Nga tăng lãi suất cơ bản lên 21%, mức cao nhất trong hơn 2 thập niên
Ngân hàng Trung ương Nga nâng lãi suất cơ bản lên mức kỷ lục kể từ năm 2003 và có thể còn tăng thêm, sau khi lạm phát không có dấu hiệu chững lại.
Ngân hàng Trung ương Nga cho biết việc tăng lãi suất là cần thiết để chống lạm phát hiện ở mức 8,4%. ẢNH: REUTERS
Ngân hàng Trung ương Nga hôm 25.10 nâng lãi suất cơ bản thêm 200 điểm cơ bản, lên mức 21% và là mức cao nhất kể từ những năm đầu khi ông Vladimir Putin lên làm tổng thống.
Động thái này, chịu tác động bởi sự gia tăng mạnh mẽ trong chi tiêu của nhà nước, đặc biệt là cho quân đội, cũng đưa lãi suất cơ bản lên cao hơn thời điểm thị trường bị ảnh hưởng khi nước này bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2.2022, theo Reuters.
Ngân hàng Trung ương Nga cho biết việc tăng lãi suất là cần thiết để chống lạm phát, hiện ở mức 8,4%. “Cần thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa để đảm bảo lạm phát trở lại mục tiêu và giảm kỳ vọng lạm phát”, ngân hàng này cho biết.
Ngân hàng cho biết có thể tăng lãi suất thêm một lần nữa tại cuộc họp chính sách tiếp theo và cập nhật dự báo lạm phát năm 2025 lên 4,5-5,0%, báo hiệu rằng mục tiêu chính sách 4% của họ đã nằm ngoài tầm với vào năm tới.
Video đang HOT
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Elvira Nabiullina phát biểu tại một cuộc họp báo rằng “không có giới hạn” cho mức lãi suất chính.
“Ngân hàng trung ương thừa nhận rằng họ sẽ không thể đưa lạm phát trở lại mục tiêu vào năm tới”, nhà kinh tế học Evgeny Kogan cho biết và gọi động thái này là “sự đầu hàng trước lạm phát”.
Ngay sau khi nhậm chức vào năm 2000, ông Putin đã đưa ra các cải cách để ổn định nền kinh tế Nga sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998, cho phép ngân hàng trung ương đưa lãi suất tái cấp vốn xuống dưới 20% vào tháng 2.2003 và duy trì ở mức dưới mức đó suốt nhiều năm.
Điểm yếu hiện tại của đồng tiền Nga, với tỷ giá hối đoái chính thức so với USD giảm hơn 12% kể từ đầu tháng 8, cũng được các nhà phân tích coi là một yếu tố lạm phát mạnh.
Lạm phát 'ghìm chân' lãi suất
Không nằm ngoài dự đoán của giới phân tích và các nhà đầu tư, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản trong lần thứ năm liên tiếp.
Triển vọng đưa lạm phát về ngưỡng mục tiêu mờ mịt được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới quyết định mới nhất này.
Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Sau cuộc họp kéo dài hai ngày của Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Fed, ngân hàng trung ương Mỹ đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở biên độ 5,25% - 5,5%, vốn được duy trì từ tháng 7/2023 và là mức lãi suất cao nhất của ngân hàng này trong hơn 20 năm qua.
Tuyên bố sau cuộc họp, các quan chức FOMC nhấn mạnh tới sự thiếu tiến triển trong lộ trình giảm lạm phát, đồng thời khẳng định Fed không vội vàng tính tới kịch bản giảm lãi suất cho tới khi nhận thấy lạm phát đang hạ nhiệt một cách bền vững về ngưỡng mục tiêu 2%.
Chủ tịch Fed Jerome Powell từng nhiều lần tuyên bố ngân hàng trung ương Mỹ chủ trương giữ lãi suất cao cho đến khi lạm phát hạ nhiệt dần về mức 2%/năm, chứ không mạo hiểm vội vàng cắt giảm lãi suất. Fed đạt tiến bộ đáng kể trong nỗ lực giảm lạm phát từ mức cao kỷ lục trong 40 năm hồi năm 2022. Tuy nhiên, tiến trình này đã "giậm chân tại chỗ" trong năm nay khi lạm phát tại Mỹ vẫn ở mức cao đáng báo động và thậm chí có nguy cơ đảo ngược, cùng với đó là giá các mặt hàng chủ chốt như nguyên liệu, xăng dầu đều tăng trong nửa cuối năm 2023.
Chỉ số Chi phí việc làm (ECI), một thước đo tình hình thị trường lao động quan trọng, tăng 4,2% trong quý I/2024 và cao hơn mức mong đợi để giảm lạm phát. Bên cạnh đó, giá nhà đất tại hầu hết các bang cũng tăng trong mấy tháng đầu năm và trở thành cú sốc đối với nỗ lực giảm lạm phát về dài hạn của Fed.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp của FOMC, Chủ tịch Powell thừa nhận lạm phát năm nay cao hơn dự báo của Fed, lên tới 2,7% hồi tháng 3 vừa qua, một phần vì chi tiêu tiêu dùng tăng trong vài quý gần đây bất chấp lãi suất cao. Ông một lần nữa nhấn mạnh rủi ro từ cả hai kịch bản, theo đó duy trì lãi suất cao quá lâu có thể làm suy yếu nền kinh tế, nhưng nới lỏng quá vội vàng có thể khiến lạm phát tăng trở lại. Tâm lý thận trọng này phản ánh quan điểm của các nhà hoạch định chính sách của Fed khi quyết định thêm một lần "án binh bất động" về lãi suất.
