Nga tiến hành cuộc sơ tán người dân kỷ lục kể từ chiến tranh Chechnya lần 2
Gần 194.000 người dự kiến sẽ được sơ tán khỏi các khu vực ở tỉnh Kursk và Belgorod do cuộc tấn công quân sự của Ukraine.
Đây được cho là cuộc sơ tán lớn nhất kể từ cuộc chiến Chechnya năm 1999.
Ảnh do cơ quan báo chí của Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga công bố cho thấy nhân viên của Bộ đang hỗ trợ những người đã được sơ tán khỏi các khu định cư biên giới thuộc tỉnh Kursk, khi họ đến ga xe lửa ở Oryol vào ngày 9/8/2024.
Chính quyền Nga vừa công bố đợt sơ tán công dân Nga lớn nhất khỏi vùng chiến sự kể từ cuộc Chiến tranh Chechnya lần thứ hai.
Theo tuyên bố của các thống đốc khu vực, gần 194.000 người sẽ được sơ tán khỏi các khu vực ở khu vực Kursk và Belgorod do cuộc tấn công quân sự đang diễn ra của Ukraine.
Tại tỉnh Kursk, quyền Thống đốc Alexey Smirnov cho biết 180.000 cư dân từ 8 quận, bao gồm cả những quận gần nhà máy điện hạt nhân Kursk, sẽ được di dời. Cho đến nay, 121.000 người đã rời bỏ nhà cửa.
Tại tỉnh Belgorod, Thống đốc Vyacheslav Gladkov đã thông báo về cuộc di dời cư dân khỏi quận Krasnoyaruzhsky với lý do “hoạt động của kẻ thù” gần biên giới. Quận này tiếp giáp với quận Belovsky ở vùng Kursk và là nơi sinh sống của 13.800 người.
Video đang HOT
Ngày 14/8, Thống đốc Gladkov đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn tỉnh, khiến Belgorod trở thành tỉnh thứ hai sau Kursk phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp do các cuộc tấn công liên tục của Ukraine.
Theo ông Gladkov, tình hình ở khu vực Belgorod vẫn cực kỳ khó khăn và căng thẳng. Các cuộc pháo kích hàng ngày của Lực lượng vũ trang Ukraine đã dẫn đến việc phá hủy nhà cửa, cũng như gây thương vong cho dân thường. Vị thống đốc Nga nói rằng chính quyền quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn bộ khu vực Belgorod bắt đầu từ ngày 14/8 để bảo vệ người dân và hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng.
Trước đó, hôm 13/8, trên kênh Telegram của mình, Thống đốc Gladkov cho biết có hoảng 11.000 người đã được sơ tán khỏi quận Krasnoyaruzhsky ở khu vực Belgorod của Nga do các hoạt động gia tăng của Lực lượng vũ trang Ukraine.
Theo ông Gladkov, trong số những người di tản có khoảng 1.000 người hiện đang ở trong các trung tâm lưu trú tạm thời.
Theo Agentstvo, một cơ quan truyền thông độc lập ở Nga, lần gần đây nhất người Nga được sơ tán với số lượng lớn như vậy là trong cuộc Chiến tranh Chechnya lần thứ hai. Vào mùa thu năm 1999, khoảng 300.000 người đã sơ tán khỏi Chechnya để tới Ingushetia. Không giống như cuộc sơ tán có tổ chức hiện nay, cuộc chiến tranh Chechnya chứng kiến cư dân sơ tán tự do.
Một cuộc sơ tán có tổ chức lớn như đang diễn ra ở Kursk và Belgoro được cho là chưa từng được tiến hành ở Nga kể từ Thế chiến thứ hai và có quy mô tương đương với cuộc sơ tán khỏi thành phố Leningrad (nay là St Petersburg) năm 1941, khi 488.700 người đã được di dời.
Hôm 6/8, Ukraine đã phát động chiến dịch tấn công bất ngờ vào tỉnh Kursk, giáp biên giới nước này ở phía tây Liên bang Nga. Quân đội Nga cho biết, cuộc tấn công ban đầu có sự tham gia của 1.000 quân với sự yểm trợ của hàng chục xe tăng và xe bọc thép.
Chiến dịch ở tỉnh Kursk được cho là đợt tấn công qua biên giới lớn nhất mà Ukraine thực hiện từ khi xung đột bùng phát năm 2022.
Tổng thống Vladimir Putin ngày 12/8 tuyên bố Nga sẽ đánh bật quân đội Ukraine khỏi tỉnh Kursk. Ông Putin nhận định Ukraine “đặt mục tiêu rõ ràng là gieo rắc bất hòa, phá hủy sự thống nhất và gắn kết của xã hội Nga”, cũng như muốn cải thiện vị thế trong các cuộc đàm phán khi triển khai chiến dịch tỉnh Kursk. Ông Putin nhấn mạnh chiến dịch xâm nhập tỉnh Kursk mà Ukraine triển khai không làm suy yếu lập trường đàm phán của Nga.
