Nga tiết lộ dự án chế tạo tàu khu trục lớn nhất thế giới
Nga đang nghiên cứu, phát triển nhiều mẫu chiến hạm mới trong đó có siêu tàu khu trục lớn nhất thế giới Shkval, sở hữu những tính năng tối tân và hỏa lực mạnh mẽ.
Đồ họa tàu khu trục lớn nhất thế giới Shkval sắp trình làng của Nga. Ảnh: IHS Jane’s
Dự án chế tạo tàu khu trục Shkval mang số hiệu 23560E sẽ được giới thiệu vào đầu tháng 7 tới tại Triển lãm Quốc phòng Hải quân Quốc tế 2015 ở St.Petersburg, tạp chí quốc phòng IHS Jane’s dẫn lời ông Valery Polyakov, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhà nước Krylov (KSRC) của Nga, cho biết.
“Dự án 23560E nhằm chế tạo ra loại tàu khu trục có thể triển khai hoạt động tại những vùng nước xa xôi, tấn công mục tiêu cả ở trên đất liền và dưới biển, đảm bảo sự ổn định trong tác chiến của lực lượng hải quân, duy trì lá chắn phòng không và chống tên lửa của Nga, đồng thời thực hiện các sứ mệnh hòa bình tại mọi đại dương trên thế giới” ông Polyakov nói.
Video đang HOT
Khu trục hạm Shkval dài 200 m, rộng 23 m, mớn nước 6,6 m, trọng lượng rẽ nước khi đầy tải đạt từ 15.000 đến 18.000 tấn, tốc độ tối đa 32 hải lý/h, tốc độ hành trình 20 hải lý/h, thời gian hoạt động liên tục trên biển là 90 ngày, thủy thủ đoàn từ 250 đến 300 người.
Hệ thống vũ khí của tàu bao gồm 60 – 70 tên lửa chống hạm hoặc tên lửa hành trình đối đất, 128 tên lửa đất đối không (SAM), và 16 – 24 tên lửa chống ngầm. Tàu cũng được lắp đặt cả pháo đa năng cỡ nòng 130 mm.
Shkval sở hữu hệ thống mạng điện tử tích hợp với radar lưới đa chức năng, hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống liên lạc và trinh sát ngầm dưới nước. Tàu còn được trang bị cả hai máy bay trực thăng đa dụng. Những đặc điểm trên có thể thay đổi phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng.
Giới chuyên gia đánh giá Shkval sẽ trở thành tàu khu trục lớn nhất thế giới, thậm chí kích thước và lượng giãn nước còn áp đảo cả lớp tàu khu trục Zumwalt của Hải quân Mỹ.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Có thể chế tạo tàu không đắm nhờ kim loại siêu nhẹ mới
Các nhà khoa học Mỹ vừa tổng hợp thành công một hợp kim mới siêu bền và siêu nhẹ, thậm chí nổi được trên mặt nước, mở ra khả năng chế tạo những con tàu và chiến hạm không bao giờ chìm, Daily Mail đưa tin.
Vật liệu mới là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học New York và Trường Deep Springs Technology của Mỹ. Họ đã cho chất silicon carbide, một hợp chất của silic và carbon, vào hợp kim magiê với mật độ 0,92 gram/cm3.
Không những nhẹ và bền, hợp kim mới còn có khả năng chịu nhiệt cao. Nó hứa hẹn mang lại một sự thay đổi mới cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô toàn cầu. Khối lượng riêng của hợp kim mới nhẹ hơn nước mà có độ bền cao, đủ sức chống chọi với điều kiện hoạt động khắc nghiệt trên biển.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã tập trung nhiều nguồn lực nhằm tạo ra các hợp chất siêu nhẹ, siêu bền để thay thế những thiết bị làm bằng kim loại có khối lượng lớn trên tàu thủy và ô tô. Trong vòng 3 năm tới, Mỹ sẽ hoàn thiện quá trình chế tạo và đưa vào thử nghiệm hợp kim mới, theo Daily Mail.
Quân đội Mỹ được cho là sẽ hưởng được nhiều lợi ích từ việc này. Điển hình là xe lội nước UHAC của thủy quân lục chiến Mỹ,hiệu suất hoạt động sẽ được cải thiện nếu sử dụng hợp kim siêu nhẹ, các nhà nghiên cứu cho biết.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Trung Quốc dùng công nghệ hạt nhân dân sự của Mỹ để chế tạo tàu ngầm Trung Quốc đã sử dụng trái phép công nghệ hạt nhân dân sự của Mỹ để phát triển tàu ngầm hạt nhân của nước này, vi phạm thỏa thuận hợp tác hai nước ký vào năm 1985, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ cho biết. Một hạm đội tàu ngầm Trung Quốc - Ảnh: AFP Trung Quốc còn vi phạm những cam...