Nga phản ứng khi Armenia phê chuẩn Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế
Quốc hội Armenia đã thông qua một bước quan trọng hướng tới việc gia nhập Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), một động thái có thể làm leo thang căng thẳng với Nga.
Hãng thông tấn Nga RIA Novosti ngày 3/10 dẫn lời ông Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, cho biết việc Quốc hội Armenia phê chuẩn Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) là một quyết định “sai lầm”.
“Tôi nghĩ rằng ở Armenia đa số hiểu rằng các công cụ của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) và quan hệ đối tác Armenia – Nga là hoàn toàn không thể thay thế vào lúc này. Phía Armenia có thể có những lời chỉ trích riêng, có thể có chủ đề để tranh luận, thảo luận, nhưng chúng tôi cho rằng quyết định của phía Armenia là sai lầm”, ông Peskov nêu rõ.
Theo ông Peskov, Nga không muốn Tổng thống Vladimir Putin phải hủy chuyến thăm Armenia liên quan đến vấn đề trên, cho rằng Armenia vẫn là đồng minh và đối tác của Moskva.
Trong khi đó, một quan chức Bộ Ngoại giao Nga nói với hãng thông tấn TASS rằng động thái phê chuẩn Quy chế Rome của Armenia sẽ có tác động cực kỳ tiêu cực đến quan hệ song phương giữa hai nước. Theo Bộ Ngoại giao Nga, Moskva cho rằng tuyên bố của các quan chức Armenia rằng việc gia nhập ICC sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ của nước này với Nga là sai lầm, đồng thời lưu ý rằng Yerevan đã không xem xét hợp lý các đề xuất phản đối của Moskva.
Video đang HOT
Trước đó cùng ngày, Quốc hội Armenia đã phê chuẩn Quy chế Rome, hiệp ước thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế. RIA Novosti dẫn lời Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan thông báo, Yerevan đã quyết định phê chuẩn Quy chế Rome của ICC, vì các công cụ của CSTO và quan hệ đối tác Armenia – Nga không đủ để đảm bảo an ninh của nước này.
Về phần mình, Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan tuyên bố rằng có rất nhiều lợi ích cho Armenia từ việc phê chuẩn Quy chế Rome. Đồng thời, ông Simonyan nói thêm rằng các cuộc thảo luận với Nga về các vấn đề gây tranh cãi vẫn tiếp tục.
Armenia đã ký Quy chế Rome vào năm 1999, nhưng chưa phê chuẩn với lý do mâu thuẫn với hiến pháp nước này. Tòa án Hiến pháp Armenia cho biết vào tháng 3 năm nay rằng những trở ngại đó đã được dỡ bỏ sau khi Armenia thông qua hiến pháp mới vào năm 2015.
Sau lệnh bắt Tổng thống Putin, ICC bị đề xuất cấm hoạt động ở Nga
Theo Chủ tịch Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin, Tòa án hình sự quốc tế (ICC) nên bị cấm hoạt động ở nước này sau khi ICC phát lệnh bắt Tổng thống Nga Putin.
Ngày 25/3, Reuters dẫn tuyên bố của Chủ tịch Hạ viện Nga (Duma quốc gia) Volodin nói rằng luật pháp nước này được sửa đổi để cấm bất cứ hoạt động nào của ICC ở Nga và trừng phạt bất cứ ai "giúp đỡ và hỗ trợ" cho ICC.
"Cần phải sửa đổi luật, cấm bất kỳ hoạt động nào của ICC trên lãnh thổ Nga", ông Volodin tuyên bố trong một bài đăng trên Telegram về việc ICC phát lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin với cáo buộc "di chuyển bất hợp pháp" trẻ em Ukraine sang Nga.
Theo ông Volodin, Mỹ trước đó cũng đưa ra luật để ngăn chặn việc công dân nước này bị ICC xét xử và Nga nên học hỏi điều này.
Chủ tịch Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin. (Ảnh: TASS).
Chủ tịch Hạ viện Nga cho rằng, bất kỳ sự trợ giúp hoặc hỗ trợ nào cho ICC bên trong nước Nga đều phải bị trừng phạt theo luật.
Ngày 17/3, ICC phát lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ủy viên Tổng thống Nga phụ trách quyền trẻ em Maria Lvova-Belov với cáo buộc "di chuyển bất hợp pháp" trẻ em Ukraine sang Nga.
Ngay sau tuyên bố của ICC, các quan chức Nga đã cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm bắt giữ ông Putin sẽ dẫn đến một lời tuyên chiến chống lại cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới.
Điện Kremlin nói rằng lệnh bắt giữ của ICC là một quyết định chính trị thái quá, nhưng vô nghĩa đối với Nga. Các quan chức Nga phủ nhận các cáo buộc của ICC ở Ukraine, trong khi đó phương Tây lại phớt lờ tội ác chiến tranh đang diễn ra ở miền Đông Ukraine suốt 8 năm qua.
Các cường quốc như Nga, Mỹ và Trung Quốc không phải là thành viên của ICC mặc dù 123 quốc gia là các quốc gia thành viên của Quy chế Rome, bao gồm Anh, Pháp, Đức.
Ukraine không phải là thành viên của ICC, mặc dù Kiev đã trao cho nước này quyền tài phán để truy tố các tội phạm xảy ra trên lãnh thổ của mình.
Trước đó, ngày 24/3, một nhóm Thượng nghị sĩ Mỹ yêu cầu Tổng thống Joe Biden chia sẻ thông tin với ICC khi cơ quan này truy tố Tổng thống Putin.
"Nhu cầu cấp thiết là buộc những kẻ phạm tội phải chịu trách nhiệm, trong đó có lệnh bắt giữ ông Putin của ICC. Chính quyền của ông vẫn chưa cung cấp hỗ trợ cần thiết cho các nỗ lực của ICC", thư của nhóm nghị sĩ gửi Tổng thống Biden cho hay.
Tổng thống Joe Biden hôm 17/3 cho rằng lệnh bắt ông Putin do ICC đưa ra là "chính đáng", nhưng thừa nhận Mỹ và Nga không công nhận cơ quan này. Mỹ không phải là một bên tham gia ICC và đã liên tục phủ nhận rằng cơ quan này có thẩm quyền điều tra các cáo buộc về tội ác chiến tranh do lực lượng Mỹ gây ra.
Điều đó đã đặt Mỹ vào tình thế khó xử, khi họ kêu gọi các quan chức Nga phải chịu trách nhiệm trong khi bảo vệ cho hành động của chính mình và của các đồng minh khỏi sự giám sát tương tự.
Đằng sau một lệnh bắt vô nghĩa "Tôi rất muốn chứng kiến khoảnh khắc một quốc gia bắt giữ Tổng thống Putin theo phán quyết của The Hague. Chỉ trong khoảng 8 phút, tên lửa sẽ bay tới thủ đô của họ" - Tổng biên tập đài truyền hình RT của Nga bình luận hôm 17/3. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC)...