Nga phát triển tên lửa có sức huỷ diệt kinh hoàng
Một phiên bản hải quân của hệ thống tên lửa phòng không Tor có thể sẽ được phát triển trong khoảng năm 2018-2019. Đó là thông tin vừa được văn phòng báo chí của tập đoàn vũ khí Almaz-Antey đưa ra tại triển lãm vũ khí quốc tế KADEX-2016.
Theo đó, Hải quân Nga đang cân nhắc khả năng phát triển phiên bản hải quân của dòng tên lửa phòng không Tor, nhằm thay thế các tổ hợp tên lửa hải quân đã lỗi thời như Osa và Kinzhal.
“Tập đoàn đã xem xét về vấn đề này và muốn tìm hiểu về các kinh nghiệm trong việc sản xuất và lắp ráp các hệ thống Osa, Kinzhal hay nhiều loại khác trên tàu chiến, cũng như khả năng sử dụng chính những thiết bị sẵn có của hệ thống Tor trên bộ nhằm tạo ra phiên bản trên tàu chiến trong thời gian nhanh và tiết kiệm nhất”, đại diện báo chí của Tập đoàn Almaz-Antey cho biết thêm.
Ở một số tính năng, phiên bản hải quân sẽ ưu việt hơn nhiều so với các phiên bản trước đó của dòng tên lửa Tor.
Trước đó, năm ngoái, ông Fanil Ziyatdinov Tổng giám đốc của công ty Kupol Electromechanical Factory, trực thuộc Almaz-Antey từng tiết lộ kế hoạch phát triển một phiên bản triển khai trên tàu chiến của tên lửa phòng không Tor.
Cùng với đó, tập đoàn Almaz-Antey cũng vừa bắt tay vào phát triển phiên bản triển khai tại Bắc cực của hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M2.
“Công tác nghiên cứu và phát triển dự án chế tạo phiên bản Bắc cực của hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Tor đã được bắt đầu. Công tác này sẽ được thực hiện thông qua sự hợp tác quy mô lớn với các đối tác doanh nghiệp khác theo sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng”, thông cáo của tập đoàn cho hay.
Video đang HOT
Nga thử nghiệm cấp quốc gia với hệ thống S-350E Vityaz
Bên cạnh đó, văn phòng báo chí của tập đoàn trên cũng cho biết, các đợt thử nghiệm cấp quốc gia của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-350E Vityaz hiện cũng đang được tiến hành và trong năm nay, Bộ Quốc phòng Nga cũng sẽ tiếp nhận lô hệ thống tên lửa phòng không hiện đại Buk-M3.
Theo nhà sản xuất Almaz-Antei giới thiệu, tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-350E mới “xét về tính năng và hiệu quả chiến đấu đều vượt trội so với các sản phẩm tương đương của nước ngoài và tổ hợp S-300 hiện có”.
S-350E được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu từ mọi loại mục tiêu bay hiện tại và trong tương lai, trong đó có cả các mục tiêu được áp dụng “công nghệ tàng hình”, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.
S-350E Vityaz có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu đường không (máy bay, UAV, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo…). Một khẩu đội S-350E Vityaz gồm: đài radar điều khiển hỏa lực 50N6E; một xe chỉ huy 50K6E và 3 bệ phóng 50P6E. Tất cả đều được đặt trên khung gầm xe bánh lốp KAMAZ 8×8.
Radar của S-350E có thể vận hành hoàn toàn tự động, không cần nhân viên thao tác. Mỗi radar có 8 kênh chỉ thị thông tin mục tiêu và 16 kênh điều khiển tên lửa, cho phép nó có thể dẫn bắn 16 tên lửa tấn công đồng loạt 8 mục tiêu bay một thời điểm.
Đồng thời, hệ thống radar này có khả năng theo dõi đồng loạt hơn 100 mục tiêu, vì vậy, một điểm chỉ huy điều khiển chiến đấu được triển khai 2 radar đã có thể bắt chết được hơn 200 mục tiêu, phóng đồng loạt 32 tên lửa để tấn công 16 mục tiêu trong 1 thời điểm, hình thành một mạng lưới phòng không khu vực cực mạnh.
