Ngã ngửa khi chồng mới cưới “sang tên” khoản nợ
Điều mà tôi không bao giờ ngờ tới là mâu thuẫn đầu tiên giữa hai vợ chồng sau khi cưới lại là vấn đề tiền bạc.
Tôi thấy ân hận vì mình đã quá tin vào anh. (Ảnh minh họa)
Chúng tôi kết hôn mới được hơn hai tháng. Trước đó là khoảng thời gian gần ba năm yêu nhau. Hai bên gia đình đã đi lại từ lâu, coi hai đứa như con cái trong nhà, chỉ đợi đến khi tôi có việc làm thì làm đám cưới. Tôi học Đại học Thương mại Hà Nội ra, cũng chạy hết chỗ này đến chỗ kia, mãi mới kiếm được công việc tạm gọi là ổn định, mặc dù không liên quan nhiều đến chuyên môn đã học.
Trong lúc đó thì chồng tôi đã đi làm ở một chi nhánh ngân hàng nhỏ, thu nhập được tính theo doanh số, vì thế cũng có tháng thu nhập khá, có tháng chỉ trung bình. Hai bên gia đình quyết định cho hai đứa làm đám cưới. Theo mẹ chồng tôi, phải cho cưới thì con trai mới biết giành dụm tiền nong, không tiêu xài phung phí vì phải có trách nhiệm với gia đình.
Quả thực, tôi cũng thấy chồng là người tiêu xài hơi “vô tư”. Anh thích ăn diện, thích thể hiện là người sành điệu, từ áo sơ mi, đến giày, thậm chí là đôi tất cũng phải được chọn mua cẩn thận ở chỗ nọ chỗ kia. Điều này ngược với tôi. Một phần vì tôi sinh ra trong một gia đình bình dân, bố mẹ, anh chị em đều có thói quen chi tiêu dè sẻn, tiết kiệm. Ngoài cách tiêu pha của anh có vẻ không ổn ra còn thì mọi thứ đều khiến tôi rất vừa ý. Anh là người hoà nhã, dễ gần, xởi lởi, nhiệt tình với bạn bè, cũng là người có chí tiến thủ.
Tôi nghĩ đàn ông cũng như phụ nữ, ai cũng có ưu điểm, nhược điểm, không thể đòi hỏi người ta hoàn hảo được, vì bản thân mình cũng có hoàn hảo đâu. Thỉnh thoảng tôi chỉ nhắc khéo anh về việc chi tiêu, anh cười cười rồi bảo lúc nào trở thành vợ chồng, anh sẽ đưa hết mọi khoản cho vợ giữ. Tôi muốn quản, muốn cho anh ăn mặc thế nào cũng được. Còn bây giờ thì để cho anh thoải một tí. Tôi thấy anh nói thế nên cũng cho qua.
Chúng tôi cưới nhau xong, bên nhà chồng cũng chật nên bố mẹ cho hai đứa được ra ở riêng. Tất nhiên nhà chưa mua được nên phải đi thuê, bố mẹ hỗ trợ cho mỗi tháng 3 triệu đồng. Mẹ chồng tôi còn bảo bao giờ sinh con thì bà sẽ cho thêm cả tiền thuê người giúp việc. Kể ra như thế là chúng tôi quá sướng so với nhiều bạn bè. Chồng tôi, y như lời hứa, đưa luôn cho vợ cái thẻ ATM của anh.
Hàng tháng cơ quan chuyển tiền lương vào đấy, nhiều ít tôi sẽ nắm được tất. Tôi nửa đùa nửa thật hỏi thế còn thu nhập ngoài lương thì sao? Chồng tôi nói chắc như đinh đóng cột: Anh sẽ đưa tất. Phụ nữ phải là người tay hòm chìa khoá, anh không can thiệp. Tôi thấy anh nói quá đúng ý mình. “Chồng là cái giỏ vợ là cái hom” mà.
