Nga sẽ giải quyết vấn đề “Dòng chảy phương bắc 2″ khi hợp tác với Châu Âu
Thông qua hợp tác chặt chẽ với châu Âu, Nga sẽ tìm một giải pháp cho vấn đề phát sinh quanh dự án “Dòng chảy phương bắc 2″ (Nord Stream 2) trong bối cảnh Mỹ áp lệnh trừng phạt – Phó Thủ tướng Dmitry Kozak nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Russia – 24.
Hoạt động đặt ống dẫn khí cho dự án “Dòng chảy phương Bắc 2″.
“Chúng tôi chắc chắn sẽ giải quyết vấn đề này và đạt được sự thỏa hiệp trong sự hợp tác với các nước châu Âu, với Liên minh châu Âu” – ông Kozak nói khi được hỏi về triển vọng của đường ống chuyển khí đốt Nga tới châu Âu trong dự án “ Dòng chảy phương bắc 2“.
“Áp lực có thể tăng lên, nhưng khả năng của áp lực này không phải là không có giới hạn nếu xem xét vị trí của các thành viên chủ chốt trong EU quan tâm tới mức an ninh năng lượng cần thiết” – ông Kozak nói thêm khi được hỏi liệu áp lực của Mỹ đối với “Dòng chảy phương Bắc 2″ có tiếp tục gia tăng.
Sau khi Washington kêu gọi tất cả các công ty dừng hoạt động liên quan tới xây dựng đường ống dẫn khí, công ty Allseas của Thụy Sĩ đã dừng công việc của mình. Moscow vẫn cam kết hoàn thành việc xây dựng và cho biết động thái của Mỹ sẽ không thể tồn tại mà không có phản ứng.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Mỹ nêu các lệnh trừng phạt chống lại đường ống dẫn khí và cho rằng dự án này gây nguy hiểm cho an ninh châu Âu. Tuy nhiên, Berlin cho rằng quyết định này của Mỹ là “can thiệp vào chuyện nội bộ” của Đức.
Các nhà chức trách Mỹ nhiều lần chỉ trích Đức và các quốc gia châu Âu khác vì mua khí đốt của Nga, đồng thời thúc giục họ mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ.
Video đang HOT
Hải Yến
Theo giaoducthoidai.vn/Sputnik
Kaliningrad bất khả xâm phạm và nỗi đau mang tên Patriot
Thủ tướng Dmitry Medvedev cho rằng, Lầu Năm Góc nên tập trung vào thiếu sót của hệ thống phòng không do Mỹ chế tạo.
Nỗi đau Patriot
Ngày 24/9, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết, ông không cần phải bình luận về tất cả "những tuyên bố ngu ngốc của tướng Mỹ". Thủ tướng Nga ám chỉ đến phát ngôn của Tư lệnh Lực lượng Không quân Hoa Kỳ ở Châu Âu và Châu Phi Jeffrey Lee Harrigyan.
Ông Medvedev nói rằng, Lầu Năm Góc nên tập trung vào các khiếm khuyết của hệ thống phòng không Mỹ hơn là nhắm vào các hoạt động của Nga ở Kaliningrad, lãnh thổ hải ngoại nằm bên bờ Baltic.
Thủ tướng Nga nhận định, vụ tấn công vào hai nhà máy lọc dầu ở Arab Saudi hôm 14/9 là "thất bại" cho hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot do Mỹ chế tạo, vì đã không không bảo vệ được hai cơ sở đó.
Trước đó, tướng Jeffrey Lee Harrigian tiết lộ với báo giới rằng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã xây dựng một kế hoạch đánh bại hệ thống phòng không của Nga bố trí tại vùng lãnh thổ cực tây Kaliningrad, trong trường hợp Moscow thực hiện hành vi gây hấn.
"Nếu như chúng tôi phải tới đó để hạ gục Hệ thống phòng không tích hợp (IADS) ở Kaliningrad, thì chúng tôi đã có kế hoạch để làm điều đó. Chúng tôi đã nghiên cữu kỹ lưỡng những kế hoạch đó trong suốt thời gian qua. Nếu buộc phải làm điều đó, chúng tôi đã sẵn sàng thực hiện", ông Harrigian nói.
Tệ thống phòng thủ tên lửa Patriot.
Đáp trả lại tuyên bố của ông Harrigian, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định, hệ thống phòng thủ tên lửa tại Kaliningrad hoàn toàn có khả năng đẩy lùi các cuộc tấn công trên không từ Mỹ, bao gồm cả các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm (ám chỉ F-35, F-22).
