Nga, Pháp tiếp tục găng nhau trong vụ tàu chiến Mistral
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua cảnh báo danh tiếng của Pháp sẽ bị tổn hại nếu Paris không bàn giao tàu chiến lớp Mistral cho Nga theo đúng hợp đồng đã ký. Đáp lại , Paris khẳng định việc bàn giao có khả năng sẽ không bao giờ diễn ra.
Ngoại trưởng Lavov cảnh báo Pháp sẽ mất danh tiếng nếu hủy hợp đồng tàu chiến với Nga.
Ông Lavrov đưa ra tuyên bố trên bên lề Hội nghị Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu ( OSCE) tại Thụy Sĩ.
“Việc Pháp không bàn giao đúng hạn tàu chiến lớp Mistral không còn là vấn đề của Nga mà liên quan đến danh tiếng của Pháp”, Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh.
Ông Lavov yêu cầu Pháp phải thực hiện tất cả các nghĩa vụ được nêu trong hợp đồng đã ký giữa hai bên, đồng thời khẳng định phương Tây đã sai lầm khi đổ lỗi cho Nga về cuộc khủng hoảng Ukraine.
Theo hợp đồng ký năm 2011, Pháp sẽ bán cho Nga 2 tàu chiến chở trực thăng hiện đại lớp Mistral với tổng giá trị 1,5 tỷ USD. Chiếc đầu tiên phải được bàn giao chậm nhất vào ngày 14/11/2014 và chiếc thứ hai được bàn giao sau đó một năm. Tuy nhiên, đến nay Paris vẫn trì hoãn bàn giao tàu chiến “vô thời hạn” với lý do Mátxcơva không có những bước đi cụ thể trong việc ngăn chặn xung đột ở miền Đông Ukraine.
Video đang HOT
Tuy nhiên, lý do mà Pháp đưa ra không hề được quy định trong hợp đồng tàu chiến. Do đó, nếu phá vỡ hợp đồng, Paris sẽ phải trả tiền đền bù lên tới 3 tỷ USD.
Bất cấp những thiệt hại về kinh tế và cảnh báo của phía Nga về việc Pháp sẽ bị mất thanh danh nếu phá vỡ hợp đồng, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian vẫn cương quyết khẳng định 2 tàu chiến Mistral mà Nga đặt hàng có khả năng không bao giờ được chuyển giao.
“Việc chuyển giao tàu Mistral cho Nga có khả năng sẽ không bao giờ diễn ra nếu tình hình ở Ukraine không thay đổi”, ông Drian tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình BFM.
Ông nhấn mạnh phía Nga phải nhận ra điều này, đồng thời tái khẳng định quan điểm của Paris về việc chỉ giao tàu chiến cho Nga khi có một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài ở miền Đông Ukraine và một thỏa thuận chính trị ở quốc gia Đông Âu này.
Ukraine trở thành tâm điểm của cuộc đối đầu Đông – Tây do quốc gia này nằm ở vị trí kẹp giữa Nga và châu Âu. Trong khi Nga muốn Ukraine giữ vị trí trung lập thì ban lãnh đạo Kiev lại muốn ngả sang phương Tây thông qua việc hội nhập với Liên minh châu Âu (EU) và gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Vũ Anh
Theo Dantri/AFP
Ukraine sẽ trưng cầu dân ý về gia nhập NATO
Bất chấp phản ứng dữ dội từ Nga và cự tuyệt của Đức, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko vẫn không từ bỏ ý định gia nhập NATO với tuyên bố sẽ tiến hành trưng cầu dân ý về vấn đề này.
Tổng thống Poroshenko coi việc Ukraine gia nhập NATO là "điều cấp bách"
Phát biểu tại cuộc họp báo chung hôm 24/11 với Tổng thống Litva Dalia Grybauskaite, ông Poroshenko nhận định vấn đề Ukraine có gia nhập Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay không hoàn toàn thuộc về quyết định của người dân.
"Chúng ta đã xây dựng được những tiêu chí để Ukraine áp ứng các yêu cầu của NATO. Chỉ sau khi đạt được điều đó, nhân dân Ukraine sẽ quyết định tham gia hay không tham gia NATO trong một cuộc trưng cầu", hãng tin Interfax-Ukraine dẫn lời ông Poroshenko.
Đây là nỗ lực mới nhất của Tổng thống Poroshenko trong việc đưa Ukraine xích lại gần hơn với phương Tây, bất chấp phản đối của Nga và lời từ chối của Đức.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier khẳng định hiện tại chưa phải là thời điểm tiếp nhận Ukraine vào liên minh quân sự NATO cũng như Liên minh châu Âu (EU). Chính phủ Đức chỉ ủng hộ quan hệ đối tác giữa Ukraine với hai liên minh kinh tế và quân sự lớn này của châu Âu.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Đức cho rằng chính phủ Ukraine chưa có đủ những cải cách cần thiết để có thể đứng trong hàng ngũ phương Tây và quan trọng hơn là phương Tây không nên làm mất kênh đối thoại với Nga cũng như Tổng thống Vladimir Putin, người có thể tranh cử nhiệm kỳ thứ 4 và sẽ lãnh đạo nước Nga đến năm 2024.
Về phần mình, Nga cũng kiên quyết phản đối Ukaine gia nhập NATO, cảnh báo hành động này sẽ mang lại những hậu quả khôn lường đối với quốc gia Đông Âu láng giềng. Ngoại trưởng Sergei Lavrov yêu cầu phương Tây phải "đảm bảo 100%" rằng việc trao cho Ukraine quy chế thành viên NATO sẽ không bao giờ thành hiện thực. Ông cũng lên tiếng tố cáo phương Tây có mưu đồ lật đổ chế độ tại Nga.
Việc Ukraine tìm cách ngả sang EU và NATO là nguyên nhân chính đẩy quốc gia Đông Âu này rơi vào tình trạng xung đột và chia cắt hơn một năm qua, đồng thời khiến quan hệ Đông - Tây rơi xuống đáy thể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Trong bình luận mới nhất về quan hệ giữa Nga và phương Tây, tờ Le Figarocủa Pháp viết rằng "bức màn sắt đang trở lại" và rằng giữa Mátxcơva và Kiev đang mang giọng sặc mùi chiến tranh.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Nga sẽ giám sát lãnh thổ Đan Mạch theo hiệp ước "Bầu trời mở" Hôm (24/8) quyền Giám đốc trung tâm giảm thiểu rủi ro hạt nhân Nga Ruslan Shishin trao đổi với các nhà báo rằng, Nga đang lên kế hoạch thực hiện một chuyến bay giám sát trên lãnh thổ Đan Mạch trong tuần này, theo như Hiệp ước "Bầu trời mở". Liên bang Nga có kế hoạch tiến hành một chuyến bay quan sát...