Chuyện cứ như thế thì cũng chả có gì phải bàn, hai vợ chồng với sự hỗ trợ của bố mẹ chồng thì không phải lo lắng gì cả, có con lúc nào cũng được, không phải lo về chi tiêu. Nhưng đột nhiên một ngày, đang làm việc ở cơ quan, tôi nhận được một cuộc điện thoại của người bạn chồng tôi.
Sau vài câu vòng vo chán chê anh mới đi vào nội dung chính. Rằng chồng tôi có vay của anh vài lần, tổng cộng cũng gần một trăm triệu đồng để lo cho đám cưới. Anh ấy có hứa là sau khi cưới, ổn định cuộc sống sẽ thanh toán. Nhưng gần đây anh gọi lại thì chồng tôi nói bây giờ mọi khoản thu chi trong nhà do vợ quản, lo toan hết. Anh bạn dè dặt hỏi tôi có thể thanh toán khoản tiền đó giúp anh không?
Tôi ớ người ra. Thật, tôi không thể hình dung được là chồng lại có thể khoán trắng khoản nợ của anh cho tôi. Tiền anh vay làm gì, chi tiêu, mua sắm gì, từ bao giờ, trước lúc chúng tôi cưới nhau tôi đâu có biết. Sao bây giờ anh lại “sang tên” khoản nợ đó cho tôi? Tôi có cảm giác y như mình bị lừa vậy.
Vẫn chưa hết, mấy ngày sau còn hai người bạn nữa cũng gọi đến cho tôi với nội dung tương tự. Khoản nợ đã tăng lên hơn hai trăm triệu đồng. Chồng tôi đang đi công tác nên tôi cắn răng đợi anh về. Anh vừa về, do quá ức chế, chẳng chờ anh hỏi han gì, tôi đã nói luôn đến ba khoản nợ.
Video đang HOT
Chồng tôi lặng đi mất một lúc rồi mới bối rối công nhận. Tôi hỏi, sao anh không nói với em từ trước khi cưới? Bây giờ vỡ lở ra, em tự dưng thành người mắc nợ. Mà rõ ràng tiền làm đám cưới đều do hai bên bố mẹ bỏ ra, không bắt hai đứa đóng góp gì cả, vậy là anh nói dối họ về việc vay tiền. Chồng tôi lúng túng xin lỗi, thú nhận thực ra lúc đó là vay chỗ này để trả chỗ khác thôi.
“Còn trước đó anh vay làm gì?”, tôi hỏi tiếp. Anh ngập ngừng nói là để chi tiêu cá nhân. Anh nói thêm, anh không dám nói vì sợ em không chịu cưới. Tôi thấy giận chồng quá mức. Còn cố hỏi một câu, rằng bây giờ anh định trả người ta thế nào, thì anh bảo anh chưa nghĩ ra. Chắc phải để dành rồi trả dần dần
Tôi chẳng nói được gì nữa. Đâu phải anh không biết về thu nhập của hai vợ chồng. Cả hai mỗi tháng được hơn chục triệu đồng, tôi lại đang có bầu, rồi làm sao dành dụm trả nợ được? Tôi có cảm giác đúng là mình bị lừa. Đêm nằm uất không ngủ được.
Tôi thấy ân hận vì mình đã quá tin vào anh. Anh có thể giấu được việc này thì cũng có thể giấu được việc khác, tôi không còn chút lòng tin nào với chồng nữa. Rồi thì gia đình nhỏ này sẽ tiếp tục duy trì thế nào với một thành viên phải nói là vô trách nhiệm như thế? Nhưng chả nhẽ mới cưới vài tháng đã đưa nhau ra tòa? Tôi nằm khóc cả đêm không tìm được hướng thoát. Xin chuyên gia cho tôi một lời khuyên?
