Nga nỗ lực giải quyết căng thẳng giữa Armenia và Azerbaijan
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 13/12, Bộ Quốc phòng Nga cho hay nước này đang đàm phán với đại diện của Azerbaijan để nối lại hoạt động di chuyển của các phương tiện dân sự dọc theo tuyến cao tốc Stepanekert-Goris.
Binh sỹ Armenia tuần tra trên tuyến đường gần làng Berdashen thuộc tỉnh Shirak, khu vực ranh giới ngừng bắn với Azerbaijan, ngày 27/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng thông tấn Armenpress của Armenia đưa tin trước đó, một nhóm người Azerbaijan tự xưng là các nhà hoạt động môi trường lại chặn đường cao tốc Stepanekert-Goris vào sáng 12/12, từ đó dẫn tới việc nhiều công dân từ Armenia tới khu vực Artsakh phải ngủ lại trên đường vào ban đêm ở Goris, nhiều người trong số họ là phụ nữ và trẻ em. Chính quyền Yerevan đã lên tiếng phản đối hành động này với Baku. Theo đài phát thanh Armenia, giới chức địa phương đang thực hiện mọi biện pháp nhằm giải quyết vấn đề trên tinh thần hợp tác với Lực lượng gìn giữ hoà bình Nga.
Quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan đã trở nên căng thẳng liên quan quyền kiểm soát khu vực Nagorny- Karabakh. Khu vực này nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập vào Armenia. Vấn đề này đã gây ra tranh chấp chủ quyền giữa hai nước láng giềng, đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra tại đây. Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tổ chức hàng chục cuộc gặp cấp cao để giải quyết vấn đề này, nhưng chưa tìm được giải pháp hòa giải phù hợp. Hồi tháng 5 năm nay, hai nước thông báo đã thành lập một ủy ban phân định biên giới và động thái này được đánh giá là bước đi hướng tới sớm chấm dứt tranh chấp khu vực Nagorny-Karabakh.
Tổng thống hai nước Nga và Azerbaijan thảo luận về thỏa thuận 3 bên với Armenia
Theo hãng tin TASS của Nga, trong tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev đã có cuộc điện đàm thứ hai, thảo luận về một loạt thỏa thuận 3 bên với nhà lãnh đạo Armenia.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev trong cuộc gặp tại Saint Petersburg (Nga) ngày 20/6/2016. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Thông báo ngày 26/11 của Điện Kremlin nêu rõ hai nhà lãnh đạo đã xem xét các bước tiếp theo để thực hiện các thỏa thuận 3 bên giữa Nga, Azerbaijan và Armenia, với trọng tâm là dỡ bỏ rào cản giao thông và thúc đẩy quan hệ kinh tế trong khu vực. Theo thông báo, cuộc điện đàm trước đó giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Aliyev diễn ra vào ngày 22/11. Sau đó, các nhà lãnh đạo đã thảo luận về việc thực hiện các thỏa thuận 3 bên với Armenia để đảm bảo an ninh ở biên giới Armenia - Azerbaijan và khôi phục các tuyến giao thông ở Nam Caucasus. Ngày 23/11, Tổng thống Putin đã gặp Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tại Yerevan.
Quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan đã trở nên căng thẳng liên quan quyền kiểm soát khu vực Nagorny - Karabakh. Khu vực này nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập vào Armenia. Vấn đề này đã gây ra tranh chấp chủ quyền giữa hai nước láng giềng, đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra tại đây. Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tổ chức hàng chục cuộc gặp cấp cao để giải quyết vấn đề này, nhưng chưa tìm được giải pháp hòa giải phù hợp. Hồi tháng 5 năm nay, hai nước thông báo đã thành lập một ủy ban phân định biên giới và động thái này được đánh giá là bước đi hướng tới sớm chấm dứt tranh chấp khu vực Nagorny-Karabakh.
Gần đây, Armenia và Azerbaijan cũng bắt đầu thảo luận về một hiệp ước hòa bình với sự trung gian của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ. Tuy nhiên, tháng 10, sau một số phát biểu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trên truyền hình về tình hình xung đột tại khu vực, Bộ Ngoại giao Azerbaijan đã ra thông báo về việc xem xét lại vai trò trung gian của Pháp trong các cuộc đàm phán hòa bình.
Trong khi đó, Nga cũng thúc đẩy vai trò trung gian hòa giải. Ngày 31/10 vừa qua, 3 nhà lãnh đạo đã tiến hành hội nghị thượng đỉnh tại thành phố Sochi (Nga) với việc ra tuyên bố chung, trong đó Armenia và Azerbaijan đã "nhất trí không sử dụng vũ lực" để giải quyết tranh chấp vùng lãnh thổ Nagorno-Karabkh. Baku và Yerevan cũng nhất trí "giải quyết tất cả các tranh chấp chỉ trên cơ sở công nhận chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của hai bên".
Về phần mình, Tổng thống Putin đánh giá cuộc đối thoại là hữu ích và điều này tạo điều kiện cho các bước tiếp theo nhằm giải quyết tình hình một cách tổng thể. Ông khẳng định Nga sẽ nỗ lực hết sức để đảm bảo đạt được một giải pháp cuối cùng và toàn diện cho tranh chấp lãnh thổ giữa Armenia và Azerbaijan.
Hội nghị thượng đỉnh 3 bên này được tiến hành theo sáng kiến của Nga, một tháng sau cuộc đụng độ tồi tệ nhất giữa Armenia và Azerbaijan kể từ cuộc chiến giữa hai nước này năm 2020. Tháng 9 vừa qua, xung đột đã bùng phát trở lại, khiến 286 người của cả hai bên thiệt mạng. Hai nước đã ký lệnh ngừng bắn ngày 14/9 sau hai ngày xung đột.
Armenia, Azerbaijan đối thoại về hiệp ước hòa bình Ngày 7/11, Ngoại trưởng Armenia Ararat Mirzoyan và người đồng cấp Azerbaijan Jeyhun Bayramov đã tiến hành đàm phán tại Washington dưới sự trung gian của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Đây là cuộc gặp kín, diễn ra chỉ vài giờ sau khi hai bên cáo buộc nhau nổ súng ở khu vực biên giới tranh chấp. Binh sỹ Armenia tuần tra trên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đường ống dẫn khí đốt của Nigeria trong chiến lược đẩy Nga ra khỏi EU