Chuyên gia Stephen Rich, Giám đốc điều hành Quỹ Mutual of America Capital, đánh giá: "Fed giữ nguyên lãi suất cho thấy ưu tiên và quyết tâm hạ nhiệt lạm phát, song việc trì hoãn cắt giảm lãi suất sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới ngân sách của người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp. Chi phí hàng hóa và dịch vụ hiện nay, như thực phẩm và khí đốt, đều cao hơn đáng kể so với trước đại dịch COVID-19 và điều này đang trực tiếp gây áp lực lên tài khoản ngân hàng của người dân Mỹ".
Chia sẻ quan điểm trên, ông Ernie Tedeschi, Giám đốc kinh tế tại Yale Budget Lab, nêu rõ lãi suất cao có thể không ảnh hưởng rõ rệt đến khu vực dịch vụ nhưng sẽ là trở ngại đáng kể với những người đang có kế hoạch vay tiền mua nhà hay ô tô.
Viễn cảnh ngân hàng trung ương Mỹ cắt giảm lãi suất xuống dưới ngưỡng 5,25% - 5,5% trong ngắn hạn cũng khá mờ mịt. Chủ tịch Powell đã từ chối trả lời câu hỏi liệu Fed có hiện thực hóa lộ trình giảm lãi suất 3 lần trong năm 2024 như từng đề cập hồi đầu năm hay không. Thay vào đó, người đứng đầu Fed khẳng định các quan chức FOMC muốn thấy tiến triển vững chắc trong nỗ lực kéo lạm phát về 2% trước khi quyết định nới lỏng dòng tiền. Theo ông Powell, khả năng Fed giảm lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 6 tới là rất thấp.
Thống đốc Fed Michelle Bowman, người được đánh giá là tiếng nói cứng rắn nhất trong FOMC, thậm chí còn tuyên bố bà ủng hộ tiếp tục tăng lãi suất nếu cuộc chiến chống lạm phát không có tiến triển hay bị đảo ngược.
Ông Brian Coulton, nhà kinh tế trưởng của hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings, cho rằng "kiên nhẫn và kiên nhẫn" dường như đang là khẩu hiệu của Fed trong bối cảnh nguy cơ không thể đạt mục tiêu giảm lạm phát một cách bền vững đang tăng lên mỗi tuần.
Giới quan sát và đầu tư tại Phố Wall cũng ít nhiều hụt hẫng sau quyết định của Fed, một bước đi khác xa với kỳ vọng hồi đầu năm rằng ngân hàng này sẽ thực hiện tới 6 lần cắt giảm lãi suất trong năm 2024. Theo công cụ FedWatch của CME, chỉ có 42,4% khả năng Fed cắt giảm lãi suất lần đầu tiên vào tháng 9 tới, với mức giảm 0,25 điểm phần trăm, và đó sẽ là đợt giảm lãi suất duy nhất trong năm nay.
Đồng tiền mệnh giá 100 đô la Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Song song với việc giữ nguyên lãi suất, sau cuộc họp chính sách lần này, Fed cũng có động thái được nhìn nhận là xoa dịu thị trường, khi tuyên bố giảm tốc độ thắt chặt định lượng (hay còn gọi là thu hẹp bảng cân đối kế toán). Theo đó, từ ngày 1/6 tới, mỗi tháng Fed chỉ để tối đa 25 tỷ USD trái phiếu chính phủ đáo hạn mà không tái đầu tư, giảm từ mức từ 60 tỷ USD hiện nay. Fed vẫn giữ nguyên mức 25 tỷ USD đối với chứng khoán đảm bảo bằng khoản thế chấp. Bước đi này nhằm đảm bảo hệ thống tài chính của Mỹ không thiếu nguồn dự trữ, giảm nguy cơ căng thẳng và biến động thị trường như từng xảy ra vào năm 2019 khi Fed thắt chặt định lượng.
Dù vậy, việc Fed giảm tốc độ thắt chặt định lượng không đồng nghĩa đây là tín hiệu nới lỏng chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Mỹ. Kết quả cuộc chiến chống lạm phát vẫn là yếu tố quyết định ảnh hưởng tới kế hoạch giảm lãi suất của Fed. Chuyên gia Whitney Watson, đồng Giám đốc đầu tư tại Goldman Sachs Asset Management, cho biết "giới đầu tư kỳ vọng xu thế giảm lạm phát chỉ bị chậm lại, chứ không trật bánh và việc giảm dần thắt chặt định lượng chỉ giúp tăng khả năng thanh khoản trong hệ thống tài chính, chứ không phải là một sự thay đổi về đường lối của Fed".
Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất cơ bản bất chấp lạm phát tăng Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) sẽ duy trì chính sách tiền tệ hạn chế với mức lãi suất ổn định ở 3,5%, gạt bỏ những kỳ vọng rộng rãi rằng BoK có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào nửa cuối năm nay. Đồng won của Hàn Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Thông báo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Anh đào khoe sắc tại công viên hoàng gia Greenwich (Anh)