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Chuyên gia tư vấn Tâm lý Trịnh Trung Hòa
Tôi rất cảm thông với nỗi lo và buồn của bạn trước khoản nợ mà chồng “sang tên” cho bạn. May mà khoản nợ không lớn lắm so với nhiều trường hợp nợ hàng tỷ mà tôi biết trong quá trình tư vấn. Cho nên bạn đừng quá tức giận dùng những lời lẽ quá nặng nề dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Tuy nhiên cũng phải giải quyết thế nào để anh ta biết sợ không dám làm thế nữa.
Trước hết bạn cần có cuộc nói chuyện từ tốn với chồng để tìm ra cách nào êm thấm nhất. Giải pháp của anh ta là trả dần mỗi tháng một ít, vậy phải cụ thể ra mỗi tháng bao nhiêu? Bao lâu thì hết nợ? Chủ nợ có chấp nhận điều đó không?
Nếu không thì phải có phương án khác. Thí dụ mỗi tháng dành tiền bố mẹ chồng cho để trả nợ dần. Hoặc nói thật hết với bố mẹ chồng để ông bà hỗ trợ thêm. Theo tôi nghĩ chắc ông bà cũng không lạ gì chuyện này vì không ai hiểu con bằng cha mẹ. Khi ông bà cho tiền thuê nhà để vợ chồng con ra ở riêng là có thể ông bà đã biết con trai chỉ ăn bám vào cha mẹ nên phải tách ra cho tự lập.
Câu chuyện của bạn cũng là bài học đắt giá cho những ai yêu đương tìm hiểu không đi sâu vào cuộc sống thực tế. Có triết gia từng nói rằng, vợ chồng bàn chuyện tương lai mà không bàn đến tiền bạc thì chẳng khác gì nói đùa.
Còn đó những nỗi đau
Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển trân trọng giới thiệu tác phẩm 'Còn đó những nỗi đau' của cô giáo Vũ Thị Tuyết Liễu, giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Kiên Lương 2, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang nhắn nhủ với mọi người không nên tham gia giao thông khi đã uống rượu, bia, bởi trong người có 'nồng độ cồn' sẽ gây hậu quả khó lường.
Cô giáo Vũ Thị Tuyết Liễu, sáng tác văn học là niềm đam mê cháy bỏng
Vậy là đã tròn một trăm ngày chị ra đi rời xa cõi tạm, dẫu đang đứng trước ngôi mộ của chị, khói từ những cây nhang vẫn đang tỏa ra làm cay mắt nhưng vẫn không thể kéo tôi về với thực tại rằng chị đã vĩnh viễn ra đi. Chị đã vĩnh viễn rời xa tứ thân phụ mẫu đang gần tuổi bách niên, vĩnh viễn rời xa hai đứa con thơ dại, xa người chồng lý tưởng mà đã một thời được gia đình bình chọn là cặp vợ chồng hạnh phúc nhất trong tất cả các chị em trong gia đình.
Thật vậy, để đến được với nhau thì anh chị đã phải vượt qua rất nhiều trở ngại từ cả hai bên gia đình. Vì trong số ngũ long công chúa của gia đình tôi thì chị là cô công chúa xinh đẹp, dịu dàng nhất và đặc biệt là chị được trời phú cho một giọng hát làm đắm say lòng người. Từ những ngày đầu bước chân vào lớp mười, khoác lên mình bộ áo dài trắng tinh khôi, chị đã làm cho nhiều chàng trai để ý đến. Tuy nhiên, vì tính tình hiền lành và có phần nhút nhát nên chị chẳng dám tiếp chuyện cùng ai.
Thế rồi, ba năm trung học phổ thông cũng đã qua, chị cũng đã siêu lòng với anh. Một chàng trai vừa không có ngoại hình đẹp, vừa là một người có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhất trong trong số những vệ tinh đang vây quanh chị. Có lẽ cũng chính vì điều này mà những vệ tinh bị từ chối lời yêu vẫn không cam lòng, có người vẫn cứ theo đuổi chị cho đến tận gần ngày chị chuẩn bị xuất giá. Thậm chí có người còn đưa hẳn người lớn đến nói chuyện với ba mẹ tôi kèm những lời hứa hẹn về số tài sản sẽ tặng cho con dâu.
