Nga thừa sức khoan thủng NMD Mỹ hay đang cố lên gồng?
Các quan chức Moscow vừa tuyên bố, nước này thừa khả năng đối phó với các hệ thống phòng thủ tên lửa được Mỹ triển khai xung quanh Nga.
Mỹ nâng cấp các hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển
Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Channel News Asia của Singapore ngày 6/8, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, nước này có mọi khả năng để khoan thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ (NMD – National Missile Defense).
Nga không tham vọng lao vào một cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ nhưng có đủ khả năng cần thiết đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa này.
Những loại tên lửa hiện đại hóa của Nga có thừa khả năng bắt bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào phải im tiếng.
RIA Novosti trích lời ông Lavrov nói rằng, Moscow không muốn và sẽ không lao vào một cuộc chạy đua vũ trang.
Nga có đủ các phương tiện kỹ thuật để đáp lại bằng phản ứng “không quá đắt”, trước nỗ lực xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ.
Sau khi vấn đề chương trình hạt nhân Iran đã được giải quyết, Mỹ đã tiếp tục nâng cấp mạnh các hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất liền và có kế hoạch triển khai chúng ở quốc gia Đông Âu Ba Lan, đồng thời nâng cấp mạnh hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển (Aegis BMD hay ABMD-Ballistic Missile Defense System) .
Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander và tên lửa đánh chặn THAAD của Mỹ
Aegis (Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment) là bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không trên mặt đất, là thành tố của hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia Mỹ, thường được triển khai trên các chiến hạm hạng nặng của như khu trục hạm và tuần dương hạm.
Vừa qua, Mỹ đã công bố kế hoạch đến năm 2020 sẽ nâng cấp 48-49 tàu được trang bị hệ thống Aegis.
Đây là một phần trong chương trình hoàn thiện hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, nâng số lượng lá chắn tên lửa hiện đại lên trên 200 đơn vị.
Video đang HOT
Ngoài ra, Mỹ còn công khai ý định tăng cường các chiến hạm Aegis đến Biển Đen nhằm đối phó với hệ thống tên lửa đạn đạo của Nga, đồng thời còn triển khai những cuộc tập trận chung với NATO nhằm tăng cường khả năng phối hợp với đồng minh đánh chặn tên lửa Nga.
Đáp trả lại tuyên bố này, Thủ trưởng Phân ban 4 – Viện Nghiên cứu trung ương thuộc Bộ Quốc phòng Nga – Đại tá Oleg Pyshnyi tuyên bố rằng, Nga đủ khả năng đáp trả công cuộc hiện đại hóa 50 tàu chiến trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300M Antei-2500 của Nga
RIA Novosti dẫn nhận định của ông Pyshnyi cho biết, Nga sẽ thi hành những biện pháp kỹ thuật thích hợp chống lại mối đe dọa này và sẽ có câu trả lời thỏa đáng cho thách thức đặt ra từ Mỹ.
Triển khai rộng khắp các hệ thống NMD trên đất liền
Cuối tháng 7 vừa qua, ông John Heffern, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ về các vấn đề châu Âu và Âu-Á với tờ báo quốc gia Ba Lan “Rzeczpospolita” rằng,
Hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) của Mỹ sẽ được triển khai tại Ba Lan, bất chấp các thỏa thuận đạt được về chương trình hạt nhân Iran.
Vị thứ trưởng này cho rằng, các điều khoản trong thỏa thuận với Tehran không bao gồm tên lửa, do đó, các mối đe dọa vẫn còn.
Bởi vậy, Mỹ đã bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa tại Redzikovo gần Slupsk của Ba Lan.
Công việc xây dựng sẽ được hoàn thành vào năm 2018.
Trong những năm gần đây, chủ đề triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu với lý do “chống các mối đe dọa từ Iran” là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất trong quan hệ giữa Washington và Moscow.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhắc lại rằng “tháng 4 năm 2009, khi phát biểu tại Prague, Tổng thống Barack Obama đã nói rằng nếu giải quyết được chương trình hạt nhân của Iran, việc lập ra một bộ phận phòng thủ chống tên lửa châu Âu sẽ không cần thiết nữa”.
