) của Trung Quốc thông báo rằng, họ đã hoàn thành công việc bàn giao các hệ thống vũ khí chống tăng (ATGW) Hồng Tiễn 12E (Hongjian-12E hoặc HJ-12E) cho một khách hàng nước ngoài giấu tên. HJ-10. Công ty không tiết lộ thông tin chi tiết hơn về giao dịch, bao gồm tên của...