Ukraine chật vật phục hồi kinh tế giữa khủng hoảng và xung đột

Quan chức Mỹ thông báo kết quả cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Zelensky ở Rome

Nổ lớn tại cảng của Iran: Số người bị thương tăng lên trên 510 người

Núi lửa Lewotobi Laki-laki ở Indonesia phun trào 110 lần trong 8 ngày

Ukraine lên tiếng sau khi Nga tuyên bố giành lại hoàn toàn Kursk

Singapore không đạt thỏa thuận giảm thuế với Mỹ

Hàng trăm nghìn người đưa tiễn Giáo hoàng Francis về nơi an nghỉ

Vệ tinh Nga bị cáo buộc liên quan vũ khí hạt nhân có dấu hiệu mất kiểm soát

Hé lộ những bí ẩn đằng sau cái chết của con trai Phó giám đốc CIA tại Ukraine

Thông tin về cuộc thảo luận 'rất hiệu quả' của hai Tổng thống Trump và Zelensky tại Rome

Syria tổ chức lễ thượng cờ mới tại trụ sở Liên hợp quốc
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân Hàn gây sốc vì chui ra từ vali ở thảm đỏ phim Việt, tưởng "đủ wow" ai ngờ quá ê chề
Hậu trường phim
23:56:07 26/04/2025
Xuân Hinh ước trở lại tuổi 18 với Xuân Bắc, BTV Quang Minh lộ diện sau lùm xùm
Sao việt
23:41:29 26/04/2025
Rodri có thể ra sân ở chung kết FA Cup
Sao thể thao
23:34:42 26/04/2025
Nhạc sĩ Nguyễn Cường tuổi 82 tập thể dục 3 tiếng/ngày, chia sẻ về vợ kém 19 tuổi
Nhạc việt
23:32:56 26/04/2025
'28 years later': Màn tái xuất đầy hứa hẹn của thương hiệu phim xác sống kinh điển
Phim âu mỹ
23:09:15 26/04/2025
10 mỹ nhân "má hồng thơ ngây" đỉnh nhất Hàn Quốc: Càng ngày càng đẹp, visual chuẩn "búp bê sống"
Sao châu á
22:43:04 26/04/2025
Nữ MC U50: "Tôi trải qua nhiều mối tình sóng gió, trầy da tróc vẩy, giờ sống một mình"
Tv show
22:40:28 26/04/2025
Triệt phá đường dây sản xuất, thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả
Pháp luật
22:21:54 26/04/2025
Hai vợ chồng bị sét đánh thương vong khi đi làm rẫy
Tin nổi bật
22:15:13 26/04/2025
Apple vội vã làm một việc để né thuế đối ứng của ông Trump
Thế giới số
20:47:10 26/04/2025