Nga phạt hàng loạt ứng dụng lưu trữ dữ liệu người dùng ở nước ngoài
Một tòa án Nga phạt tiền WhatsApp, Snap và các ứng dụng nước ngoài khác vì từ chối lưu trữ dữ liệu người dùng Nga trong nước.
(Ảnh: Reuters)
Tranh chấp giữa Nga và Big Tech phương Tây về nội dung, kiểm duyệt, dữ liệu và văn phòng đại diện ngày một leo thang kể từ khi Nga tấn công Ukraine ngày 24/2. Tòa án quận Tagansky của Nga hôm 28/7 phạt WhatsApp 18 triệu rouble (301.255 USD) do lặp lại lỗi khiến ứng dụng từng bị phạt 4 triệu rouble hồi tháng 8 năm ngoái. Tháng trước, Google bị phạt 15 triệu rouble.
Tòa cũng phạt Match, chủ sở hữu ứng dụng hẹn hò Tinder, 2 triệu rouble và Snap, Hotels.com mỗi bên 1 triệu rouble, dịch vụ nghe nhạc Spotify 500.000 rouble.
Cơ quan quản lý Roskomnadzor cho biết 5 công ty nói trên không cung cấp được tài liệu xác nhận đang tiến hành lưu trữ và xử lý dữ liệu người dùng Nga trong nước. Expedia, đơn vị sở hữu Hotels.com, đang xem xét quyết định của tòa án nhưng xác nhận Hotels.cm đã đóng cửa tại Nga từ ngày 1/4 và không còn thu thập dữ liệu người dùng Nga. Spotify đóng cửa văn phòng ở Nga và ngừng dịch vụ không lâu sau đó.
Video đang HOT
Nga đã cấm cửa Instagram và Facebook cũng như Twitter tại nước này sau khi cuộc chiến tại Ukraine bắt đầu. Meta bị phát hiện “hành động cực đoan” dẫn đến bị hạn chế, song ứng dụng WhatsApp cùng công ty vẫn hoạt động.
Hơn 600 doanh nghiệp nước ngoài đã chấp hành yêu cầu của Nga từ khi luật lưu trữ liệu thông qua năm 2015, theo Anton Gorelkin, Phó ban Chính sách thông tin của Quốc hội Nga. Trên Telegram, ông viết: “Trong bối cảnh chiến tranh thông tin với phương Tây, chúng tôi tin rằng luật này cần thiết. Chỉ bằng cách này, mới đảm bảo tình báo nước ngoài và mọi thể loại lừa đảo không tiếp cận được dữ liệu”.
Thông tin cá nhân của người dùng tại Việt Nam phải được lưu trữ trong nước
Dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam là 1 trong những loại dữ liệu phải được lưu trữ tại Việt Nam, theo quy định tại Nghị định 53 mới được Chính phủ ban hành.
Nghị định 53 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng vừa được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành. Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2022.
Nghị định này dành 1 chương để quy định về lưu trữ dữ liệu và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Theo đó, các dữ liệu phải lưu trữ tại Việt Nam bao gồm: dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra (tên tài khoản sử dụng dịch vụ, thời gian sử dụng dịch vụ, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ mạng đăng nhập, đăng xuất gần nhất, số điện thoại đăng ký được gắn với tài khoản hoặc dữ liệu); dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam: bạn bè, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác.
Nghị định 53 của Chính phủ dành 1 chương để quy định về lưu trữ dữ liệu và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (Ảnh: Phương Thảo)
Nghị định 53 cũng nêu rõ trình tự, thủ tục yêu cầu lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định yêu cầu lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an thông báo, hướng dẫn, theo dõi, giám sát, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện yêu cầu lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam; đồng thời thông báo cho các cơ quan liên quan để thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền.
Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định, các doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 26 của Nghị định này phải hoàn thành lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Hình thức lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam do doanh nghiệp quyết định. Thời gian lưu trữ dữ liệu theo quy định tại Điều 26 Nghị định này bắt đầu từ khi doanh nghiệp nhận được yêu cầu lưu trữ dữ liệu đến khi kết thúc yêu cầu. Thời gian lưu trữ tối thiểu là 24 tháng.
Thời gian đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định tại Điều 26 Nghị định này bắt đầu từ khi doanh nghiệp nhận được yêu cầu đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam đến khi doanh nghiệp không còn hoạt động tại Việt Nam hoặc dịch vụ được quy định không còn cung cấp tại Việt Nam.
Nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật An ninh mạng được lưu trữ tối thiểu là 12 tháng.
Bên cạnh đó, Nghị định mới của Chính phủ còn quy định chi tiết về xác lập danh mục, cơ chế phối hợp, điều kiện an ninh mạng bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; trình tự, thủ tục áp dụng một số biện pháp bảo vệ an ninh mạng; cũng như việc triển khai một số hoạt động bảo vệ an ninh mạng trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương.
Trong đó, về xây dựng, hoàn thiện quy định sử dụng mạng máy tính của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương, Nghị định 53 yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương phải xây dựng quy định sử dụng, quản lý và bảo đảm an ninh mạng máy tính nội bộ, mạng máy tính có kết nối mạng Internet do cơ quan, tổ chức mình quản lý.
Nội dung các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh mạng căn cứ vào những quy định về bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ bí mật nhà nước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng và các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành khác có liên quan.
Quy định sử dụng, bảo đảm an ninh mạng máy tính của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương phải bao gồm các nội dung cơ bản như: xác định rõ hệ thống mạng thông tin và thông tin quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an ninh mạng; quy định rõ các điều cấm và các nguyên tắc quản lý, sử dụng và bảo đảm an ninh mạng, mạng máy tính nội bộ có lưu trữ, truyền đưa bí mật nhà nước phải được tách biệt vật lý hoàn toàn với mạng máy tính, các thiết bị, phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, trường hợp khác phải bảo đảm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước...
Chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2019, Luật An ninh mạng gồm 7 Chương 43 Điều quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Facebook ra chỉ thị mới cho nhân viên: Thay đổi thuật toán để giống TikTok hơn! TikTok đã định nghĩa lại ý tưởng về nguồn cấp dữ liệu mạng xã hội, và liệu Facebook có thể bắt kịp trước khi quá muộn? Rò rỉ từ nội bộ của Facebook gần đây cho thấy một chỉ thị mới đã được đưa ra cho đội ngũ nhân viên. Đó là làm cho nguồn cấp dữ liệu (Feed) của ứng dụng này...