Nga tăng cường phòng thủ Bắc cực với tên lửa S-400
Nhằm đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại Bắc Cực, Nga mới đây đã quyết định trang bị hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Hạm đội Biển Bắc.
Người phát ngôn của Hạm đội Biển Bắc, ông Vadim Serga cho biết: “Một sư đoàn phòng không của Hạm đội Biển Bắc đã đưa vào sử dụng hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph mới”. Tuy nhiên ông không cho biết thêm chi tiết.
S-400 là hệ thống tên lửa đối không từ tầm trung tới tầm xa có thể bắt bất kỳ mục tiêu nào trên không, bao gồm máy bay, phương tiện bay không người lái, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, từ khoảng cách lên đến 400 km và độ cao tối đa 30 km.
S-400 dự kiến sẽ trở thành nền tảng của Không quân và phòng thủ tên lửa của Nga vào năm 2020. Trong năm 2014, Nga đã triển khai 9 trung đoàn S-400 trên toàn quốc.
Video đang HOT
Việc củng cố hạm đội Biển Bắc của Nga với tên lửa S-400 diễn ra trong thời điểm nước Nga tăng cường hiện diện của mình tại khu vực Bắc Cực. Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 12/2014 nhấn mạnh nước Nga không có kế hoạch quân sự hóa vùng Bắc Cực nhưng cần thiết phải đảm bảo phòng thủ an toàn vùng này bằng các biện pháp cần thiết.
Theo NTD
Nga đang chuẩn bị cho chiến tranh
Lực lượng thuỷ quân lục chiến thuộc Hạm đội Phía Bắc của Nga sẽ trải qua một khoá huấn luyện quân sự đặc biệt trong năm 2015 ở Bắc Cực, phát ngôn viên Hạm đội Phía Bắc - ông Vadim Serga hôm 8/1 tiết lộ.
Ảnh minh họa
Cụ thể, năm 2015, Sư đoàn Lính thuỷ Đánh bộ Độc lập thuộc Bộ Chỉ huy Chiến lược Thống nhất thuộc Hạm đội Phía Bắc của Nga sẽ tập trung vào các hoạt động huấn luyện ở Bắc Cực, ông Serga cho hay.
Các cuộc huấn luyện, tập trận dự kiến được cho là nhằm mục đích để tăng cường năng lực chiến đấu cho các lực lượng quân sự được triển khai trên bờ biển của Bắc Cực và các khu vực khác của Bắc Cực. Lực lượng lính thuỷ đánh bộ sẽ tập các bài tập nhảy dù, sử dụng vũ khí hạng nhẹ và pháo binh bên trong vòng Bắc Cực.
Hồi tháng 12 năm 2014, Nga đã công bố bản học thuyết quân sự mới với một số sửa đổi, trong đó đặt việc bảo vệ các lợi ích quốc gia ở Bắc Cực là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Bắc Cực là một trong số ít những vùng đất trên Trái đất của chúng ta mà chưa một quốc gia nào chính thức có "sổ đỏ". Hiện tại, ít nhất 5 nước gồm Nga, Na Uy, Đan Mạch, Canada và Mỹ đều đưa ra những đòi hỏi chủ quyền đối với vùng Bắc Cực bởi đây là nơi chứa rất nhiều tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác, trong đó có dầu mỏ. Cuộc tranh chấp trên trở nên căng thẳng khi các lớp băng tan chảy mở ra triển vọng về những tuyến đường hàng hải mới và khả năng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở đây.
Các chuyên gia cho biết, một chuyến đi từ Châu Âu đến Châu Á đi qua Bắc Cực sẽ ngắn hơn đi qua kênh đào Panama khoảng 7.408km. Hồi tháng 8 năm 2007, một tàu ngầm của Nga đã cắm một lá cờ dưới đáy Bắc Cực như một động thái nhằm khẳng định chủ quyền của Nga ở khu vực. Chính phủ Canada sau đó đã thông báo về chính sách riêng của nước này đối với Bắc Cực, bao gồm việc thiết lập một Trung tâm Đào tạo các lực lượng Bắc cực, xây dựng một tàu phá băng cũng như các kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội ở khu vực.
Nga đã chính thức đặt mục tiêu và đề ra kế hoạch triển khai lực lượng vũ trang để bảo vệ các lợi ích kinh tế và chính trị ở Bắc Cực trước năm 2020, trong đó có các đơn vị bảo vệ bờ biển, lính biên phòng cũng như các lực lượng quân đội khác. Theo quân đội Nga, hai lữ đoàn Bắc Cực sẽ được triển khai ở vùng cực bắc của nước Nga trong vài năm tới. Nga cũng đang lên kế hoạch khôi phục hoạt động trở lại các sân bay từ kỷ nguyên Xô-viết ở Bắc Cực đồng thời thiết lập sự hiện diện hải quân thường trực dọc Đường Biển Bắc có tầm quan trọng chiến lược.
Nga tuyên bố, nước này cần tăng cường sự hiện diện hải quân ở Bắc Cực để bảo vệ các lợi ích kinh tế trong khu vực khỏi sự xâm lấn của các quốc gia NATO. Đây chính là chỉ thị của Tổng thống Vladimir Putin.
Canada rất quan ngại về các hoạt động tăng cường sự hiện diện quân sự của Nga ở Bắc Cực. Vì thế, hồi tháng 8 năm ngoái, Ngoại trưởng Canada John Baird từng tuyên bố sẵn sàng dùng vũ lực, sức mạnh quân sự để bảo vệ các lợi ích của mình ở khu vực này.
Trong khi đó, Nga cũng cứng rắn không kém. Bất chấp thông điệp mang đầy tính cảnh báo của Canada, Hải quân Nga hồi tháng 9 năm ngoái đã tiến hành hàng loạt cuộc tập trận hải quân và không quân ở khu vực Bắc Băng Dương, thuộc vùng biển bắc của nước này. Đây là động thái nằm trong kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự tại Bắc Cực của Nga, nhằm khẳng định chủ quyền lợi ích trong khu vực của nước này."Chúng tôi quan ngại sâu sắc và sẵn sàng củng cố cũng như bảo vệ chủ quyền của Canada ở Bắc Cực. Đó là một ưu tiên chiến lược của chúng tôi. Liên quan đến vấn đề quân sự hóa, chúng tôi muốn lựa chọn con đường làm dịu căng thẳng nhưng chắc chắn chúng tôi có thể bảo vệ chủ quyền của mình bằng vũ lực", ông Baird cứng rắn cho biết.
Theo NTD
Mỹ làm gì khi Nga muốn biến Bắc Cực thành "sân nhà"? Dù không tuyên bố những những động thái gần đây của Nga cho thấy, Moskva đang dần biến Bắc Cực thành "sân nhà" của mình. Động thái của Nga Theo TASS ngày 29/12, dẫn lời Tổng tham mưu trưởng các Lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov cho biết, một lực lượng không quân và phòng không lục quân hỗn hợp sẽ được...