Nga phát triển tàu ngầm hạt nhân chở khí tự nhiên sang châu Á
Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân dự kiến giúp rút ngắn thời gian di chuyển trên tuyến đường biển phía bắc từ 20 ngày xuống còn 12 ngày.
Các lò phản ứng hạt nhân RITM-200 của Nga dự kiến được dùng trên tàu ngầm mới. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH MILITARY REVIEW
Hãng Reuters ngày 16.10 dẫn lời một quan chức cấp cao Nga cho hay nước này đang thiết kế tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân để xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Bắc Băng Dương sang châu Á, rút ngắn gần phân nửa thời gian vận chuyển theo Tuyến đường biển phía bắc (NSR).
Nga hiện sử dụng tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân để mở đường cho hoạt động vận chuyển này thông qua NSR, tuyến đường chạy dọc theo bờ Bắc Băng Dương của Nga từ Murmansk ở phía tây đến eo biển Bering ở phía đông, được Moscow coi là tuyến đường thay thế nhanh hơn kênh đào Suez.
Tuy nhiên, Nga đang phải chịu cảnh thiếu hụt tàu thuyền có khả năng đối phó lớp băng dày ở vùng biển băng giá, một trở ngại cho dự án LNG 2 Bắc Cực mới của nước này.
Cơ sở LNG 2 Bắc Cực đã bắt đầu sản xuất LNG trên biển vào tháng 12.2023. Mặc dù những chuyến hàng đầu tiên với khí siêu lạnh đã được vận chuyển vào đầu tháng 8, nhưng hàng vẫn chưa được chuyển cho bên mua cuối cùng.
Chiến đấu cơ tàng hình Su-57 của Nga khó ‘cất cánh’ vì cấm vận?
Ông Mikhail Kovalchuk, nhân vật thân cận với Tổng thống Vladimir Putin và là Giám đốc Viện Kurchatov, cơ sở nghiên cứu hạt nhân hàng đầu của Nga, đã trình bày dự án tàu ngầm tại một hội nghị công nghiệp ở St. Petersburg vào tuần trước.
“Mục đích của dự án này là tạo ra một loại tàu hoàn toàn mới có khả năng thay thế các tàu chở khí đốt truyền thống, vốn không thể di chuyển quanh năm nếu không có tàu phá băng hộ tống trong điều kiện ở Bắc Cực”, theo trang web Offshore Marintec Russia 2024 .
Theo đó, ý tưởng đóng tàu ngầm hạt nhân chở khí đã được thảo luận từ đầu thập niên 2000 và giờ đây, Viện Kurchatov và Tập đoàn Gazprom bắt đầu thiết kế.
Trang tin RBC cho biết ý tưởng này nhằm rút ngắn thời gian di chuyển trên NSR từ 20 ngày xuống còn 12 ngày và tàu ngầm hạt nhân này có thể chở khoảng 180.000 tấn LNG, tương đương tàu chở khí Arc 7 thông thường.
Dự kiến tàu ngầm hạt nhân mới sẽ dài 360 m và rộng không quá 70 m, được cung cấp sức mạnh từ các lò phản ứng hạt nhân RITM-200 mà Nga sử dụng cho các tàu phá băng mới nhất.
Liên Hiệp Quốc ra cảnh báo mới về tình trạng buôn ma túy đá từ Myanmar
Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng các mạng lưới buôn bán ma túy tại châu Á đang gia tăng sử dụng các tuyến đường biển để vận chuyển ma túy đá (methamphetamine) từ Myanmar.
Ma túy đá từ bang Shan thuộc vùng đông bắc Myanmar, trung tâm sản xuất ma túy trong khu vực, đang được vận chuyển bằng thuyền để tránh các cuộc tuần tra chặt chẽ hơn trên các tuyến đường bộ qua Trung Quốc và Thái Lan, theo báo cáo thường niên do Văn phòng Liên Hiệp Quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) công bố hôm nay 2.6.
Khu vực biên giới giữa Myanmar, Lào và Thái Lan từ lâu đã là điểm nóng sản xuất và buôn bán ma túy, đặc biệt là ma túy đá và thuốc phiện, theo AFP.
Việc tăng cường các cuộc tuần tra chống ma túy ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và dọc biên giới Thái Lan-Myanmar đã khiến những nhóm buôn bán ma túy chuyển sang các tuyến hàng hải thay thế, dẫn đến số lượng ma túy đá bị giới chức Trung Quốc và Thái Lan tịch thu giảm vào năm 2022.
Ma túy đá trước khi bị tiêu hủy ở thành phố Yangon, Myanmar vào ngày 26.6.2021. ẢNH AFP
"Những đối tượng buôn bán tiếp tục vận chuyển khối lượng lớn ma túy qua Lào và miền bắc Thái Lan, nhưng đồng thời cũng đẩy nguồn cung đáng kể qua miền trung Myanmar đến biển Andaman, nơi dường như ít ai để ý", đại diện UNODC tại khu vực Jeremy Douglas cho hay.
Cũng theo báo cáo trên, khối lượng lớn ma túy đá do Myanmar sản xuất đang được tuồn đến Bangladesh và Ấn Độ. Cảnh sát ở Đông Nam Á và Nam Á đã thu giữ gần 151 tấn ma túy đá vào năm 2022, giảm so với mức kỷ lục 172 tấn được ghi nhận vào năm 2021.
"Các mạng lưới buôn ma túy mạnh nhất trong khu vực có thể hoạt động với mức độ chắc chắn cao rằng chúng có thể và sẽ không bị ngăn chặn", báo cáo UNODC viết. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra bằng chứng cho thấy các mạng lưới buôn bán ma túy đang tìm cách đa dạng hóa mặt hàng.
Trong năm 2022, các nhà chức trách trong khu vực đã thu giữ một lượng kỷ lục 27,4 tấn ketamine, loại thuốc gây mê đang được sử dụng như một dạng ma túy tổng hợp, tăng 167% so với năm 2021. Bên cạnh đó, các nhóm tội phạm đang lập ra các trung tâm sản xuất mới ngoài Myanmar như Campuchia.
"Campuchia đã nổi lên như là điểm chuyển tiếp chính và ở một mức độ nào đó là điểm sản xuất cho việc buôn ma túy trong khu vực. Việc phát hiện ra một loạt phòng thí nghiệm ketamine bí mật, nhà kho chế biến và cơ sở lưu trữ trên khắp đất nước này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trong khu vực", ông Douglas nói.
Con đường của châu Á hướng tới cơ sở hạ tầng chống biến đổi khí hậu Việc hợp tác khu vực và áp dụng các chiến lược tài chính tiên tiến sẽ giúp châu Á xây dựng khả năng chống chọi với thảm họa khí hậu, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững trong tương lai. Ảnh minh họa: asean.org Theo nhận định của các chuyên gia trên trang web của Diễn đàn Đông Á (eastasiaforum.org) ngày 12/10,...