Trong khi đó, cùng ngày Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky cho biết quân đội nước này tấn công tỉnh Kursk của Nga để “đảm bảo an toàn cho Ukraine và đẩy đối phương ra khỏi biên giới”.
Bất chấp áp lực tại tỉnh Kursk, quân chủ lực Nga vẫn tiếp tục tiến công và kiểm soát một số khu vực ở Donbas, miền đông Ukraine, với mục tiêu chiến lược là thành phố Pokrovsk, thuộc tỉnh Donetsk.
Nga lên tiếng về số phận của hoà đàm sau khi Ukraine tấn công tỉnh Kursk
Ngày 14/8, đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Rodion Miroshnik cho biết Kiev đã tạm dừng vấn đề đàm phán hòa bình với Moskva "trong một thời gian dài" bằng cách tấn công tỉnh Kursk.
Trong một phát biểu đưa ra ngày 14/8, đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Rodion Miroshnik cho rằng Ukraine tấn công tỉnh Kursk là hành động khủng bố và chí ít đã khiến các cuộc đàm phán hòa bình tạm dừng trong thời gian dài.
Theo ông Miroshni, phía Ukraine đã cố tình làm như vậy và việc "đàm phán phán hòa bình với một kẻ thù hoàn toàn không đủ năng lực là điều không bình thường".
Ngày 6/8, theo giờ Việt Nam, Ukraine đã tăng cường pháo kích, sau đó là triển khai tấn công trên bộ với sự hỗ trợ của xe tăng và xe bọc thép nhằm vào tỉnh Kursk của Liên bang Nga.
Phát biểu tại cuộc họp được truyền hình trực tiếp với các quan chức an ninh cấp cao và các thống đốc khu vực vào ngày 12/8, Tổng thống Liên bang Nga, ông Vladimir Putin cho rằng giờ đây thì đã rõ lý do tại sao Ukraine từ chối đề xuất quay lại với kế hoạch hoà bình của Liên bang Nga cũng như đề xuất của các bên trung gian quan tâm và trung lập.
Theo ông Putin, có vẻ như Kiev với sự giúp đỡ của phương Tây đang thực hiện ý muốn của mình là tìm cách cải thiện vị thế đàm phán trong tương lai.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga đã đặt câu hỏi ngược lại rằng: "Nhưng chúng ta có thể đàm phán kiểu gì với những kẻ nhắm vào dân thường, cơ sở hạ tầng dân sự một cách bừa bãi hoặc cố gắng đe dọa các cơ sở điện hạt nhân? Chúng ta có thể đàm phán kiểu gì với họ?"
Trước đó, vào ngày 13/6, Tổng thống Liên bang Nga, ông Vladimir Putin đã đưa ra một đề xuất hòa bình mới nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine.
Đề xuất này bao gồm yêu cầu công nhận bán đảo Crimea, Cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk (tự xưng) cũng như các khu vực Kherson và Zaporizhia là các khu vực của Liên bang Nga, duy trì tình trạng không liên kết và phi hạt nhân của Ukraine, phi quân sự hóa và phi quân sự hóa Ukraine cũng như dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga. Ông Putin cũng kêu gọi Ukraine duy trì tình trạng trung lập, không gia nhập NATO.
Tuy nhiên, Ukraine đã bác bỏ sáng kiến này. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mô tả đề xuất của Moskva là tối hậu thư, trong khi cố vấn của Tổng thống Ukraine là ông Mikhail Podolyak nói rằng các sáng kiến mới của Nga "không có đề xuất hòa bình thực sự".
Ukraine cho đến nay vẫn coi công thức hòa bình 10 điểm do Tổng thống Zelensky đưa ra là nền tảng cho mọi cuộc hòa đàm, trong đó có việc Nga phải rút quân vô điều kiện khỏi lãnh thổ Ukraine, bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, Moskva coi những yêu cầu này là "không thực tế".
Tỉnh biên giới của Nga cân nhắc nâng tình trạng khẩn cấp Ngày 14/8, Thống đốc tỉnh biên giới Belgorod của Nga, ông Vyacheslav Gladkov, đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn tỉnh, trong bối cảnh Ukraine tiến hành chiến dịch quân sự vào khu vực biên giới với Nga. Chính quyền tỉnh sẽ cân nhắc nâng tình trạng khẩn cấp lên cấp liên bang trong trường hợp cần thiết. Ô tô ở...