Nga phát triển trí tuệ nhân tạo ứng phó trong tai nạn giao thông
Các nhà khoa học Nga bắt đầu triển khai dự án thu thập vài nghìn bản ghi âm giọng nói của mọi người, mục đích là để dạy hệ thống ERA-GLONASS biết cách ứng phó khẩn cấp trong trường hợp tai nạn.
Chẳng hạn hiểu được lời kêu gọi cấp cứu bằng giọng nói của người lái xe hoặc hành khách trên xe.
ERA-GLONASS là mô đun được cài đặt từ năm 2017 trên cơ sở bắt buộc đối với tất cả các xe hơi mới được bán ở Nga, đảm bảo nhận được thông tin kịp thời về tai nạn đường bộ
Theo TASS, các nhà khoa học ở Đại học Liên bang Viễn Đông (Nga) cùng với các đồng nghiệp bắt đầu triển khai dự án thu thập vài nghìn bản ghi âm giọng nói của mọi người, mục đích là để dạy hệ thống ERA-GLONASS biết cách ứng phó khẩn cấp trong trường hợp tai nạn như hiểu được lời kêu gọi cấp cứu bằng giọng nói của người lái xe hoặc hành khách trên xe. Bất cứ ai cũng có thể tham gia vào dự án.
Hệ thống thông tin tự động cấp nhà nước ERA-GLONASS là mô đun được cài đặt từ năm 2017 trên cơ sở bắt buộc đối với tất cả các xe hơi mới được bán ở Nga, đảm bảo nhận được thông tin kịp thời về tai nạn đường bộ.
Video đang HOT
Hệ thống sẽ tự động liên lạc với nhà điều hành trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông để gửi đội cấp cứu đến hiện trường vụ tai nạn và cũng cho phép tài xế liên hệ độc lập với bộ phận hỗ trợ khách hàng nếu cần thiết.
Trường kinh tế kỹ thuật số trực thuộc Đại học Liên bang Viễn Đông cùng với công ty Nanosemantics đang triển khai một dự án thu thập vài nghìn mẫu giọng nói kỹ thuật số, mục đích là để dạy hệ thống ERA-GLONASS ứng phó khẩn cấp trong trường hợp tai nạn để kêu gọi trợ giúp khi có lệnh thoại của người dùng.
Hiện tại, mọi người chỉ có thể kích hoạt hệ thống và gọi trợ giúp bằng cách nhấp vào nút. Ngoài ra còn có chế độ khẩn cấp khi hệ thống tự động gọi cho người vận hành, nhưng chế độ này chỉ hoạt động sau khi xảy ra một cú va chạm mạnh.
Các nhà phát triển Nga lưu ý rằng càng nhiều người tham gia gửi giọng nói đến thì máy càng học nhanh để nhận ra các cụm từ điển hình khi trí thông minh nhân tạo sẽ xử lý số lượng biến thể tối đa của cùng một cụm từ qua âm sắc, ngữ điệu, âm lượng.
Theo một thế giới
Nhật Bản ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ngăn ngừa tai nạn giao thông
Một công ty Nhật Bản bắt đầu cung cấp dịch vụ ứng dụng dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích hành vi của người lái xe, qua đó tìm cách giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Forbes)
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Công ty DeNa của Nhật Bản ngày 4/6 thông báo bắt đầu cung cấp dịch vụ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và internet vạn vật (IoT) với tên gọi "Drive Chart", nhằm ngăn ngừa các vụ tai nạn giao thông bằng cách phân tích hành vi lái xe của người điều khiển ôtô.
Theo DeNa, dịch vụ Drive Chart bao gồm một hệ thống camera và cảm biến kèm theo dịch vụ đám mây với giá ban đầu là 50.000 yên (khoảng 10 triệu đồng), kèm theo phí dịch vụ hàng tháng khoảng vài nghìn yên.
Hệ thống camera và cảm biến sẽ có nhiệm vụ tập hợp dữ liệu về vị trí xe, tốc độ xe, khoảng cách giữa các xe, làn xe hay ánh mắt của người lái xe sau đó truyền thông tin này qua dịch vụ đám mây để hệ thống AI và IoT phân tích.
Hình ảnh và thông tin vị trí khi người lái xe có những hành vi lái nguy hiểm như tăng tốc đột ngột, phanh gấp hay đánh lái đột ngột sẽ được hiển thị trên xe nhằm giúp người lái xe điều chỉnh hành vi lái của bản thân.
Trong khi đó, các nhà quản lý giao thông cũng nhanh chóng nắm bắt được thông tin về hành vi lái xe, từ đó có thể trao đổi hay hỗ trợ người lái xe vận hành xe an toàn. Trong thời gian tới, DeNa dự định sẽ trang bị tính năng cảnh báo va chạm và chống buồn ngủ cho lái xe.
Dịch vụ Drive Chart đã được thử nghiệm trên 1.000 xe taxi và 500 xe tải từ tháng 4-10/2018 và mang lại hiệu quả rõ rệt khi số vụ tai nạn liên quan đến taxi và xe tải lần lượt giảm 25% và 48% so với trung bình cùng kỳ của 5 năm trước đó. Chi phí sửa xe do các vụ tai nạn gây ra cũng giảm từ 40-90%.
Trong thời gian trước mắt, dịch vụ Drive Chart sẽ hướng tới các hãng kinh doanh dịch vụ vận tải taxi và xe tải, sau đó sẽ dần mở rộng tới người tiêu dùng thông thường.
Theo Sách Trắng về an toàn giao thông do Chính phủ Nhật Bản mới ban hành, số vụ tai nạn giao thông trên toàn quốc trong năm 2017 là khoảng 472 nghìn vụ, trong đó các xe dịch vụ gây ra trên 32 nghìn vụ tai nạn. Tuy nhiên, một số báo cáo gần đây cho thấy số vụ tai nạn giao thông đang có xu hướng giảm dần nhờ vào việc sử dụng các ứng dụng hỗ trợ lái.
Theo VietNamPlus
Thiết bị cảnh báo có khả năng phát hiện, làm thức tỉnh các lái xe đang buồn ngủ Theo tin tức trên Mashable, các nhà khoa học đã phát minh ra một thiết bị có khả năng báo động khi người lái xe buồn ngủ, góp phần giảm đáng kể các vụ tai nạn giao thông không đáng có. Tờ Mashable, cho biết, điểm đặc biệt nhất của thiết bị cảnh báo lái xe phân tâm hay còn gọi là cảnh...