Lời hứa hẹn của người lớn kèm theo những động thái tích cực của chàng trai nhà giàu tên Huấn cũng đã làm cho ba mẹ tôi phải đặt ra nhiều suy nghĩ. Gia đình tôi khi đó chỉ sống nhờ vào mấy công ruộng nên tuy không quá khó khăn thì cũng chẳng dư giả gì. Để lo được cho con cái ăn học đầy đủ cũng đã là nỗi vất vả lớn mà cha mẹ tôi phải cố gắng đi làm thuê, để kiếm thêm thu nhập trong những ngày nông vụ nhàn rỗi. Cha mẹ nào mà chẳng muốn con gái mình được gả vào những gia đình có kinh tế ổn định hoặc khá giả một chút, đấy không phải là lòng tham mà đấy là tình thương của cha mẹ dành cho con, họ không muốn con mình phải vất vả để kiếm cái ăn, cái mặc.
Trong khi đó, gia đình nhà anh Việt lại quá khó khăn, chiến tranh đi qua đã cướp đi của cha anh đôi mắt và còn nhiều vết thương trên thân thể vẫn làm cho ông chịu nhiều đau đớn mỗi khi trái gió trở trời. Mọi gánh nặng trong gia đình đều đổ dồn lên vai người mẹ, một người phụ nữ với dáng người nhỏ nhắn nhưng lúc nào trên khuôn mặt cũng nở nụ cười thân thiện, hiền lành.
Trong gia đình, chỉ có anh Việt là được đi học đầy đủ, còn lại bốn người anh em khác đều phải bỏ học giữa chừng. Với hoàn cảnh như thế nên cha mẹ tôi cũng chỉ đưa ra lời khuyên với chị Hường về việc lựa chọn bến đỗ cho đời mình. Tuy nhiên chị đã nhất quyết chọn lựa anh. Vì nghĩ con gái còn trẻ dại nên cha mẹ tôi muốn kéo dài thêm thời gian, chưa vội cưới gả khi gia đình anh Việt đến xin hỏi cưới. Từ việc này mà dẫn đến chuyện hiểu lầm giữa hai nhà. Gia đình anh Việt cho rằng cha mẹ tôi chê gia đình anh nghèo nên không gả con gái. Từ đó, chuyện tình yêu giữa chị Hường và anh Việt bị hai bên gia đình ngăn cấm, anh chị không dám công khai gặp gỡ nhau và đương nhiên tôi trở thành một bưu tá bất đắc dĩ cho hai người. Những lá thư tay cứ lần lượt được tôi trao đi trao lại giữa hai trái tim yêu đang bừng lửa.
Ba năm trời trôi qua như thế, những lá thư cứ ngày một nhiều thêm. Dù hai gia đình chỉ cách nhau chưa đầy một cây số nhưng anh Việt và chị Hường chỉ có thể gặp mặt nhau mỗi khi có dịp đi ngang nhà nhau hoặc cùng đi làm đổi công với nhau trong những ngày mùa. Thấy tình cảm hai người dành cho nhau như thế nên cha mẹ tôi cũng không quá khó khăn, thậm chí cha tôi đã quyết định gả con gái trong một lần chứng kiến anh Việt quên thân mình cứu sống một người bị đuối nước. Cha tôi nói: - Cái nghèo không sợ, chỉ sợ lòng người vô cảm.