Anh và Pháp đàm phán thỏa thuận hồi hương người di cư

Quốc hội Ukraine thông qua dự luật gia hạn thiết quân luật

OpenAI ra mắt các phiên bản của mô hình GPT-4.1 mới

Ukraine giáng đòn trả đũa lữ đoàn Nga phóng tên lửa vào Sumy

Ông Trump tính tặng tiền, vé máy bay cho người nhập cư tự trục xuất

Boeing 'mắc kẹt' giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Vụ sập mái hộp đêm tại CH Dominicana: Chủ sở hữu bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Mỹ muốn cắt ngân sách đóng góp cho lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ

Trung Quốc bổ nhiệm trưởng đoàn đàm phán thương mại mới

Tổng thống Mỹ D. Trump gia tăng sức ép đối với Đại học Harvard

Tiết lộ bất ngờ về 169 hạt sen Việt Nam đầu tiên vừa bay vào vũ trụ
Có thể bạn quan tâm

Xét xử vụ xây trái phép 680 biệt thự ở Đồng Nai
Pháp luật
19:50:07 16/04/2025
Xôn xao clip cô giáo mầm non lôi bé 22 tháng tuổi vào góc khuất camera, diễn biến sau đó càng xem càng phẫn nộ
Netizen
19:49:54 16/04/2025
Nam sinh lớp 7 ở Huế mất tích khi đi tắm biển
Tin nổi bật
19:44:25 16/04/2025
Vợ có thói quen lạ khó bỏ, tôi xấu hổ chỉ muốn về nhà ngay
Góc tâm tình
19:34:58 16/04/2025
Tham vọng 'xé nhỏ' Google và Meta: Bài học với nước Mỹ khi chia tách những 'gã khổng lồ'

Xe tay ga Honda phiên bản giới hạn về Việt Nam, giá 40 triệu đồng, đẹp hơn Vision và SH Mode
Xe máy
19:20:24 16/04/2025
"Giàu mà dùng lược 10k", dân mạng tranh luận về cuộc sống giàu sang mà giản dị của tiểu thư Doãn Hải My bên Văn Hậu
Sao thể thao
18:53:44 16/04/2025
Sony tăng giá bán PlayStation 5
Đồ 2-tek
17:18:15 16/04/2025
Tập đoàn công nghệ CMC bị tấn công ransomware
Thế giới số
17:12:32 16/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối đủ chất, ngon miệng, hợp gu chị em mê nấu nướng
Ẩm thực
16:49:17 16/04/2025