Vityaz được cho là đã vượt quá tính năng của một hệ thống phòng không tầm trung, khi nó có thể sử dụng loại tên lửa có tầm bắn từ 5km đến 400 km và ở độ cao từ 5m đến cận vũ trụ
Vityaz có thể sử dụng 2 loại đạn tên lửa gồm: đạn tầm xa 9M96E và đạn tầm ngắn 9M100 (tầm bắn 15km). Tùy vào loại đạn mà số lượng đạn trên bệ phóng cũng khác nhau.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nga thành công sau đòn đau
Nga bắt đầu thay động cơ TVZ117 của Ukraine bằng bằng loại VK2500 do Nga sản xuất trên dòng trực thăng Mi28N và phát triển thành công động cơ dành cho Mi26T.
Theo Sputnik, ngày 2/6, hãng chế tạo động cơ Nga Aviadvigatel cho biết họ đã phát triển thành công một loại động cơ sử dụng cho trực thăng hạng nặng Mi-26T.
Động cơ mới phát triển dựa trên động cơ turbofan PD-14 vốn đang được thử nghiệm trên một máy bay IL-76. Động cơ mới dự kiến sẽ thay thế loại D136 do công ty Ivchenko Progress và sản xuất bởi Motor - Sich (tại Zaporozhie, Ukraine) phát triển.
Động cơ mới có tên mã PD-12V có tổng công suất 14.500 mã lực. Nó nặng hơn loại D136 100kg tuy nhiên lại tiêu thụ nhiên liệu ít hơn 18%. Động cơ mới sẽ sẵn sàng thử nghiệm trên trực thăng Mi-26 T. Dựa trên PD-12V, Nga dự định phát triển một thế hệ động cơ mới.
Trực thăng Mi-28N bắt đầu được trang bị động cơ do Nga sản xuất.
Theo Phó Tổng giám đốc Công ty Trực thăng Nga Andrei Shibitov cho biết các khách hàng từ chính phủ Nga thích loại động cơ mới hơn. Một mẫu thử của động cơ mới sẽ bay trên trực thăng vào năm 2017, sau đó loạt sản xuất thử sẽ bắt đầu trong năm 2018 và 2019.
Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Andrei Boginsky từng tuyên bố trong triển lãm HeliRussia tại Moskva rằng công việc phát triển động cơ mới đang diễn ra rất nhanh dưới sự cung cấp tài chính từ bộ này.
Tuyên bố của Bộ trưởng Andrei Boginsky được chứng minh bằng việc Nga liên tiếp cho ra đời những thế hệ động cơ mới thay thế loại do Ukraine sản xuất. Hồi tháng 3/2016, Nga đã bắt đầu thay thế động cơ TVZ-117 của Ukraine bằng bằng động cơ VK-2500 do Nga sản xuất trên dòng trực thăng Mi-28N.
Thông tin này được ông Vadim Barannikov, Phó Giám đốc điều hành của nhà máy chế tạo trực thăng Rostvertol cho biết. "Hôm nay, động cơ TVZ-117 sẽ không còn được sử dụng tại nhà máy của chúng tôi. Trên máy bay trực thăng Mi-28N sẽ thiết lập các động cơ VK-2500 do công ty Nga - nhà máy mang tên Klimov- sản xuất. Chúng tôi không có vấn đề gì với việc này",- ông Barannikov nói.
Trước đây, động cơ TVZ-117 được cung cấp cho Nga qua công ty Motor Sich của Ukraine, tuy nhiên hợp tác sau đó đã bị gián đoạn vì những sự kiện xảy ra ở Crimea và Donbass. Trong tương quan với tình hình trên, chương trình thay thế nhập khẩu đã bắt đầu tích cực đi vào hoạt động.
Trong khi đó, Giám đốc tập đoàn công nghệ quốc gia Rostec, ông Sergey Chemezov đầy lạc quan khi cho biết, Nga có thể sản xuất 200 động cơ máy bay trực thăng VK-2500 trong năm 2016.
"Chúng tôi đã tạo ra động cơ riêng của chúng tôi, VK-2500, chúng tôi đã sản xuất được khoảng 30 chiếc trong năm 2015, nhưng chúng tôi cần sản xuất 300 chiếc một năm cho những năm tới. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ sản xuất khoảng 200 chiếc trong năm 2016", ông Chemezov cho biết.
Theo_Báo Đất Việt
Quân đội Nga tiếp nhận tên lửa không đối không cải tiến từ R-73 Theo giám đốc công ty thiết kế Duks, quân đội Nga đã bắt đầu được bàn giao loại tên lửa không đối không tầm ngắn mới, phát triển dựa theo tên lửa R-73. "Chúng tôi đã hoàn thành việc phát triển một loại tên lửa mới dựa theo R-73 và bắt đầu bàn giao cho quân đội", giám đốc của công ty Duks,...