"Vùng Kaliningrad của Nga được bảo vệ tuyệt đối khỏi mọi kế hoạch xâm lược mà các tướng lĩnh Mỹ mang đến châu Âu", tuyên bố của Bộ Quốc phòng nêu rõ.
Bộ Quốc phòng Nga chỉ ra rằng, tất cả các phi công NATO tình cờ thực hiện các chuyến bay gần không phận Nga ở khu vực Baltic đều nhận thức rõ về năng lực công nghệ của lực lượng phòng không Nga tại Kaliningrad.
Hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga bao gồm khả năng phát hiện mục tiêu sớm và nếu cần sẽ tiêu diệt chúng trước khi chúng đạt được mục đích.
"Nó (hệ thống phòng không) hoàn toàn có thể vô hiệu hóa máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ - loại máy bay vốn chỉ tàng hình đối với người dân và các khách hàng nước ngoài của Mỹ", Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh.
Kaliningrad được trang bị cả S-300 lẫn S-400, hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion, hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động Iskander-M có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và một số vũ khí khác. Đây cũng là địa điểm quân đội Nga thường xuyên tổ chức tập trận.
Nga không nói quá
Giới quan sát cho rằng, Nga đã không nói quá khi khẳng định hệ thống phòng không nước này có thể vô hiệu hóa cả máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ. Nga sở hữu những hệ thống phòng không hiện đại, dày dạn kinh nghiệm khi trải qua quá trình thực chiến ở Syria.
Thực tế, phiến quân dưới sự hậu thuẫn của phương Tây đã nhiều lần sử dụng máy bay không người lái, tên lửa tấn công vào căn cứ không quân Hmeymim, tuy nhiên tất cả đều bị phòng không Nga vô hiệu hóa trước khi chúng đạt được mục đích.
Trong khi đó, hệ thống Patriot tại Arab Saudi lại tỏ ra bất lực trước những vũ khí thô sơ của phiến quân Yemen. Sự nguy hiểm của phòng không Nga đã được khẳng định, có lẽ cũng vì thế mà Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ để sở hữu S-400.
Khả năng phát hiện và bắm bắt mục tiêu tàng hình của S-400 đã được biết đến khi vũ khí tác chiến tại Syria. Lần gần đây nhất là hồi đầu tháng 6/2019 khi radar của S-400 đã theo sát mọi hoạt động của F-35B của Anh trên Địa Trung Hải và tiến sát bờ biển Syria.
Lực lượng Nga tại Syria cho biết, chiếc tiêm kích tàng hình F-35B cất cánh tại căn cứ trên đảo Síp và bay lượn vài vòng ngoài khơi hòn đảo này. Sau đó, chiếc F-35 này được xác định là thuộc Không quân Anh đã bay hướng về phía bờ biển Syria.
Khi bay về phía bờ biển Syria, chiếc F-35 đã tắt toàn bộ thiết bị thu phát sóng nhằm gây khó cho hệ thống phòng thủ đối phương theo dõi. Tuy nhiên, toàn bộ đường bay của chiếc chiến đấu cơ này đã hiện rõ trên màn hình radar S-400 tại Hmeymim.
Tại thời điểm nhận dạng cuối cùng trước khi quay đầu về căn cứ, tiêm kích F-35 bay cách căn cứ không quân Nga khoảng 285km - đây là khoảng cách nằm trọn trong vùng tác chiến của hệ thống phòng không Nga tại Syria.
Trong khu vực này, bất kỳ một mục tiêu đường không nào gây nguy hiểm cho căn cứ Nga đều có thể đứng trước nguy cơ bị bắn hạ. Rất may bay là trong tình huống này, chiếc F-35 của Anh đã kịp đổi hướng mà không có động thái gây hấn nào.
Trung Dũng
Theo baodatviet
Thủ tướng Nga chê phát biểu 'ngu ngốc' của tướng Mỹ về phòng không Kaliningrad Thủ tướng Dmitry Medvedev xem nhẹ phát biểu của một tướng Mỹ về khả năng phá hủy hệ thống phòng không Nga ở vùng Kaliningrad. Và nói Lầu Năm Góc nên tập trung vào thiếu sót của hệ thống phòng không do Mỹ chế tạo. Nga đã triển khai tên lửa tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động Iskander-M ở Kaliningrad Chụp...