Nga tiến tới khôi phục xuất khẩu gạo
Bộ nông nghiệp Nga đặt mục tiêu tăng gấp ba lần sản lượng gạo trong ba năm tới đây để khôi phục lại xuất khẩu loại lương thực này.
Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc tế “Nước Nga” đang diễn ra tại Moskva, Thứ trưởng nông nghiệp Oksana Lut cho biết Nga dự định sẽ thu hoạch 2 triệu tấn gạo sau 3 năm nữa. Bà giải thích về thời hạn ngắn cho mục tiêu tham vọng là do khả năng thiếu hụt gạo trên thị trường châu Á. Bà nhấn mạnh: “Nếu không đạt sản lượng này, Nga sẽ bỏ qua mất tiềm năng của thị trường châu Á”.
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê liên bang Nga, sản lượng gạo của Nga năm 2023 đạt 1,066 triệu tấn so với 920,1 triệu tấn năm 2022. Song hiện Nga vẫn đang cấm xuất khẩu loại ngũ cốc này sau khi xảy ra sự cố tại đập giữ nước Fedorov ở vùng sản xuất gạo chính Krasnodar nhằm bảo vệ thị trường nội địa. Sự cố năm 2022 đã làm Nga mất 797.600 tấn gạo từ mức 1,076 triệu tấn của năm 2021. Lệnh cấm xuất khẩu đang có hiệu lực đến tháng 6/2024.
Hiện nay nhiều vùng trồng lúa gạo của Nga tuyên bố đã đảm bảo sản lượng cho thị trường trong nước và lên kế hoạch tăng thu hoạch trong thời gian tới đây. Trước đó mỗi năm Nga xuất khẩu khoảng 180.000-240.000 tấn gạo.
Nga gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo đến hết tháng 6/2024
Chính phủ Nga ngày 30/12 đã thông báo gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo và lệnh cấm sẽ có hiệu lực đến ngày 30/6/2024.
Nga gia hạn cấm xuất khẩu gạo. Ảnh: Getty Images
Chính phủ Nga cho biết quyết định được đưa ra nhằm duy trì sự ổn định ở thị trường nội địa. Lệnh cấm sẽ không ảnh hưởng đến các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu (Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan), các khu vực Nam Ossetia và Abkhazia. Ngoài ra, gạo vẫn có thể được vận chuyển ra nước ngoài để viện trợ nhân đạo hoặc quá cảnh qua lãnh thổ Nga.
Nga ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo từ ngày 29/7 năm nay với thời hạn ban đầu đến 31/12. Quyết định của Nga được đưa ra chỉ một tuần sau khi Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, cấm xuất khẩu loại nông sản này để bình ổn giá trong nước.
Nga vốn nổi tiếng với lúa mỳ nhưng gạo vẫn được trồng, chủ yếu ở các vùng phía Tây Nam nước này, gần biên giới với Azerbaijan, Gruzia và Kazakhstan. Ngoài ra, có một phần sản lượng nhỏ ở miền Đông nước Nga dọc biên giới với Trung Quốc và Triều Tiên. Khoảng 73% sản lượng gạo của Nga được trồng ở vùng Krasnodar.
Lệnh cấm xuất khẩu gạo của chính phủ Nga nhằm bảo vệ thị trường nội địa sau khi tổ hợp thủy điện Fedorovsky ở vùng Krasnodar gặp sự cố vào tháng 4/2022. Chính sự cố này đã khiến sản lượng gạo của Nga năm 2022 giảm xuống còn 797,6 nghìn tấn so với mức 1,076 triệu tấn được ghi nhận của năm 2021. Đây cũng là lần đầu tiên Nga ghi nhận sản lượng gạo dưới 1 triệu tấn trong những năm gần đây.
Hiện tượng El Nino cùng với xung đột Ukraine khiến nguồn cung lương thực toàn cầu bị ảnh hưởng, giá lương thực tăng mạnh. Điều này buộc các quốc gia phải đưa ra giải pháp phù hợp để đảm bảo nguồn cung lương thực trong nước và quốc tế, tránh nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Sau gạo, thị trường lo ngại Ấn Độ có thể cấm xuất khẩu đường Sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu một số loại gạo để kiểm soát giá trong nước, các thương nhân lo ngại một mặt hàng thực phẩm khác có thể bị ảnh hưởng: đường. Ảnh minh họa: AFP Theo Bloomberg, thế giới ngày càng phụ thuộc vào đường Ấn Độ khi nguồn cung toàn cầu hạn hẹp. Lượng mưa không đồng đều trên...