Cha tôi, người chị thân yêu của tôi đã đánh giá được đúng con người của anh Việt. Anh vừa hiền lành, vừa siêng năng, chẳng ngại khó khăn gian khổ. Còn chị Hường thì khỏi phải nói, được chồng cưng chiều như trứng mỏng. Ngôi nhà lợp mái tranh với diện tích chưa đầy bốn mươi mét vuông của một gia đình trẻ luôn đầy ắp tiếng cười. Mỗi ngày anh thức dậy từ bốn giờ sáng, với chiếc xe đạp cọc cạch vượt qua hàng chục cây số để đến chỗ làm. Anh là một thợ mộc rất khéo tay nên ngoài công việc đồng áng thì anh đến xưởng mộc để làm thêm. Cũng vì siêng năng làm việc nên cuộc sống của anh chị cũng dần được cải thiện.
Nhưng rồi đâu ai biết trước được chữ ngờ, chỉ chưa đầy 18 năm chung sống mà một gia đình trẻ với người vợ xinh đẹp, người chồng hiền lành, siêng năng và hai đứa con ngoan ngoãn đã lâm vào tình cảnh chia lìa.
Ngày trước, mỗi khi hai chị em tôi đi ra đồng làm việc, chị vẫn thường nói thích ngắm nhìn cánh đồng lúa xanh trải dài mướt mắt. Vào mùa thi hai chị em cũng ôm sách vở ra sau nhà, cắt tàu lá chuối trải dưới tán tre, hướng mắt ra cánh đồng mà học bài, khung cảnh thật nên thơ. Giờ chị nằm mãi ở đây, xung quanh chị cũng vẫn là cánh đồng lúa mênh mông với những cánh cò ẩn hiện, sáng đón bình minh chiều ngắm bóng tà nhưng khung cảnh ấy giờ đây buồn đến nao lòng.
Người ta thường nói khi trả hết gánh nợ cuộc đời thì sẽ được Thượng đế rước về thiên giới. Vậy chị có nợ cuộc đời điều gì không hay cuộc đời đang nợ chị? Chị đã vay gì ở cuộc đời và chị đã trả nợ vào khi nào? Điều này chẳng ai biết, người ta chỉ nhớ đến chị là một người phụ nữ xinh đẹp, hiền lành, hiếu thảo với cha mẹ, sống chung thủy và nuôi dạy con cái chăm ngoan.
Ấy vậy mà Thượng đế đến đón chị đi sớm quá, chị ra đi trong đau đớn và cũng để lại nỗi đau quá lớn cho gia đình, cho những người thân yêu của chị. Hôm ấy, giá như anh Việt đừng chở chị đến bệnh viện thăm ba, giá như người thanh niên kia đừng uống rượu sau giờ tan làm hoặc khi đã uống rượu vào rồi thì đừng tham gia giao thông thì bây giờ hai chị em tôi đâu có âm dương xa cách.
Ngày xảy ra tai nạn, anh Việt cũng bị gãy chân, tuy nhiên anh không chịu nằm điều trị ở bệnh viện mà về nhà với chiếc chân bó bột, xưng to để lo chu toàn cho vợ. Khi chị ra nằm ở đây rồi thì ngày nào anh ấy cũng nhìn di ảnh của vợ để nói chuyện. Anh ấy trò chuyện với chị như thể chị đang hiện diện bằng xương, bằng thịt trước mặt anh. Do nhiều đêm không ngủ, cộng thêm cú sốc tâm lý khi đột ngột mất đi người vợ thương yêu nên tinh thần của anh trở nên hoảng loạn, thiếu kiểm soát. Có đêm anh gọi hai đứa con dậy, bảo chúng quỳ trước bàn thờ của mẹ để xin mẹ quay về. Anh nói rằng thấy chị Hường đang bay lơ lửng trên trời, nếu ba cha con năn nỉ cầu xin thì mẹ chúng sẽ quay trở lại. Có đêm thì anh Việt mở cửa, nhảy xuống mương nước cạnh nhà và nói rằng thấy có người gặp nạn té xuống nước nên anh nhảy xuống cứu... Tình trạng này diễn ra vài lần nên hai đứa con của anh cũng trở nên sợ hãi.
