Nga nói ‘không còn lựa chọn’ ngoài tiếp tục chiến dịch quân sự ở Ukraine
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moscow không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Trả lời phỏng vấn tờ Globo của Brazil hôm 21/2, Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố cả Ukraine và các nước phương Tây ủng hộ Kiev đều không sẵn sàng chấm dứt tình trạng thù địch chống lại Moscow. Để hòa bình được duy trì ở Ukraine, ông nói giới lãnh đạo Ukraine phải quay trở lại trạng thái “trung lập, phi khối và phi hạt nhân”, cũng như chấp nhận “thực tế lãnh thổ mới”.
Theo ông Lavrov, khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine gần 2 năm trước, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga muốn tìm cách “phi quân sự hóa” ở Ukraine, và mục tiêu này cho đến nay vẫn không thay đổi.
Binh sĩ Ukraine chiến đấu ở vùng Zaporizhzhia. Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Nga nói thêm, chính nguyện vọng muốn gia nhập NATO của Ukraine là lý do khiến Nga triển khai chiến dịch quân sự. Ngoài ra, Điện Kremlin coi việc liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu tiếp tục mở rộng hoạt động về phía đông là mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia.
Ông Lavrov cho biết, Nga sẵn sàng tìm kiếm một giải pháp ngoại giao ở Ukraine. Tuy nhiên, “cả Kiev và phương Tây đều không có thiện chí chính trị để giải quyết xung đột”.
Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh giới lãnh đạo Ukraine và những người ủng hộ đang “tập trung vào việc thúc đẩy công thức hòa bình của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky”, tạo ra “tối hậu thư không thể chấp nhận được đối với Nga”. Ông Lavrov cũng cho biết, giới chức Ukraine và phương Tây đã thẳng thừng bác bỏ bất kỳ đề xuất nào khác để chấm dứt tình trạng thù địch. Do đó, “chúng tôi không còn lựa chọn nào khác, chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ được tiếp tục cho đến khi đạt được mục tiêu”, ông Lavrov nói.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông Lavrov cũng hoài nghi về khả năng khôi phục quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU). Liên quan tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, ông cho biết cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đều coi Nga là “đối thủ và mối đe dọa”.
“Chúng tôi không ảo tưởng, chúng tôi không mong đợi con đường chống Nga của Mỹ sẽ thay đổi trong tương lai gần”, Ngoại trưởng Nga kết luận.
Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đơn gia nhập NATO của Thuỵ Điển, Stockholm chỉ còn 'cửa ải' cuối cùng
Sau nhiều cuộc thảo luận kéo dài, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã phê chuẩn việc Thụy Điển gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Nhưng Stockholm vẫn phải đối mặt với "cửa ải cuối cùng" là Hungary.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg (phải) và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson tại cuộc họp báo ở Stockholm ngày 7/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin Al Jazeera có trụ sở ở Qatar cho biết vào tối 23/1, các nhà lập pháp Thổ Nhĩ Kỳ đã phê chuẩn đơn gia nhập NATO của Thụy Điển với 287 phiếu thuận, 55 phiếu chống và 4 phiếu trắng.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dự kiến sẽ ký thành luật trong những ngày tới, chấm dứt tình trạng trì hoãn kéo dài 20 tháng khiến một số đồng minh phương Tây của Ankara thất vọng.
Sau khi Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đơn gia nhập NATO của Thụy Điển, Thủ tướng Thụy Điển, ông Ulf Kristersson cho biết Stockholm đã "tiến một bước gần hơn" đến việc gia nhập liên minh quân sự này.
Ông Kristersson đã viết trên nền tảng mạng xã hội X rằng: "Thật tích cực khi Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ phiếu ủng hộ việc Thụy Điển gia nhập NATO".
Việc Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đơn gia nhập NATO của Thụy Điển khiến Hungary trở thành nước trì hoãn tiến trình gia nhập NATO cuối cùng của Thụy Điển.
Trước đó, Chính phủ Hungary cũng nhiều lần tuyên bố họ sẽ là thành viên NATO cuối cùng phê chuẩn Thụy Điển gia nhập liên minh.
Trong diễn biến mới nhất, vào ngày 23/1, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết ông đã mời người đồng cấp Thuỵ Điển Kristersson tới thăm để đàm phán việc gia nhập NATO.
Thụy Điển và Phần Lan theo đuổi chính sách không liên kết quân sự trong hàng chục năm, ngay cả khi Chiến tranh Lạnh diễn ra.
Tuy nhiên, sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine, các tính toán địa chính trị đã bị đảo lộn, kéo theo việc Thuỵ Điển và Phần Lan đệ đơn gia nhập NATO vào ngày 18/5/2022.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg (giữa) nhận đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển tại trụ sở NATO ở Brussels (Bỉ) - Ảnh: nato.int
Sau đó, Phần Lan chính thức trở thành thành viên thứ 31 của NATO vào ngày 4/4/2023 trong khi Thuỵ Điển vẫn phải chờ đợi.
Theo báo Bưu điện Washington của Mỹ, sự gia nhập của Thụy Điển và Phần Lan sẽ mang lại sự bổ sung lực lượng đáng kể cho NATO.
Thụy Điển là quốc gia có hải quân mạnh mẽ, lại có thể đóng góp vào việc sản xuất khí tài của NATO khi nước này đang tự mình sản xuất máy bay chiến đấu.
Phần Lan cũng có quân đội được đầu tư bài bản, hùng hậu vì đang áp dụng chính sách nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với nam giới.
Thụy Điển và Phần Lan bao phủ gần hết đường bờ biển phía Bắc của Biển Baltic. Do đó, việc kết nạp Thụy Điển và Phần Lan đã đặt gần như toàn bộ biển này dưới sự kiểm soát của NATO.
Điều này không khỏi khiến Moskva lo ngại bởi Biển Baltic từ lâu đã có ý nghĩa chiến lược với Nga. Nga hiện có thành phố St. Petersburg và vùng lãnh thổ tách rời Kaliningrad tiếp giáp Biển Baltic. Nếu xung đột giữa Nga và NATO xảy ra, các nước NATO được cho là sẽ có thêm nhiều hướng tấn công nhằm vào cả hai nơi này.
Bên cạnh đó, chỉ với việc Phần Lan gia nhập NATO, chiều dài đường biên giới trên bộ của NATO với Nga đã tăng gấp đôi, thêm hơn 1.300 km, một mặt tạo áp lực không nhỏ lên Moskva khi phải tăng cường bảo vệ biên giới, mặt khác NATO cũng sẽ phải bảo vệ đường biên giới này trong trường hợp Nga tấn công.
Tập kích mục tiêu Nga bất thành, 4 tiêm kích Ukraine bị hạ Quân đội Nga xác nhận bắn hạ thành công 3 tiêm kích hạng nặng Su-27 và một cường kích bom Su-24 của Ukraine khi đang hoạt động gần tiền tuyến. Interfax ngày 24/12 dẫn thông báo của quân đội Nga xác nhận, lực lượng phòng không Nga đã bắn rơi 3 chiếc Su-27 và một chiếc Su-24 khi chúng hoạt động gần chiến...