Nga phản pháo thông điệp liên bang của Obama
Ngày 22/1, Nga đã lên tiếng “phản pháo” thông điệp liên bang được Tổng thống Mỹ Barack Obama đọc trước quốc dân vào ngày hôm qua và cho rằng bản thông điệp này chứng tỏ Mỹ đang tìm cách trở thành “bá chủ thế giới”.
Trong bản thông điệp liên bang tối qua, ông Obama nói rằng Mỹ ủng hộ “nguyên tắc nước lớn không thể bắt nạt nước nhỏ” bằng cách phản đối cái mà ông gọi là hành động xâm lược của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ đối với nền dân chủ Ukraine.
Ngay sau đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố trong một cuộc họ báo rằng bản thông điệp liên bang của ông Obama chứng tỏ rằng Mỹ tin mình là “số một” và không có nước nào có thể sánh được.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Ông Lavrov nói: “Bản thông điệp hôm qua của Tổng thống Obama cho thấy tâm điểm của triết lý Mỹ chỉ là một điều: &’Chúng tôi là số một và mọi người phải tôn trọng điều đó’.”
Ngoại trưởng Nga nói thêm: “Nó cho thấy Mỹ muốn thống trị thế giới và không ai có thể sánh ngang hàng với Mỹ. Tôi thì lại muốn tất cả các nước áp dụng triết lý cùng nhau hợp tác chứ không phải độc tài”.
Bản thông điệp liên bang của ông Obama cũng đề cập nhiều tới vai trò của Nga trong cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ tuyên bố: “Năm ngoái, khi chúng ta đã nỗ lực để áp đặt các lệnh cấm vận cùng các đồng minh chống lại Nga, một số người cho rằng hành động xâm lược của ông Putin là màn phô diễn sức mạnh và chiến lược”.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đọc bản thông điệp liên bang
Ông Obama nói thêm: “Ngày nay, trong khi Mỹ đang vững vàng và đoàn kết với các đồng minh, Nga lại đang bị cô lập và nền kinh tế của họ đang rơi vào cảnh khó khăn”.
Tuyên bố trên của ông Obama được đưa ra sau khi ông và Thủ tướng Anh David Cameron nhất trí sẽ tiếp tục duy trì áp lực cấm vận đối với Nga cho đến khi Moscow chấm dứt các hoạt động can thiệp ở Ukraine.
Quan hệ giữa Nga và Mỹ đã xuống đến mức thấp nhất kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình và thể hiện sự ủng hộ đối với phe ly khai chống lại chính phủ Ukraine ở miền đông.
Theo Khampha
Mỹ-Nhật-Úc ra tuyên bố chung "giải quyết" vấn đề Triều Tiên và Nga
Ngày 17-11, hãng China News đưa tin, tại hội nghị G20, tổ chức ở Brisbane nước Úc, các nhà lãnh đạo ba nước Mỹ-Nhật- Australia đã có cuộc hội đàm cấp cao, cùng ra thông cáo chung, tuyên bố sẽ loại bỏ các mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên, đồng thời phản đối mọi hành vi của Nga về vấn đề Ukraina.
Ukraine và các vấn đề toàn cầu
Ba nhà lãnh đạo cùng phản đối việc sáp nhập Crimea về Nga, cùng các hành động phá hoại ổn định ở khu vực miền đông Ukraine.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng, nếu Nga tiếp tục vi phạm các thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine, Nga sẽ tiếp tục bị cô lập bởi cộng đồng quốc tế.
Ngoài ra, ba nước cũng đã tuyên bố, quyết tâm giải quyết các mối đe dọa từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố, hành động để kết thúc dịch Ebola bùng phát ở châu Phi.
Bên cạnh đó, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia cho biết, sẽ tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng giữa ba nước, tăng cường các cuộc tập trận quân sự ba bên, xây dựng sức mạnh an ninh trên biển và gìn giữ hòa bình thế giới...
Lãnh đạo ba nước Mỹ-Nhật-Úc tại hội nghị G20
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Anh David Cameron gọi hành động can thiệp của Nga vào Ukraine là không thể chấp nhận được và cảnh báo những hành vi này có thể khiến Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trừng phạt thêm Moscow.
"Nếu Nga có cách tiếp cận tích cực đối với sự tự do và trách nhiệm của Ukraine, chúng tôi có thể dỡ bỏ những lệnh trừng phạt đó. Còn trong trường hợp Nga tiếp tục làm tình hình thêm trầm trọng, chúng tôi có thể gia tăng trừng phạt", ông Cameron nói tại thủ đô Canberra.
Vấn đề Triều Tiên và hợp tác khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Tuyên bố chung nêu rõ, ba nhà lãnh đạo tái khẳng định việc triển khai hợp tác trên phạm vi toàn cầu, mở rộng hoạt động của Mỹ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Đồng thời cho biết, sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác ba bên để bảo đảm tương lai cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Các nhà lãnh đạo G20 chụp ảnh chung tại Brisbane, Australia
Tại hội nghị, ba nước đề cao về sức mạnh hợp tác của khu vực, bao gồm cả việc loại bỏ "mối đe dọa" hạt nhân và tên lửa từ Triều Tiên.
Trong khi đó, ba nước cũng nhất trí việc bảo đảm tự do hàng hải, giải quyết các tranh chấp trên biển bằng hòa bình và luật pháp quốc tế", bao gồm các cơ chế pháp lý thông qua trọng tài quốc tế.
Theo An ninh Thủ đô
Các lãnh đạo được gì mất gì sau hội nghị G20? Tổng thống Nga Vladimir Putin là nhà lãnh đạo đầu tiên rời khỏi Brisbane, sau khi dự hội nghị thượng đỉnh của G20 gồm các nước phát triển nhất thế giới. Chuyên cơ của ông Putin đã cất cánh sớm nhất có thể - sau bữa trưa dành cho các nguyên thủ dự họp G20 ở Australia, nhưng trước khi có thông cáo...