Nga tấn công cảng Danube, chiến sự “luồn sâu” vào các tuyến đường ngũ cốc
Nhiều chuyên gia cho rằng, Nga có thể đang chuyển hướng mục tiêu ở Ukraine khi tấn công các kho chứa ngũ cốc trên sông Danube, nhắm vào tuyến đường xuất khẩu quan trọng của Kiev.
Bức ảnh do Lực lượng Vũ trang Ukraine công bố hôm 24/7 cho thấy kho chứa ngũ cốc tại một cảng biển ở vùng Odessa đã bị phá hủy (Ảnh: Reuters).
Ngày 24/7, Nga bất ngờ mở cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) nhắm vào các kho chứa ngũ cốc của Ukraine trên sông Danube, tuyến đường xuất khẩu có tầm quan trọng ngày càng tăng kể từ khi thỏa thuận từng cho phép vận chuyển ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen bị đổ vỡ.
Các quan chức Ukraine và Romania cho biết, đây là lần đầu tiên Nga tấn công một cảng của thành phố Reni trên sông Danube ở Ukraine, gần biên giới Romania, phá hủy một kho chứa ngũ cốc.
Video đang HOT
Các bức ảnh về thiệt hại do cảnh sát công bố cho thấy các thùng hàng có logo của tập đoàn vận tải biển Maersk.
Đây cũng là diễn biến mới trong chiến dịch không kích mà Nga bắt đầu tiến hành sau khi rút khỏi thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc, vốn cho phép Ukraine vận chuyển ngũ cốc qua Biển Đen. Các cuộc tấn công tuần trước chủ yếu nhằm vào các cảng biển của Odessa, trong khi đó, các cuộc tấn công trước bình minh hôm 24/7 tập kích vào cơ sở hạ tầng dọc theo sông Danube.
Theo các chuyên gia quân sự, cuộc tấn công, xảy ra cùng ngày các UAV tấn công các tòa nhà ở thủ đô Moscow của Nga, có thể cho thấy chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đang chuyển hướng mục tiêu. Vụ việc có nguy cơ làm bùng nổ đối đầu trực tiếp hơn giữa Nga với Mỹ và các đồng minh châu Âu của Washington.
Sau vụ tấn công, Tổng thống Romania Klaus Iohannis cảnh báo, an ninh ở Biển Đen đang đối mặt với rủi ro. “Sự leo thang gần đây đặt ra những rủi ro nghiêm trọng đối với an ninh ở Biển Đen cũng như ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển ngũ cốc của Ukraine và an ninh lương thực toàn cầu”, Tổng thống Iohannis viết trên Twitter.
Bộ Quốc phòng Romania cho biết đang duy trì tình trạng “tăng cường cảnh giác” với các đồng minh dọc theo sườn phía đông của liên minh NATO. Nhưng Bộ này nhấn mạnh, “không có mối đe dọa quân sự trực tiếp tiềm tàng nào đối với vùng lãnh thổ và lãnh hải quốc gia của chúng tôi”.
Kể từ khi rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen vào tuần trước, các lực lượng Nga đã tiến hành một loạt các cuộc tấn công gần như hàng đêm vào thành phố Odessa, cách Reni khoảng 200km, và cảng Biển Đen, phá hủy các kho dự trữ ngũ cốc và cơ sở hạ tầng.
Những cuộc tấn công đó, cùng với cảnh báo của Moscow về việc sẽ coi bất kỳ con tàu nào tiếp cận các cảng Biển Đen của Ukraine đều có khả năng chở hàng quân sự, khiến các tuyến đường vận chuyển ngũ cốc thay thế của Ukraine trở nên quan trọng hơn.
Theo ông Benoit Fayaud, phó giám đốc điều hành của Strategie Grains, một công ty nghiên cứu kinh tế nông nghiệp, Ukraine đã xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn ngũ cốc mỗi tháng qua các cảng sông Danube.
Ông Fayaud cho biết sau vụ tấn công ở cảng Reni, cách bờ biển khoảng 110km, các tàu thương mại có thể sẽ không sử dụng cảng này trong thời gian ngắn và làm tăng chi phí bảo hiểm.
Hơn 32 triệu tấn ngũ cốc được xuất khẩu theo Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen
Ngày 25/6, Bộ trưởng Giao thông và Cơ sở hạ tầng Thổ Nhĩ Kỳ Abdulkadir Uraloglu cho biết hơn 32 triệu tấn ngũ cốc đã được phân phối ra thị trường thế giới thông qua hành lang ngũ cốc Biển Đen kể từ tháng 8/2022.
Tàu chở ngũ cốc di chuyển dọc Eo biển Bosphorus ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Bộ trưởng Abdulkadir Uraloglu, hầu hết số ngũ cốc trên được vận chuyển đến Trung Quốc, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Italy. Ông cho biết thêm số lượng ngũ cốc được vận chuyển đến các nước châu Phi đã tăng gấp đôi trong 6 tháng qua, chiếm 12% tổng số lượng ngũ cốc xuất khẩu qua các cảng bên bờ Biển Đen. Theo ông Abdulkadir Uraloglu, trong tổng số 987 chuyến tàu xuất phát từ các cảng ở Biển Đen có 290 chuyến tàu mang cờ Thổ Nhĩ Kỳ.
Tháng 7/2022, Liên hợp quốc (LHQ) và Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng ra làm trung gian cho thỏa thuận ngũ cốc mang tên Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng do tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine - nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới.
Trong khuôn khổ sáng kiến, Nga và LHQ đã ký bản ghi nhớ về việc tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga ra thị trường thế giới, trong khi Ukraine ký thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ về xuất khẩu thực phẩm và phân bón an toàn từ Ukraine qua Biển Đen.
Thỏa thuận đã 3 lần được gia hạn và theo lần gia hạn mới đây nhất vào ngày 18/5, thỏa thuận sẽ hết hiệu lực vào ngày 17/7 tới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây cho biết Nga đang xem xét rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen nếu những rào cản đối với xuất khẩu lương thực và phân bón của nước này không được khắc phục.
Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán với phương Tây để loại bỏ rào cản thanh toán cho các sản phẩm của Nga Hãng tin Sputnik ngày 22/5 đưa tin, Thổ Nhĩ Kỳ đang cùng với Liên hợp quốc đàm phán với Mỹ và Anh để loại bỏ những rào cản trong việc thanh toán cho các sản phẩm của Nga được xuất khẩu trong khuôn khổ Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Ảnh minh họa. Một nguồn tin giấu tên từ chính phủ Thổ Nhĩ...