Nga thử nghiệm “quái vật tàng hình” với bộ não nhân tạo
Những hình ảnh thử nghiệm mới nhất được đăng tải trên website chính thức của hãng sản xuất máy bay Sukhoi phần nào đã hé lộ với thế giới bên ngoài về chiếc tiêm kích thế hệ 5 được mệnh danh là “quái vật tàng hình” với bộ não nhân tạo này.
Theo hãng tin RT của Nga, đây là những hình ảnh mới nhất về chuyến bay thử nghiệm của T-50 – chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 ra đời nhằm thay thế máy bay Su-27 mà Không quân Nga đang sử dụng hiện nay.
T-50 chuẩn bị cho lần bay thử nghiệm: Ảnh: RT
Theo RT, T-50 được Bộ quốc phòng Nga kỳ vọng là đối thủ đáng gờm của F-22 và F-35 mà Mỹ đang sở hữu nên chương trình phát triển loại máy bay này được Nga đặc biệt chú trọng.
Ước tính, Sukhoi phải bỏ ra 50 triệu USD để sản xuất ra một chiếc T-50. Một mức chi phí được cho là rất cao nhưng bù lại T-50 được trang bị công nghệ tàng hình tiên tiến và hệ thống hỏa lực ưu việt, khiến không chỉ sức mạnh của nó được nâng cao mà còn trở thành một chiến đấu cơ rất “thông minh”. Vì thế, T-50 còn được mệnh danh là “quái vật tàng hình” với bộ óc nhân tạo.
Video đang HOT
T-50 trên đường băng cất cánh: Ảnh RT
T-50 có khả năng bay với vận tốc tối đa là 2.440 km/h, trong khi tốc độ tối đa của F-22 đạt 2.410 km/h. Bên cạnh đó T-50 có trần bay đạt 20.000 m và có tầm hoạt động 5.500 km, trong khi radar trang bị có thể bao quát được phạm vi 400 km xung quanh máy bay, gần gấp đôi so với mức 210 km của F-22.
Các chuyên gia Nga đánh giá, chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của nước này thực sự là “cỗ máy chiến đấu thông minh có cánh”, được thiết kế để chiếm thế thượng phong trên bầu trời trước các chiến đấu cơ phương Tây và triệt hạ các mục tiêu dưới mặt đất và trên mặt biển.
T-50 thực hành các động tác bay khó trong chiến đấu. Ảnh: RT
Bộ Quốc phòng Nga dự kiến sẽ trang bị cho Không quân Nga ít nhất một phi đội T-50 vào năm tới.
Đại diện Bộ Quốc phòng Nga cho biết, T-50 sẽ được sản xuất đại trà vào năm 2017. Đối với các mẫu xuất xuất khẩu sang Ấn Độ, T-50 sẽ có những thay đổi nhỏ đề phù hợp hơn với điều kiện sử dụng của quốc gia này.
Theo Soha News
Nếu C-295 AEW về Việt Nam, khả năng cực lớn Eurofighter Typhoon cũng nối gót
Trang Airforce-Technology từng đưa ra khẳng định, Việt Nam sẽ trở thành khách hàng đầu tiên của dòng máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không tiên tiến C-295 AEW.
Viễn cảnh Không quân Nhân dân Việt Nam đặt mua C-295 AEW được đánh giá là rất lớn, do đây là dòng máy bay gọn nhẹ, chi phí hợp lý, thích hợp nhất với điều kiện lãnh thổ hẹp ngang nhưng lại có chiều dài lớn của chúng ta.
Nhờ sử dụng khung thân vận tải cơ C-295M đang có trong trang bị, Việt Nam sẽ tận dụng được cơ sở hạ tầng khai thác lẫn đội ngũ thợ kỹ thuật đã quen việc, giúp tiết kiệm khá nhiều ngân sách quốc phòng.
Bên cạnh đó, Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam đã đưa vào sử dụng cả các loại radar cảnh giới hay radar điều khiển hỏa lực... do Israel sản xuất như EL/M-2088ER AD-STAR (theo cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng).
Tích hợp khí tài điện tử tối tân của Israel lên khung thân C-295 sẽ mang lại sự "tiện lợi" hơn nhiều so với tiếp nhận một chủng loại mới hoàn toàn như Boeing E-737 hay Saab 340 AEW&C.
Máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không C-295 AEW
Nếu hợp đồng mua C-295 AEW được ký kết sẽ đánh dấu bước chuyển mình cực lớn của Quân đội Nhân dân Việt Nam, khi tỷ trọng vũ khí Nga giảm xuống, đi kèm sự gia tăng sản phẩm quốc phòng nguồn gốc phương Tây.
Cần nhắc lại rằng vào tháng 5/2015, Reuters cho biết Việt Nam đã có những cuộc tiếp xúc với các đối tác để đánh giá triển vọng một vài loại chiến đấu cơ châu Âu như Eurofighter Typhoon hay JAS 39 Gripen để thay thế cho MiG-21 vừa nghỉ hưu.
Đáng chú ý, Eurofighter Typhoon (EF-2000) - sản phẩm của Eurofighter GmbH cũng được tính là một thành viên trong gia đình máy bay các loại do Airbus Defence and Space (EADS) chế tạo, bởi vì EADA chiếm giữ cổ phần lớn nhất trong Eurofighter GmbH (lên tới 46%).
Tiêm kích tiên tiến hàng đầu châu Âu - Eurofighter Typhoon
Khi nhìn lại những máy bay mà Việt Nam đã mua của châu Âu, từ CASA C-212 Aviocar cho tới EADS CASA C-295M... và tiếp nối rất có thể là C-295 AEW hay C-295 MPA, rất dễ nhận thấy đây là một "chuỗi sản phẩm" Airbus Defence and Space cung cấp.
Như vậy, khả năng một chiếc tiêm kích hạng nhẹ khác như JAS 39 Gripen hay F-16 Fighting Falcon chen chân được vào chuỗi phi cơ có nguồn gốc phương Tây phục vụ trong Không quân Nhân dân Việt Nam chắc chắn sẽ nhỏ hơn nhiều lần so với Eurofighter Typhoon.
Điều này cũng dễ hiểu vì sự thay đổi nhà cung cấp thân quen sẽ đi kèm nhiều vấn đề phức tạp khác liên quan đến công tác bảo trì, bảo dưỡng hay những ưu đãi trong thực hiện hợp đồng.
Nếu Việt Nam tiếp tục đặt mua dòng máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không tiên tiến C-295 AEW, có thể đi tới nhận định rằng "cửa thắng" dành cho EF-2000 là vô cùng lớn!
(Theo Soha News)
Cái giá Mỹ phải trả để "chuộc" tàu lặn tự hành từ Trung Quốc? Giới quan sát nhận định nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ yêu cầu Washington giảm tần suất giám sát Biển Đông đổi lại Trung Quốc sẽ trao trả tàu lặn tự hành cho Mỹ. Hôm 15/12, tàu thăm dò đại dương USNS Bowditch của Mỹ đã thả 2 tàu lặn tự hành ở khu vực cách cảng vịnh Subic khoảng 80 km. Tuy...