Khi đó, Mỹ tuyên bố rằng lá chắn tên lửa sẽ không hướng vào Nga, nhưng từ chối cung cấp sự bảo đảm pháp lý.
Đến nay, vấn đề hạt nhân Iran đã được giải quyết nhưng Lầu Năm Góc vẫn không ngừng việc mở rộng NMD. Điều này đã nói lên rằng Mỹ lại triển khai các hệ thống này ở Đông Âu là nhằm vào ai.
Hệ thống NMD toàn cầu của Mỹ ở châu Á chạy dài từ Alaska đến Australia, qua Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và sẽ triển khai rộng rãi khắp châu Âu, đặc biệt là các nước đông Âu như Ba Lan, Romania…, chứa đựng nguy cơ phá hoại nền tảng cân bằng chiến lược trong khu vực.
Hệ thống tên lửa phòng không MIM-104 Patriot của Mỹ triển khai ở Ba Lan
Vừa qua, Mỹ cũng đã bóng gió nêu ý định triển khai các hệ thống lá chắn tên lửa ở quốc gia nằm bên sườn phía tây của Nga và Ukraine đã tỏ ra “vồ vập” với ý tưởng này. Đây là một điều không thể chấp nhận được đối với Nga.
Các quan chức Moscow đã lên tiếng đe dọa là sẽ có “hành động đáp trả xứng đáng”.
Ông Nikolai Patrushev – Thư ký Hội đồng An ninh Nga tuyên bố:
“Mỗi quốc gia phản ứng với mối đe dọa theo cách riêng, dựa trên cơ sở hệ thống vũ khí chiến lược của nước mình”. Và Nga sẽ tăng cường khả năng xuyên phá qua mọi lá chắn cho những vũ khí hạt nhân của mình.
Tổng thống Nga Putin cũng đã từng tuyên bố, ngay trong năm nay lực lượng tên lửa chiến lược của nước này sẽ nhận tới 40 tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới, có khả năng xuyên phá qua mọi hệ thống phòng thủ.
Có thể nhận định chắc chắn là Nga và Mỹ sẽ không bao giờ ngừng so kè, đấu đá nhau trong lĩnh vực tên lửa hạt nhân và lá chắn tên lửa.
Theo Đất Việt
B61-12: Bom hạt nhân nguy hiểm nhất trong kho vũ khí Mỹ
Mỹ có một kho vũ khí hạt nhân khổng lồ. Theo Liên đoàn Các nhà khoa học nguyên tử (FAS), trong tháng 4/2015, Mỹ duy trì một kho vũ khí với hơn 7.200 quả bom hạt nhân; hơn 2.000 quả trong số này đã được triển khai (1.900 vũ khí hạt nhân chiến lược và 180 vũ khí phi chiến lược).
Mỹ cũng duy trì rất nhiều lựa chọn cho các phương tiện ném bom hạt nhân. Là một phần của bộ ba hạt nhân, Mỹ có khoảng 94 máy bay có khả năng ném bom hạt nhân (B-2 và B-52), hơn 400 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Minuteman III và 12 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Ohio. Gần đây, Mỹ còn trang bị các tên lửa đạn đạo được phóng từ tàu ngầm Trident II hiện đại hơn, vốn được cải tiến mạnh mẽ so với những tên lửa đạn đạo được phóng từ đất liền. Thật vậy, như Keir Lieber và Daryl Presshave thừa nhận: "Năm 1985, một đầu đạn ICBM của Mỹ có dưới 60% cơ hội phá hủy một hầm ngầm điển hình... Giờ đây, một cuộc tấn công bằng nhiều đầu đạn vào một hầm ngầm bằng cách sử dụng một tên lửa Trident II sẽ có 99% cơ hội phá hủy nó".
Mỹ duy trì rất nhiều lựa chọn cho các phương tiện ném bom hạt nhân. Bom B61-12 có thể được trang bị cho máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ. (Ảnh: N.I)
Tuy nhiên, quả bom hạt nhân nguy hiểm nhất trong kho vũ khí của Mỹ có lẽ là B61-12 mới. Người ta đã viết nhiều về B61-12, hầu hết trong số đó tập trung vào chi phí khổng lồ của nó. Và vì một nguyên nhân hợp lý - đó là dự án bom hạt nhân đắt nhất mọi thời đại.