Với những biểu hiện thất thường của anh Việt như thế nên cha mẹ tôi phải đưa hai cháu về nuôi dưỡng và bàn với gia đình anh Việt nên đưa anh đi bệnh viện điều trị bệnh. Tuy nhiên, gia đình bên ấy lại không cho rằng anh bị bệnh về thần kinh do chịu phải cú sốc tâm lý quá lớn, mà một mực nói rằng anh bị ma nhập và đưa anh đi tìm thầy để điều trị.
Do không được điều trị kịp thời theo đúng y khoa mà gia đình anh cứ đưa anh đi hết thầy bắt ma này, rồi lại đến thầy bắt ma khác nên tình trạng bệnh của anh ngày một nặng thêm, tiền mất mà bệnh vẫn còn mang. Đến khi gia đình của anh chấp nhận đưa anh đi điều trị bệnh bằng phương pháp y khoa thì bệnh của anh mới ngày một thuyên giảm, tuy nhiên vẫn còn để lại di chứng, anh vẫn không thể phục hồi như bình thường.
Đây là lý do tại sao hôm nay mọi người trong gia đình đã đi về mà tôi vẫn còn đứng nơi đây để cảm thương cho gia đình của chị. Tôi thương chị một phần thì thương hai đứa cháu của tôi đến mười phần.
Còn anh Việt, từ hôm qua anh đã mượn rượu để quên đi nỗi đau nên đến giờ này anh vẫn chưa tỉnh được. Kể từ khi điều trị bệnh cho anh, những lúc đầu óc tỉnh táo anh lại mượn rượu để giải sầu, trước kia anh đâu có như vậy, vào những ngày vui hoặc dịp lễ Tết anh cũng chỉ uống vài ly rồi tìm lý do để chối từ.
Vậy mà giờ đây anh lại trở thành một người hoàn toàn khác. Anh mượn rượu để xóa đi hình ảnh đau thương khi chứng kiến cảnh vợ bị tai nạn, anh mượn rượu để vơi bớt nỗi nhớ nhung của tình cảm vợ chồng, anh mượn rượu để đánh lừa mình, để quên đi mình là ai, để xem như mình đã chết.
Thấy anh như vậy, nhiều lúc tôi nghĩ quẩn: giá như đừng đưa anh đi trị bệnh, giá như cứ để anh điên dại như trước kia thì có lẽ anh sẽ bớt đau khổ.
Tuy nhiên, tôi đã nhanh chóng xua tan những suy nghĩ tiêu cực ấy đi. Tôi phải cùng gia đình làm mọi cách để thức tỉnh anh Việt. Anh không chỉ là một người chồng mà còn là một người cha của hai đứa con thơ dại. Hình hài của những đứa con cũng là một phần cơ thể sống của mẹ chúng. Vì thế, bao nhiêu sự nhớ nhung, yêu thương, ân hận, đau khổ anh hãy thay bằng tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc của anh dành cho con cái.
Buồn bã trở về nhà với biết bao mối lo nghĩ và cảm thương cho hai đứa cháu. Về đến nhà, điều làm tôi thắc mắc là thấy nhà mình có khách. Trong hai người khách đó có một người tôi nhận ra, đó chính là mẹ của người gây ra tai nạn cho chị của tôi. Người đã đến quỳ trước linh cữu của chị tôi để xin nhận lỗi do con của bà gây ra. Ngày hôm sau cũng chỉ có một mình bà với thân hình gầy gò, khắc khổ, cầm trên tay năm triệu đồng đến nói với gia đình tôi rằng xin được gởi một chút để lo cho người đã khuất. Tuy nhiên, đắn đo một chút bà lại hỏi xin mượn lại một triệu để lo cho con trai đang nằm viện và con dâu mới phải mổ bắt con. Có lẽ đây là những đồng tiền mà bà đã gom góp hoặc vay mượn tất cả để có được. Thấy được sự cảm thương hiện lên trên nét mặt của bà nên gia đình tôi đã để bà cầm tất cả số tiền ấy về lo cho con cái trước.
