Nga sẵn sàng làm trung gian hòa giải giữa hai miền Triều Tiên
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông sẵn sàng cử đặc phái viên tới Bình Nhưỡng để tìm cách giảm bớt căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên, giữa lúc căng thẳng đang leo thang do chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Đặc phái viên Song Young-gil và Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Yonhap)
Trong cuộc gặp với đặc phái viên Song Young-gil của tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ông sẵn sàng cử đặc phái viên sang Triều Tiên.
“Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên không nên được giải quyết bằng vũ lực. Đó là điều không thể. Vấn đề này có thể giải quyết thông qua đàm phán vì việc sử dụng các biện pháp trừng phạt có rất nhiều hạn chế, có thể phát sinh những vấn đề nhân đạo, chống lại lợi ích của người dân của Triều Tiên”, ông Song dẫn lại lời của Tổng thống Putin.
Video đang HOT
Ông Putin cũng đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc mở lại vòng đàm phán 6 bên liên quan tới tình hình hạt nhân của Triều Tiên, cũng như mở ra các cuộc thương lượng trực tiếp giữa Mỹ và Triều Tiên.
Ông Song nói thêm, Tổng thống Putin cho hay ông sẽ có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump để thuyết phục ông Trump đối thoại với nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Ngoài ra, Tổng thống Putin và đặc phái viên của Tổng thống Hàn Quốc còn trao đổi về hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD, một số dự án kinh tế 3 bên giữa hai miền Triều Tiên và Nga đã bị gián đoạn từ đầu năm 2016 sau vụ thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Ông Song đã chuyển tới Tổng thống Putin lá thư tay của Tổng thống Hàn Quốc, bày tỏ mong muốn đẩy mạnh quan hệ song phương giữa hai nước trong thời gian tới.
Đức Hoàng
Theo Yonhap
Triều Tiên tiến bộ quân sự quá nhanh, THAAD hoàn toàn vô dụng?
Hãng tin Sputnik cho biết, một báo cáo của chính phủ Mỹ nói rằng hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) được thiết lập ở Hàn Quốc đã khiến Triều Tiên nhanh chóng phát triển tên lửa đạn đạo có thể vô hiệu hóa THAAD.
Báo cáo của Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho biết, Triều Tiên đã chế tạo được tên lửa đạn đạo có đường bay đặc biệt mà THAAD sẽ không thể đánh chặn. Các tên lửa này sẽ tấn công mục tiêu từ góc rất cao và có vận tốc nhanh hơn, qua đó sẽ tạo ra động năng lớn hơn. Cơ quan này khẳng định các loại tên lửa này "sẽ khó bị đánh chặn bởi một hệ thống phòng thủ thông thường".
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD đã được thiết lập tại Hàn Quốc.
Thêm vào đó, báo cáo của CRS khẳng định rằng "Triều Tiên đã cho thấy rằng họ có thể phóng tên lửa hàng loạt", với tần suất liên tục và gần như không có quãng nghỉ. Đây là một hiểm họa mà THAAD khó có khả năng chống đỡ. "Rất có thể Triều Tiên muốn quân đội của họ có thể tấn công quy mô lớn bằng tên lửa đạn đạo", báo cáo này nhận định.
Ngoài ra, Triều Tiên cũng thử nghiệm một số tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm trong vòng 2 năm trở lại đây. Trong khi đó, hệ thống radar của THAAD gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát hiện loại tên lửa này một cách kịp thời.
Một số người cho rằng các hoạt động thử nghiệm tên lửa của Bình Nhưỡng là nhằm gây sự chú ý trước cộng đồng quốc tế, song báo cáo của CRS nói rằng các cuộc thử nghiệm này có thể "là nhằm nâng cao độ tin cậy, độ chính xác và khả năng sống sót của số tên lửa đạn đạo mà họ đang có".
Cuộc phóng thử tên lửa mới đây của Triều Tiên vào ngày 29/4 được cho là đã kết thúc thất bại. Song các chuyên gia quân sự Hàn Quốc không đồng tình với quan điểm này và tin rằng cuộc thử nghiệm này là nhằm "phát triển một loại vũ khí hạt nhân khác với những loại mà Triều Tiên có trong tay".
Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ ước tính rằng trước đây, số tên lửa hạt nhân của Triều Tiên trước đây chỉ khoảng 1 hoặc 2 quả. Song con số này đã tăng lên thành 30 vào thời điểm hiện tại và nhiều người tin rằng số tên lửa hạt nhân của Triều Tiên sẽ là 60 quả khi thập niên 2010 kết thúc.
(Theo Infonet)
Lý do Trung Quốc giận dữ với giàn tên lửa THAAD ở Hàn Quốc Bị Mỹ và Hàn Quốc đặt hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) sát nách, Bắc Kinh vô cùng tức giận bởi radar của hệ thống này đủ sức theo dõi sâu trong lãnh thổ và đánh chặn các tên lửa đạn đạo của Trung Quốc. Lý do Trung Quốc giận dữ với giàn tên lửa THAAD ở...