Xét về khả năng hủy diệt tuyệt đối, B61-12 không được coi là vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất của Mỹ. Quả bom này có công suất phá hủy tối đa chỉ 50-kiloton, tương đương 50.000 tấn thuốc nổ TNT. Trong khi đó, bom hạt nhân B83 có công suất tối đa 1,2 triệu tấn (1.200 kiloton). Tuy nhiên, điều làm cho cho B61-12 trở thành loại vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất trong kho vũ khí của Mỹ là tính khả dụng của nó. Tính khả dụng này xuất phát từ sự kết hợp của tính chính xác và hiệu xuất thấp của nó. Về mặt lịch sử, B61-12 là quả bom hạt nhân dẫn đường đầu tiên của Mỹ.
Mặc dù B61-12 có năng suất tối đa là 50 kiloton, nhưng hiệu suất này có thể được hạ xuống khi cần thiết để đáp ứng bất cứ nhiệm vụ cụ thể nào. Trong thực tế, lực nổ của quả bom có thể được giảm xuống bằng điện tử thông qua một hệ thống quay số hiệu suất.
Những quả bom B61 trên giá đỡ. (Ảnh: DoD).
Sự kết hợp giữa độ chính xác và năng suất thấp làm cho bom hạt nhân B61-12 được dùng nhiều nhất trong kho vũ khí của Mỹ. Đó là bởi vì độ chính xác là nhân tố quan trọng mang tính quyết định nhất đến sự sát thương của vũ khí hạt nhân.
Như một học giả giải thích: "Tạo ra một vũ khí với độ chính xác gấp đôi thì nó cũng có độ sát thương giống như tạo ra một đầu đạn có sức mạnh gấp 8 lần. Nói cách khác, chế tạo một quả tên lửa có độ chính xác gấp đôi sẽ chỉ cần 1/8 một phần tám năng lượng nổ để có cùng độ sát thương". Hơn nữa, bụi phóng xạ hoạt động theo định luật nghịch đảo của Newton.
Trong thực tế, điều này có nghĩa là: bom càng có độ chính xác cao, năng suất cần thiết để tiêu diệt bất kỳ mục tiêu cụ thể nào sẽ giảm đi. Do đó, một quả bom có độ chính xác hơn và năng xuất thấp hơn có thể được sử dụng mà không cần phải lo sợ việc sát hại dân dân thường một cách bừa bãi và hàng loạt bằng lực nổ hay bụi phóng xạ.
Bằng cách sử dụng một mô hình máy tính của Lầu Năm Góc, Lieber và Press ước tính rằng một cuộc tấn công phản lực của Hoa Kỳ nhằm vào một hầm ngầm chứa ICBM của Trung Quốc bằng cách sử dụng vũ khí có năng suất cao phát nổ trên mặt đất ở bất cứ đâu sẽ khiến 3-4 triệu người thiệt mạng. Nhưng nếu sử dụng vũ khí có năng suất thấp và nổ ở trên không (kiểu bom), con số tử vong sẽ giảm xuống dưới 700.
Sự hủy diệt của bom hạt nhân đã khiến con người rất hiếm khi sử dụng nó kể từ những năm 1940, nhưng B61-12 đang khuyến khích xu hướng này.
Theo Công Thuận/NI/baotintuc.vn
Phát hiện vũ khí Mỹ tại miền đông Ukraine Theo đại diện Cộng hòa nhân dân Lugansk tự xưng (LPR), họ đã tìm thấy một hòm chứa vũ khí, bao gồm các loại do Mỹ sản xuất, trong khi dọn dẹp đống đổ nát tại sân bay Lugansk. Đống đổ nát tại sân bay Lugansk. (Ảnh: Sputnik) Hãng thông tấn Sputnik hôm 22/7 dẫn lời ông Leonid Tkachenko, lãnh đạo phòng điều...