Hôm nay là lần thứ ba người phụ nữ này lại đến gặp gia đình tôi. Lần này bà không đi một mình, bà đi cùng cô con dâu trên tay còn đang ẵm ngửa một cháu bé cứ liên tục quấy khóc vì người mẹ bị thiếu sữa. Hai lần trước, vì trong lúc đau buồn và tang gia bối rối nên gia đình tôi chỉ biết buông lời trách cứ, oán giận người gây tai nạn chứ chẳng có thời gian để ngồi tiếp chuyện với bà. Giờ đây, chúng tôi mới biết về hoàn cảnh gia đình của họ cũng không kém phần khó khăn. Hôm tai nạn xảy ra là do con trai của bà đi làm phụ hồ ở một nơi xa nhà, sau khi làm xong thì anh ta có đi nhậu cùng bạn bè. Do đã thấm mệt vì công việc nên chỉ uống được vài ly, anh ta đã thấy ngà ngà say.
Hôm đó, tuy trời đã nhá nhem tối, xe máy của anh ta lại không có đèn, nhưng khi nghe mẹ gọi điện thoại nói rằng vợ anh ta bị trượt ngã ở nhà tắm phải đưa đến bệnh viện, anh tỏ ra hoảng hốt vì cô vợ đang mang thai ở tháng thứ tám. Khi ấy, mặc dù bạn bè khuyên anh nên bình tĩnh, có nhã ý muốn đưa về nhưng anh ta không chịu, rồi một mực lấy xe để chạy về nhà và trên đường đi, anh ta đã gây ra tai nạn do chạy quá nhanh, không làm chủ được tốc độ.
Ngày chị tôi qua đời cũng là ngày vợ anh ta phải mổ bắt con, còn anh ta thì cũng phải nằm viện vì những vết thương từ vụ tai nạn. Thế nên, hôm ấy chỉ có một mình người mẹ đến thăm hỏi gia đình tôi. Gia đình bà đơn chiếc, chồng mất do tai nạn lao động từ khi con trai còn nhỏ, bà một mình nuôi con khôn lớn. Vụ tai nạn xảy ra cũng là một điều đáng tiếc không ai mong muốn.
Sau buổi trò chuyện, gia đình tôi cũng vơi bớt nỗi oán giận với người gây tai nạn. Tuy nhiên, làm sao để khắc phục được những hậu quả khôn lường sau những cuộc vui quá chén rồi mà vẫn tham gia giao thông. Đây mới chính là một món nợ, món nợ thật to lớn mà những người thiếu ý thức khi tham gia giao thông đã để lại cho gia đình, cho xã hội phải oằn vai gánh đỡ.
Chị tôi giờ đã vĩnh viễn ra đi, anh rể thì hóa người ngây dại, hai cháu thì nhỏ dại không biết tương lai sẽ ra sao? Chỉ vì một vài ly rượu, chỉ vì thiếu ý thức khi tham gia giao thông mà một gia đình đang hạnh phúc phải lâm vào cảnh tang thương gây bao nỗi đau mà bản thân, gia đình và xã hội phải gánh chịu. Hãy tỉnh thức, hãy nói không với bia rượu và chấp hành tốt luật an toàn giao thông để không bao giờ phải nói lời hối tiếc.
Cưới xong được mẹ chồng cho 200 triệu đi du lịch, tôi tiếc tiền không đi liền phát hiện chuyện động trời Mẹ chồng đã mở lời như vậy nên tôi cũng chẳng trách gì nữa. Hôm ấy cưới xong, mẹ lên phòng cho tôi 200 triệu. Bà nói số tiền ấy tôi dùng mà đi du lịch cho vui, đồng thời bà đã đặt vé máy bay đi du lịch nước ngoài cho tôi. Mới cưới được vài ngày đã chia tay thì người...